Tín hữu Hội thánh cầm biển biểu tình phản đối chính quyền địa phương sửa chữa cơ sở của Hội thánh
Chính quyền TPHCM tạm dừng sửa chữa Trung tâm giáo dục thường xuyên Quận Phú Nhuận sau khi tín hữu của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Chi hội Gia Định (HTTLGĐ) căng biểu ngữ biểu tình phản đối trong hai ngày 18 và 19/11. Ít nhất hai tín hữu của Hội thánh chứng kiến vụ việc cho RFA biết thông tin này.
Theo một video đăng tải trên trang Fanpage của HTTLGĐ, một mục sư đại diện cho biết cơ sở này (số 109 đường Phan Đăng Lưu, Phường 7, Phú Nhuận) vốn là trường tư thục Tin Lành Gia Định thuộc sở hữu của HTTLGĐ từ năm 1950 có giấy tờ hợp pháp.
Tháng 8/1975, quản nhiệm hội thánh làm đơn xin công lập hóa để Nhà nước quản lý về giáo dục nhưng trong đơn vẫn khẳng định cơ sở vật chất vẫn thuộc quyền sở hữu của Hội thánh Tin lành Việt Nam.
Trong thời gian đó, hội thánh vẫn sử dụng cơ sở này trong các ngày Chủ nhật. Sau nhiều lần Chi hội Gia Định gửi đơn đề nghị được toàn quyền sử dụng như đúng quyền sở hữu nhưng hội thánh chưa nhận được câu trả lời chính thức từ Nhà nước.
Trong nhiều năm gần đây, trường vẫn tổ chức đào tạo học sinh trung học, nhưng một năm trước thì dừng, và chính quyền địa phương có ý định chuyển thành Trường tiểu học Trung Nhất, mới gắn bảng mới vào ngày 06/11 nhưng chưa tổ chức việc dạy học.
Cũng theo mục sư đại diện, ngày 11/11, hội thánh đã yêu cầu trường dừng thi công, sửa chữa vì đây đang là đất tranh chấp.
Sau cuộc họp giữa UBND quận với mục sư quản nhiệm và chấp sự của hội thánh ngày 14/11 trong đó phía Hội thánh đã trình bày về chủ quyền trên ngôi trường và yêu cầu trả lại, nhưng trong hai ngày sau đó, việc sửa chữa vẫn tiếp tục.
Một tín hữu của Hội thánh, người không muốn công khai danh tính vì lý do an ninh, cho RFA biết trong ngày 18/9, hàng chục tín hữu đã kéo đến sân trường để ngăn cản việc thi công và ăn ngủ tại hiện trường sang ngày hôm sau. Hình ảnh do tín hữu Hội thánh cung cấp cho RFA cho thấy những người biểu tình cầm biểu ngữ phản đối tại hiện trường, trong khi một hình khác cho thấy người phản đối biểu tình nằm.
Chính quyền địa phương cũng cho hàng chục cán bộ và người mặc thường phục vào khu vực trường, nhưng không xảy ra xô xát, người thuộc Hội thánh tận mắt chứng kiện vụ việc cho RFA biết thông tin qua ứng dụng tin nhắn.
Trong tối 19/11, chính quyền địa phương đã đưa nhiều công an và cảnh sát giao thông cùng xe cứu thương đến gần khu vực tranh chấp.
Đến 22 giờ đêm, có ba cán bộ quận đến nhà thờ gặp chấp sự, kí giấy cam kết ngừng thi công, cho đến khi được giải quyết thoả đáng, khi đó các tín hữu mới rời khỏi hiện trường.
Một tín hữu khác giấu tên vì lý do an ninh cho RFA biết chính quyền địa phương đã đưa người đến nhà của nhiều tín hữu để gây áp lực, yêu cầu không tham gia vào việc ngăn cản thi công trong trường học.
Chiều ngày 20/11, phóng viên liên lạc với chấp sự Xuân Mai để tìm hiểu thông tin về vụ việc. Bà cho biết bị khản giọng và hẹn phỏng vấn ngày hôm sau. Tuy nhiên, sau đó bà nhắn tin cáo lỗi vì muốn nghỉ ngơi. Phóng viên cũng gọi điện và gửi tin nhắn cho mục sư quản nhiệm Nguyễn Ngọc Tốt nhưng không nhận được phản hồi.
