Ông Y Quynh Bdap phát biểu trong video do ông tự ghi hình ngày 7/6/2024 trong đó ông dự báo rằng ông có nhiều khả năng sẽ bị bắt.
Chính quyền Thái Lan hôm 11/6 bắt giam nhà hoạt động tự do tôn giáo Y Quynh Bdap ngay sau khi ông vừa được chính phủ Canada phỏng vấn để đi tị nạn chính trị, theo giới hoạt động.
Giới hoạt động lo ngại rằng ông Y Quynh có thể sẽ bị trục xuất về Việt Nam, nơi ông sẽ bị cầm tù vì cáo buộc “khủng bố”.
Ông Y Quynh Bdap, một người tị nạn được Liên Hiệp Quốc công nhận, đã có cuộc phỏng vấn liên quan đến đơn xin tị nạn của ông tại Đại sứ quán Canada ở Bangkok hôm 10/6, nhưng ngay ngày hôm sau ông đã bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ, một bức thư của luật sư Christopher MacLeod có văn phòng ở Canada, gửi Đại sứ Canada tại Thái Lan và văn phòng UNHCR tại Canada, cho biết hôm 11/6.
Ông Y Quynh bị bắt sau khi nhân viên của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) thuộc Liên Hiệp Quốc đưa ông từ Đại sứ quán Canada đến một nơi an toàn để chờ quyết định của phía Canada, bức thư gửi Đại sứ quán Canada tại Thái Lan cung cấp thêm thông tin.
Luật sư MacLeod nêu nhận định với VOA về việc bắt giữ ông Y Quynh Bdap, đồng sáng lập viên của Nhóm Người Thượng Vì Công lý (MSFJ):
“Việc bắt giữ này rõ ràng là một minh chứng về sự đàn áp xuyên quốc gia. Cảnh sát Thái Lan bắt giữ một người tị nạn đã hưởng quy chế của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn (UNHCR) và cơ quan này đã tuyên bố ông là người tị nạn”.
“Việt Nam, đang cố gắng sử dụng một quốc gia thứ ba, trong trường hợp này là Thái Lan, để trục xuất ông về nước và ông sẽ bị trừng phạt ở Việt Nam. Vì thế tôi lo sợ, tôi lo sợ cho mạng sống của ông”, vẫn lời luật sư MacLeod, sáng lập viên của Công ty luật Cambridge.
Bức thư của luật sư MacLeod cho rằng cảnh sát Thái Lan bắt giữ ông Y Quynh vì “lưu trú quá hạn” ở đất nước này, bên cạnh đó, thư nhận định rằng chính phủ Việt Nam yêu cầu dẫn độ ông về nước.
Trước đó, hôm 7/6, bà Mary Lawlord, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về tình trạng của những người bảo vệ nhân quyền, bày tỏ trên trang X rằng bà quan ngại trước các tin tức cho rằng cảnh sát Thái Lan đang cố gắng truy bắt ông Y Quynh Bdap “mà không có lệnh bắt giữ, được cho là theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam”.
“Đây là xu hướng đáng lo ngại khi Thái Lan trục xuất những người bảo vệ nhân quyền đang chờ UNHCR tái định cư, bàn giao cho các nước láng giềng khác để đối mặt với phiên tòa bất công”.
Từ California, nhà hoạt động Y Phic Hdok, đồng sáng lập của MSFJ, chia sẻ quan điểm:
“Chính quyền Việt Nam nhắm đến ông Y Quynh bởi vì ông hoạt động rất mạnh mẽ ở Thái Lan. Họ tập trung vào ông và kết hợp với Thái Lan để bắt ông. Việt Nam đã vi phạm các cam kết quốc tế, đàn áp xuyên quốc gia. Họ muốn bắt ông đưa về Việt Nam để buộc tội ‘khủng bố’, tuy ông Y Quynh và tổ chức MSFJ chỉ hoạt động ôn hòa và không bao giờ tham gia vào bất cứ hoạt động bạo lực nào”.
Trong bức thư gửi Đại sứ Canada tại Thái Lan và văn phòng UNHCR tại Canada, ông MacLeod viết rằng ông Y Quynh bị “nhà chức trách Việt Nam vu oan là khủng bố” và đối mặt nguy cơ rất cao nếu bị buộc phải quay về Việt Nam.
Vị luật sư Canada đưa ra khuyến nghị: “Tôi kêu gọi quý vị khẩn trương đề nghị chính quyền Thái Lan từ chối mọi yêu cầu dẫn độ của chính phủ Việt Nam đối với ông Y Quynh. Đồng thời, tôi mong muốn chính phủ Canada nhanh chóng ra quyết định chào đón ông Y Quynh và gia đình đến ngôi nhà mới và an toàn hơn”.
