Ông Lê Văn Mạnh khi ở cùng với gia đình và thư của Phái đoàn đại diện Việt Nam gửi LHQ
Chính phủ Việt Nam mới đây khẳng định quá trình xét xử ông Lê Văn Mạnh, người bị thi hành án tử hơn 1 năm trước, tuân thủ đúng pháp luật đồng thời bác bỏ cáo buộc tra tấn ép cung và cho rằng ông này không có đơn xin ân xá bất chấp luôn nói mình vô tội.
Ông Lê Văn Mạnh, sinh năm 1982, bị kết án tử hình vì bị cho là thủ phạm trong vụ án “hiếp dâm và giết” một nữ sinh cùng thôn ở tỉnh Thanh Hoá vào năm 2005, tuy nhiên, ông liên tục kêu oan trong suốt hơn 18 năm.
Đến ngày 22/9 năm ngoái, cơ quan Thi hành Án Hình sự – Công an tỉnh Thanh Hoá thi hành án đối với ông Mạnh bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Hôm 21/11/2024, Chính phủ có thư phản hồi tới Liên Hiệp quốc nói vụ án đã được các cơ quan tư pháp Việt Nam xem xét toàn diện, cân nhắc kỹ lưỡng các bằng chứng, các lập luận bào chữa do luật sư trình bày và các tuyên bố của bị cáo qua nhiều cấp xét xử, tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về tố tụng hình sự, đồng thời cho rằng “các cáo buộc bị tra tấn, đánh đập hoặc ép buộc nhận tội trong quá trình điều tra là không đúng sự thật.”
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Việt, mẹ của ông Mạnh, cho biết con bà đã viết thư về nhà nói rằng bị cán bộ điều tra và bạn tù dùng nhục hình, tra tấn với mục đích buộc ông phải khai theo ý họ. Bà thuật lại với RFA trong ngày 27/11:
“Mạnh nói là bị đánh, bức cung. Bây giờ nó đánh mà con không nhận tội thì nó đánh chết và con sẽ là người có tội, cho nên con đành phải nhận tội để ra toà minh oan (sau). Nhưng ra toà thì toà lại xử tội theo các bản nhận tội.”
Trong thư, Chính phủ thừa nhận những lo ngại do các quốc gia và các cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp quốc nêu ra liên quan đến án tử hình, tuy nhiên, lại cho rằng việc áp dụng án tử hình nằm trong quyền chủ quyền và theo hệ thống tư pháp hình sự của Việt Nam.
Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam ở Geneva nhấn mạnh cho rằng, “mặc dù liên tục tuyên bố vô tội, ông không nộp đơn xin ân xá. Do đó, các cơ quan tư pháp một lần nữa xem xét lại vụ án và khẳng định bản án tử hình là hợp pháp và có căn cứ.”
Bà Việt nói con mình không làm đơn xin ân xá án tử hình gửi Chủ tịch nước vì cho rằng hành động này đồng nghĩa với việc nhận tội, nên ông Mạnh chưa bao giờ xin ân xá mà chỉ kêu oan. (RFA)
December 2, 2024
Việt Nam khẳng định án tử hình đối với ông Lê Văn Mạnh “hoàn toàn hợp pháp”
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ông Lê Văn Mạnh khi ở cùng với gia đình và thư của Phái đoàn đại diện Việt Nam gửi LHQ
Chính phủ Việt Nam mới đây khẳng định quá trình xét xử ông Lê Văn Mạnh, người bị thi hành án tử hơn 1 năm trước, tuân thủ đúng pháp luật đồng thời bác bỏ cáo buộc tra tấn ép cung và cho rằng ông này không có đơn xin ân xá bất chấp luôn nói mình vô tội.
Ông Lê Văn Mạnh, sinh năm 1982, bị kết án tử hình vì bị cho là thủ phạm trong vụ án “hiếp dâm và giết” một nữ sinh cùng thôn ở tỉnh Thanh Hoá vào năm 2005, tuy nhiên, ông liên tục kêu oan trong suốt hơn 18 năm.
Đến ngày 22/9 năm ngoái, cơ quan Thi hành Án Hình sự – Công an tỉnh Thanh Hoá thi hành án đối với ông Mạnh bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Hôm 21/11/2024, Chính phủ có thư phản hồi tới Liên Hiệp quốc nói vụ án đã được các cơ quan tư pháp Việt Nam xem xét toàn diện, cân nhắc kỹ lưỡng các bằng chứng, các lập luận bào chữa do luật sư trình bày và các tuyên bố của bị cáo qua nhiều cấp xét xử, tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về tố tụng hình sự, đồng thời cho rằng “các cáo buộc bị tra tấn, đánh đập hoặc ép buộc nhận tội trong quá trình điều tra là không đúng sự thật.”
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Việt, mẹ của ông Mạnh, cho biết con bà đã viết thư về nhà nói rằng bị cán bộ điều tra và bạn tù dùng nhục hình, tra tấn với mục đích buộc ông phải khai theo ý họ. Bà thuật lại với RFA trong ngày 27/11:
“Mạnh nói là bị đánh, bức cung. Bây giờ nó đánh mà con không nhận tội thì nó đánh chết và con sẽ là người có tội, cho nên con đành phải nhận tội để ra toà minh oan (sau). Nhưng ra toà thì toà lại xử tội theo các bản nhận tội.”
Trong thư, Chính phủ thừa nhận những lo ngại do các quốc gia và các cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp quốc nêu ra liên quan đến án tử hình, tuy nhiên, lại cho rằng việc áp dụng án tử hình nằm trong quyền chủ quyền và theo hệ thống tư pháp hình sự của Việt Nam.
Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam ở Geneva nhấn mạnh cho rằng, “mặc dù liên tục tuyên bố vô tội, ông không nộp đơn xin ân xá. Do đó, các cơ quan tư pháp một lần nữa xem xét lại vụ án và khẳng định bản án tử hình là hợp pháp và có căn cứ.”
Bà Việt nói con mình không làm đơn xin ân xá án tử hình gửi Chủ tịch nước vì cho rằng hành động này đồng nghĩa với việc nhận tội, nên ông Mạnh chưa bao giờ xin ân xá mà chỉ kêu oan. (RFA)