Ngày 21 tháng 11, phóng viên của RFA nói chuyện bằng tin nhắn với một tín đồ thứ ba của Hội thánh và được người này cho biết trước đó đã nhận được thông báo tới giữ đất, tuy ban đầu đã đồng ý sẽ cung cấp thêm thông tin vào ngày hôm sau, nhưng vị này sau đó cho biết không thể tiếp tục vì mục sư quản nhiệm đã ra thông báo cho toàn bộ tín đồ không được cung cấp thông tin ra bên ngoài.
Phóng viên gọi điện cho UBND quận Phú Nhuận để hỏi thông tin về vụ tranh chấp và việc thi công sửa chữa ở Trung tâm giáo dục thường xuyên nhưng người trực điện thoại yêu cầu đến cơ quan hoặc gửi email để được cung cấp thông tin. Phóng viên đã gửi email nhưng chưa nhận được phản hồi.
Mục sư đại diện nói trong video về việc thông báo cầu nguyện đặc biệt cho việc chính quyền sớm trao trả tài sản lại cho hội thánh, cho hay hội thánh đã sáu lần gửi đơn lên chính quyền địa phương với yêu cầu hoàn trả mảnh đất trên.
Vẫn theo hội thánh này, ngày 23/10/2024, UBND quận Phú Nhận đã trả lời rằng sau khi mục sư quản nhiệm Nguyễn Thành Sơn có đơn hiến trường cho Nhà nước vào năm 1975, và ngày 22/5/1978, UBND TPHCM đã ban hành quyết định quốc lập hoá trường này.
Tiếp đó, ngày 10/01/1995, chính quyền thành phố đã ban hành quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với cơ sở giáo dục này, theo trả lời từ chính quyền quận Phú Nhuận với Hội thánh.
Hội thánh cho rằng các lý luận của chính quyền địa phương là không hợp lý vì không có văn bản nào xác quyết việc Hội Thánh đã hiến tặng trường này cho Nhà nước, mà chỉ đề nghị Nhà nước quản lý về giáo dục.
Thêm nữa, mục sư Nguyễn Thành Sơn chỉ là quản nhiệm chi hội có giới hạn về nhiệm kỳ và chuyên lo thuộc linh cho tín hữu, không có thẩm quyền quyết định tài sản của Giáo hội cho nên việc ông ký chuyển nhượng hoặc hiến tặng (nếu có-PV) sẽ là không hợp pháp. (RFA)
November 27, 2024
TPHCM: Hội Thánh Tin Lành Gia Định biểu tình đòi chính quyền trả ngôi trường mượn gần 50 năm
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Tín hữu Hội thánh cầm biển biểu tình phản đối chính quyền địa phương sửa chữa cơ sở của Hội thánh
Chính quyền TPHCM tạm dừng sửa chữa Trung tâm giáo dục thường xuyên Quận Phú Nhuận sau khi tín hữu của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Chi hội Gia Định (HTTLGĐ) căng biểu ngữ biểu tình phản đối trong hai ngày 18 và 19/11. Ít nhất hai tín hữu của Hội thánh chứng kiến vụ việc cho RFA biết thông tin này.
Theo một video đăng tải trên trang Fanpage của HTTLGĐ, một mục sư đại diện cho biết cơ sở này (số 109 đường Phan Đăng Lưu, Phường 7, Phú Nhuận) vốn là trường tư thục Tin Lành Gia Định thuộc sở hữu của HTTLGĐ từ năm 1950 có giấy tờ hợp pháp.
Tháng 8/1975, quản nhiệm hội thánh làm đơn xin công lập hóa để Nhà nước quản lý về giáo dục nhưng trong đơn vẫn khẳng định cơ sở vật chất vẫn thuộc quyền sở hữu của Hội thánh Tin lành Việt Nam.
Trong thời gian đó, hội thánh vẫn sử dụng cơ sở này trong các ngày Chủ nhật. Sau nhiều lần Chi hội Gia Định gửi đơn đề nghị được toàn quyền sử dụng như đúng quyền sở hữu nhưng hội thánh chưa nhận được câu trả lời chính thức từ Nhà nước.
Trong nhiều năm gần đây, trường vẫn tổ chức đào tạo học sinh trung học, nhưng một năm trước thì dừng, và chính quyền địa phương có ý định chuyển thành Trường tiểu học Trung Nhất, mới gắn bảng mới vào ngày 06/11 nhưng chưa tổ chức việc dạy học.
Cũng theo mục sư đại diện, ngày 11/11, hội thánh đã yêu cầu trường dừng thi công, sửa chữa vì đây đang là đất tranh chấp.
Sau cuộc họp giữa UBND quận với mục sư quản nhiệm và chấp sự của hội thánh ngày 14/11 trong đó phía Hội thánh đã trình bày về chủ quyền trên ngôi trường và yêu cầu trả lại, nhưng trong hai ngày sau đó, việc sửa chữa vẫn tiếp tục.