VOA đã liên lạc với Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Canada và đề nghị họ cho ý kiến về thông tin ông Y Quynh bị bắt, nhưng chưa được phản hồi.
VOA chưa thể xác minh độc lập thông tin cảnh sát Thái Lan bắt giam ông Y Quynh Bdap.
“Tôi và nhiều luật sư khác đang theo dõi rất kỹ lưỡng về vụ này và không bỏ sót một bước nào để đảm bảo rằng ông ấy tìm được con đường an toàn”, luật sư MacLeod nhấn mạnh.
Ông Y Quynh Bdap, 32 tuổi, người sang Thái Lan tị nạn từ năm 2018, đã đồng sáng lập nhóm MSFJ.
Hồi tháng 11/2023, truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin rằng Công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định truy nã đặc biệt đối với 6 người với cáo buộc “tham gia vụ khủng bố, giết người” ở trụ sở 2 xã thuộc huyện Cư Kuin trong tỉnh ngày 11/6/2023, trong đó có ông Y Quynh Bdap.
Vào ngày 20/1/2024, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk tuyên án gần 100 người liên quan đến vụ xả súng trên, án nặng nhất là tù chung thân. Trong khi đó, ông Y Quynh, một bị cáo vắng mặt, bị tuyên 10 năm tù.
Trao đổi với VOA sau phiên xử vắng mặt, ông Y Quynh bác bỏ những cáo buộc của chính quyền Việt Nam, nói rằng ông bị “vu khống” và bị gán tội “khủng bố”.
Chính quyền Việt Nam cho rằng vụ 2 trụ sở xã ở Đắk Lắk bị tấn công vào ngày 11/6 là “hoạt động khủng bố có tổ chức” và cáo buộc một số người sinh sống ở Hoa Kỳ có liên can trong vụ án này.
Truyền thông Việt Nam cho rằng nhóm MSFJ, được thành lập vào năm 2019, đã sử dụng mạng xã hội “liên lạc, kích động những người thiếu hiểu biết trong nước vi phạm pháp luật”, đồng thời cáo buộc rằng nhóm này “sử dụng các thông tin sai sự thật và xuyên tạc” nhằm vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp người dân tộc với “mục đích vụ lợi, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. (VOA)
June 12, 2024
Giới hoạt động: ‘Cảnh sát Thái Lan bắt giam ông Y Quynh Bdap’
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ông Y Quynh Bdap phát biểu trong video do ông tự ghi hình ngày 7/6/2024 trong đó ông dự báo rằng ông có nhiều khả năng sẽ bị bắt.
Chính quyền Thái Lan hôm 11/6 bắt giam nhà hoạt động tự do tôn giáo Y Quynh Bdap ngay sau khi ông vừa được chính phủ Canada phỏng vấn để đi tị nạn chính trị, theo giới hoạt động.
Giới hoạt động lo ngại rằng ông Y Quynh có thể sẽ bị trục xuất về Việt Nam, nơi ông sẽ bị cầm tù vì cáo buộc “khủng bố”.
Ông Y Quynh Bdap, một người tị nạn được Liên Hiệp Quốc công nhận, đã có cuộc phỏng vấn liên quan đến đơn xin tị nạn của ông tại Đại sứ quán Canada ở Bangkok hôm 10/6, nhưng ngay ngày hôm sau ông đã bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ, một bức thư của luật sư Christopher MacLeod có văn phòng ở Canada, gửi Đại sứ Canada tại Thái Lan và văn phòng UNHCR tại Canada, cho biết hôm 11/6.
Ông Y Quynh bị bắt sau khi nhân viên của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) thuộc Liên Hiệp Quốc đưa ông từ Đại sứ quán Canada đến một nơi an toàn để chờ quyết định của phía Canada, bức thư gửi Đại sứ quán Canada tại Thái Lan cung cấp thêm thông tin.
Luật sư MacLeod nêu nhận định với VOA về việc bắt giữ ông Y Quynh Bdap, đồng sáng lập viên của Nhóm Người Thượng Vì Công lý (MSFJ):
“Việc bắt giữ này rõ ràng là một minh chứng về sự đàn áp xuyên quốc gia. Cảnh sát Thái Lan bắt giữ một người tị nạn đã hưởng quy chế của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn (UNHCR) và cơ quan này đã tuyên bố ông là người tị nạn”.
“Việt Nam, đang cố gắng sử dụng một quốc gia thứ ba, trong trường hợp này là Thái Lan, để trục xuất ông về nước và ông sẽ bị trừng phạt ở Việt Nam. Vì thế tôi lo sợ, tôi lo sợ cho mạng sống của ông”, vẫn lời luật sư MacLeod, sáng lập viên của Công ty luật Cambridge.
