Ảnh chụp màn hình tin bắt giữ ông Trần Khắc Đức trên Báo Điện tử Chính phủ
Tập hợp Dân chủ Đa nguyên (THDCĐN) nói ông Trần Khắc Đức, người bị bắt gần đây chỉ là người cùng chí hướng với tổ chức, không phải là thành viên và đã có nhiều người như ông bị cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước.”
Trong Tuyên bố ngày 18/11 về việc chí hữu Trần Khắc Đức bị an ninh Việt Nam bắt giữ theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự chín ngày trước, kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng – Thường trực ban lãnh đạo THDCĐN nêu rõ:
“… Đức chỉ là chí hữu về mặt tình cảm và lý tưởng. Vì lý do an ninh của anh em trong nước Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên không có thành viên chính thức trong nước để tạo lý do cho chính sách đàn áp tùy tiện và hung bạo của Đảng Cộng Sản.”
Theo tuyên bố, các chí hữu trong nước không có sinh hoạt tổ chức và cũng không tham gia bầu cử các cơ chế của THDCĐN, những người này chỉ thảo luận và học tập để giúp nhau nhìn rõ những vấn đề và đóng góp cho một đồng thuận dân tộc và không làm bất cứ gì trái với luật pháp hiện hành.
Dù vậy nhiều người đã bị sách nhiều trong hơn một năm qua, kể cả hai người bị đánh tại trụ sở công an trong lúc thẩm vấn. Trong khi đó, trước khi bị khởi tố, ông Đức bị tạm giữ từ ngày 20/9 sau nhiều tháng bị công an thẩm vấn, đe dọa và sách nhiễu.
Báo chí Nhà nước dẫn nguồn tin từ cơ quan công an cáo buộc ông Đức đã viết bốn bài và phát tán 16 bài viết khác có nội dung chống chế độ độc đảng ở Việt Nam, tuy nhiên, theo khẳng định của ông Nguyễn Gia Kiểng các bài viết này chỉ là những bài nghiên cứu và bình luận về triết học, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội, nhiều bài đã đăng cách đây hơn mười năm.
Quan điểm của tổ chức thành lập tại Pháp sau năm 1975 khẳng định, hành vi viết và phổ biến những bài này hoàn toàn phù hợp với quyền con người được ghi trong Hiến pháp hiện hành của Việt Nam cũng như các công ước quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội đã ký kết.
THDCĐN khẳng định không có thành viên chính thức nào trong nước để tránh bị đàn áp, và các chí hữu trong nước không có sinh hoạt tổ chức cũng như không tham gia bầu cử các cơ chế của tổ chức.
Tổ chức này khẳng định lại chủ trương chuyển hóa về dân chủ đa nguyên trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc bằng đường lối bất bạo động “là một tiến trình bắt buộc, không thể đảo ngược và đã rất gần.”
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về tuyên bố của THDCĐN nhưng chưa nhận được phản hồi.
November 23, 2024
Tập hợp Dân chủ Đa nguyên: Chí hữu Trần Khắc Đức không phải là nạn nhân đầu tiên của Điều luật 117 tùy tiện!
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ảnh chụp màn hình tin bắt giữ ông Trần Khắc Đức trên Báo Điện tử Chính phủ
Tập hợp Dân chủ Đa nguyên (THDCĐN) nói ông Trần Khắc Đức, người bị bắt gần đây chỉ là người cùng chí hướng với tổ chức, không phải là thành viên và đã có nhiều người như ông bị cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước.”
Trong Tuyên bố ngày 18/11 về việc chí hữu Trần Khắc Đức bị an ninh Việt Nam bắt giữ theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự chín ngày trước, kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng – Thường trực ban lãnh đạo THDCĐN nêu rõ:
“… Đức chỉ là chí hữu về mặt tình cảm và lý tưởng. Vì lý do an ninh của anh em trong nước Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên không có thành viên chính thức trong nước để tạo lý do cho chính sách đàn áp tùy tiện và hung bạo của Đảng Cộng Sản.”
Theo tuyên bố, các chí hữu trong nước không có sinh hoạt tổ chức và cũng không tham gia bầu cử các cơ chế của THDCĐN, những người này chỉ thảo luận và học tập để giúp nhau nhìn rõ những vấn đề và đóng góp cho một đồng thuận dân tộc và không làm bất cứ gì trái với luật pháp hiện hành.
Dù vậy nhiều người đã bị sách nhiều trong hơn một năm qua, kể cả hai người bị đánh tại trụ sở công an trong lúc thẩm vấn. Trong khi đó, trước khi bị khởi tố, ông Đức bị tạm giữ từ ngày 20/9 sau nhiều tháng bị công an thẩm vấn, đe dọa và sách nhiễu.
Báo chí Nhà nước dẫn nguồn tin từ cơ quan công an cáo buộc ông Đức đã viết bốn bài và phát tán 16 bài viết khác có nội dung chống chế độ độc đảng ở Việt Nam, tuy nhiên, theo khẳng định của ông Nguyễn Gia Kiểng các bài viết này chỉ là những bài nghiên cứu và bình luận về triết học, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội, nhiều bài đã đăng cách đây hơn mười năm.
Quan điểm của tổ chức thành lập tại Pháp sau năm 1975 khẳng định, hành vi viết và phổ biến những bài này hoàn toàn phù hợp với quyền con người được ghi trong Hiến pháp hiện hành của Việt Nam cũng như các công ước quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội đã ký kết.
THDCĐN khẳng định không có thành viên chính thức nào trong nước để tránh bị đàn áp, và các chí hữu trong nước không có sinh hoạt tổ chức cũng như không tham gia bầu cử các cơ chế của tổ chức.
Tổ chức này khẳng định lại chủ trương chuyển hóa về dân chủ đa nguyên trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc bằng đường lối bất bạo động “là một tiến trình bắt buộc, không thể đảo ngược và đã rất gần.”
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về tuyên bố của THDCĐN nhưng chưa nhận được phản hồi.