Một tín hữu của Hội thánh, người không muốn công khai danh tính vì lý do an ninh, cho RFA biết trong ngày 18/9, hàng chục tín hữu đã kéo đến sân trường để ngăn cản việc thi công và ăn ngủ tại hiện trường sang ngày hôm sau. Hình ảnh do tín hữu Hội thánh cung cấp cho RFA cho thấy những người biểu tình cầm biểu ngữ phản đối tại hiện trường, trong khi một hình khác cho thấy người phản đối biểu tình nằm.
Chính quyền địa phương cũng cho hàng chục cán bộ và người mặc thường phục vào khu vực trường, nhưng không xảy ra xô xát, người thuộc Hội thánh tận mắt chứng kiện vụ việc cho RFA biết thông tin qua ứng dụng tin nhắn.
Trong tối 19/11, chính quyền địa phương đã đưa nhiều công an và cảnh sát giao thông cùng xe cứu thương đến gần khu vực tranh chấp.
Đến 22 giờ đêm, có ba cán bộ quận đến nhà thờ gặp chấp sự, kí giấy cam kết ngừng thi công, cho đến khi được giải quyết thoả đáng, khi đó các tín hữu mới rời khỏi hiện trường.
Một tín hữu khác giấu tên vì lý do an ninh cho RFA biết chính quyền địa phương đã đưa người đến nhà của nhiều tín hữu để gây áp lực, yêu cầu không tham gia vào việc ngăn cản thi công trong trường học.
Chiều ngày 20/11, phóng viên liên lạc với chấp sự Xuân Mai để tìm hiểu thông tin về vụ việc. Bà cho biết bị khản giọng và hẹn phỏng vấn ngày hôm sau. Tuy nhiên, sau đó bà nhắn tin cáo lỗi vì muốn nghỉ ngơi. Phóng viên cũng gọi điện và gửi tin nhắn cho mục sư quản nhiệm Nguyễn Ngọc Tốt nhưng không nhận được phản hồi.
Ngày 21 tháng 11, phóng viên của RFA nói chuyện bằng tin nhắn với một tín đồ thứ ba của Hội thánh và được người này cho biết trước đó đã nhận được thông báo tới giữ đất, tuy ban đầu đã đồng ý sẽ cung cấp thêm thông tin vào ngày hôm sau, nhưng vị này sau đó cho biết không thể tiếp tục vì mục sư quản nhiệm đã ra thông báo cho toàn bộ tín đồ không được cung cấp thông tin ra bên ngoài.
Phóng viên gọi điện cho UBND quận Phú Nhuận để hỏi thông tin về vụ tranh chấp và việc thi công sửa chữa ở Trung tâm giáo dục thường xuyên nhưng người trực điện thoại yêu cầu đến cơ quan hoặc gửi email để được cung cấp thông tin. Phóng viên đã gửi email nhưng chưa nhận được phản hồi.
Mục sư đại diện nói trong video về việc thông báo cầu nguyện đặc biệt cho việc chính quyền sớm trao trả tài sản lại cho hội thánh, cho hay hội thánh đã sáu lần gửi đơn lên chính quyền địa phương với yêu cầu hoàn trả mảnh đất trên.
Vẫn theo hội thánh này, ngày 23/10/2024, UBND quận Phú Nhận đã trả lời rằng sau khi mục sư quản nhiệm Nguyễn Thành Sơn có đơn hiến trường cho Nhà nước vào năm 1975, và ngày 22/5/1978, UBND TPHCM đã ban hành quyết định quốc lập hoá trường này.
Tiếp đó, ngày 10/01/1995, chính quyền thành phố đã ban hành quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với cơ sở giáo dục này, theo trả lời từ chính quyền quận Phú Nhuận với Hội thánh.
Hội thánh cho rằng các lý luận của chính quyền địa phương là không hợp lý vì không có văn bản nào xác quyết việc Hội Thánh đã hiến tặng trường này cho Nhà nước, mà chỉ đề nghị Nhà nước quản lý về giáo dục.
Thêm nữa, mục sư Nguyễn Thành Sơn chỉ là quản nhiệm chi hội có giới hạn về nhiệm kỳ và chuyên lo thuộc linh cho tín hữu, không có thẩm quyền quyết định tài sản của Giáo hội cho nên việc ông ký chuyển nhượng hoặc hiến tặng (nếu có-PV) sẽ là không hợp pháp. (RFA)