Bức thư của luật sư MacLeod cho rằng cảnh sát Thái Lan bắt giữ ông Y Quynh vì “lưu trú quá hạn” ở đất nước này, bên cạnh đó, thư nhận định rằng chính phủ Việt Nam yêu cầu dẫn độ ông về nước.
Trước đó, hôm 7/6, bà Mary Lawlord, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về tình trạng của những người bảo vệ nhân quyền, bày tỏ trên trang X rằng bà quan ngại trước các tin tức cho rằng cảnh sát Thái Lan đang cố gắng truy bắt ông Y Quynh Bdap “mà không có lệnh bắt giữ, được cho là theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam”.
“Đây là xu hướng đáng lo ngại khi Thái Lan trục xuất những người bảo vệ nhân quyền đang chờ UNHCR tái định cư, bàn giao cho các nước láng giềng khác để đối mặt với phiên tòa bất công”.
Từ California, nhà hoạt động Y Phic Hdok, đồng sáng lập của MSFJ, chia sẻ quan điểm:
“Chính quyền Việt Nam nhắm đến ông Y Quynh bởi vì ông hoạt động rất mạnh mẽ ở Thái Lan. Họ tập trung vào ông và kết hợp với Thái Lan để bắt ông. Việt Nam đã vi phạm các cam kết quốc tế, đàn áp xuyên quốc gia. Họ muốn bắt ông đưa về Việt Nam để buộc tội ‘khủng bố’, tuy ông Y Quynh và tổ chức MSFJ chỉ hoạt động ôn hòa và không bao giờ tham gia vào bất cứ hoạt động bạo lực nào”.
Trong bức thư gửi Đại sứ Canada tại Thái Lan và văn phòng UNHCR tại Canada, ông MacLeod viết rằng ông Y Quynh bị “nhà chức trách Việt Nam vu oan là khủng bố” và đối mặt nguy cơ rất cao nếu bị buộc phải quay về Việt Nam.
Vị luật sư Canada đưa ra khuyến nghị: “Tôi kêu gọi quý vị khẩn trương đề nghị chính quyền Thái Lan từ chối mọi yêu cầu dẫn độ của chính phủ Việt Nam đối với ông Y Quynh. Đồng thời, tôi mong muốn chính phủ Canada nhanh chóng ra quyết định chào đón ông Y Quynh và gia đình đến ngôi nhà mới và an toàn hơn”.
VOA đã liên lạc với Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Canada và đề nghị họ cho ý kiến về thông tin ông Y Quynh bị bắt, nhưng chưa được phản hồi.
VOA chưa thể xác minh độc lập thông tin cảnh sát Thái Lan bắt giam ông Y Quynh Bdap.
“Tôi và nhiều luật sư khác đang theo dõi rất kỹ lưỡng về vụ này và không bỏ sót một bước nào để đảm bảo rằng ông ấy tìm được con đường an toàn”, luật sư MacLeod nhấn mạnh.
Ông Y Quynh Bdap, 32 tuổi, người sang Thái Lan tị nạn từ năm 2018, đã đồng sáng lập nhóm MSFJ.
Hồi tháng 11/2023, truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin rằng Công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định truy nã đặc biệt đối với 6 người với cáo buộc “tham gia vụ khủng bố, giết người” ở trụ sở 2 xã thuộc huyện Cư Kuin trong tỉnh ngày 11/6/2023, trong đó có ông Y Quynh Bdap.
Vào ngày 20/1/2024, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk tuyên án gần 100 người liên quan đến vụ xả súng trên, án nặng nhất là tù chung thân. Trong khi đó, ông Y Quynh, một bị cáo vắng mặt, bị tuyên 10 năm tù.
Trao đổi với VOA sau phiên xử vắng mặt, ông Y Quynh bác bỏ những cáo buộc của chính quyền Việt Nam, nói rằng ông bị “vu khống” và bị gán tội “khủng bố”.
Chính quyền Việt Nam cho rằng vụ 2 trụ sở xã ở Đắk Lắk bị tấn công vào ngày 11/6 là “hoạt động khủng bố có tổ chức” và cáo buộc một số người sinh sống ở Hoa Kỳ có liên can trong vụ án này.
Truyền thông Việt Nam cho rằng nhóm MSFJ, được thành lập vào năm 2019, đã sử dụng mạng xã hội “liên lạc, kích động những người thiếu hiểu biết trong nước vi phạm pháp luật”, đồng thời cáo buộc rằng nhóm này “sử dụng các thông tin sai sự thật và xuyên tạc” nhằm vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp người dân tộc với “mục đích vụ lợi, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. (VOA)