Một năm sau khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc (LHQ), Việt Nam không những không cải thiện mà còn làm trầm trọng thêm hồ sơ nhân quyền vốn tồi tệ của mình, tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) nói.
Trong báo cáo công bố ngày 05/10, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Johannesburg (Nam Phi), đánh giá hiện trạng không gian dân sự ở Việt Nam vẫn là “đóng” với những lo ngại về các nỗ lực của nhà nước nhằm bịt miệng những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và blogger.
Những biện pháp trấn áp bao gồm việc bỏ tù người hoạt động theo các điều khoản mơ hồ trong chương An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự, hạn chế quyền tự do đi lại, tra tấn và đối xử tàn tệ trong quá trình giam giữ.
Báo cáo nói gần một năm kể từ khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ với cam kết tiếp tục nỗ lực để người dân được hưởng tốt hơn các quyền con người và quyền tự do cơ bản, tình trạng tự do dân sự vẫn bị vi phạm nghiêm trọng khi nhà nước sử dụng nhiều điều luật khác nhau để nhắm vào người hoạt động.
Ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của CIVICUS, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn ngày 05/10:
“Báo cáo mới nhất này của CIVICUS nêu bật thất bại rõ ràng của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ trong việc tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế nhằm bảo vệ các quyền tự do cơ bản.
Vào những tháng gần đây, chúng tôi tiếp tục ghi nhận việc hình sự hóa và bỏ tù nhiều nhà hoạt động môi trường, người hoạt động vì quyền của người thiểu số, người hoạt động chính trị và học giả.”
Trong báo cáo, CIVICUS liệt kê các vụ bắt giữ hoặc kết án ông Phan Sơn Tùng sáu năm tù theo tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước;” học giả Nguyễn Sơn Lộ ba năm tù về tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” và hai năm về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn,” bắt giữ ba nhà hoạt động về quyền của người bản địa Khmer Tô Hoàng Chương, Danh Minh Quang và Thạch Cương ở Tây Nam bộ và nhà hoạt động môi trường Hoàng Văn Luân về cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” cũng như việc kết án nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng về tội “Trốn thuế” và vụ bắt giữ mới đây đối với chuyên gia về năng lượng sạch Ngô Thị Tố Nhiên về cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu.”
Trong phần về tự do ngôn luận, báo cáo của CIVICUS nhắc đến việc bắt giữ YouTuber Đường Văn Thái sau khi người này mất tích ở gần Bangkok nơi ông sống như một người tỵ nạn chính trị từ năm 2019, và thầy giáo dạy dưỡng sinh Dương Tuấn Ngọc, với cùng cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
“Cộng đồng quốc tế phải kêu gọi Chính phủ Việt Nam chấm dứt những hành vi vi phạm này và yêu cầu trả tự do cho những nhà hoạt động trên,” ông Josef Benedict nói.
Báo cáo cũng nhắc đến việc hai ông Trần Huỳnh Duy Thức và Đặng Đình Bách đang bị đối xử tàn tệ trong Trại giam số 6.
“Điều vô cùng đáng lo ngại là thông tin về việc tù nhân chính trị như Đặng Đình Bách và Trần Huỳnh Duy Thức bị ngược đãi trong tù. Tra tấn và các hình thức ngược đãi khác hoàn toàn bị nghiêm cấm theo luật pháp quốc tế, nhưng chúng vẫn là hành vi phổ biến của chính quyền Việt Nam mà không bị trừng phạt tương ứng.
Nếu họ nghiêm túc về nhân quyền, Chính phủ phải thực hiện mọi biện pháp để chấm dứt hành vi này và buộc những kẻ thủ phạm phải chịu trách nhiệm,” đại diện của CIVICUS nói với RFA.
Báo cáo cũng nhắc đến việc Chính phủ Việt Nam đang xây dựng một số nghị định nhằm hạn chế và kiểm soát không gian trực tuyến và nhắm mục tiêu là các blogger và người hoạt động trực tuyến. Các văn bản này thay thế Nghị định 72 và Nghị định 27 trong quản lý không gian mạng.
“Báo cáo của chúng tôi cũng ghi lại rằng chính phủ đang tìm cách đưa ra luật để hạn chế hơn nữa không gian trực tuyến bằng cách chặn các bài đăng quan trọng và yêu cầu xác minh danh tính trực tuyến.
Những hành động như vậy là sự vi phạm rõ ràng các quyền tự do ngôn luận, thông tin và quyền riêng tư,” ông Josef Benedict nói.
Ông kêu gọi chính phủ và doanh nghiệp tránh những quy định trái với luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về báo cáo của CIVICUS nhưng chưa nhận được phản hồi.
CIVICUS là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, một liên minh toàn cầu nhằm tăng cường hành động của công dân và xã hội dân sự trên toàn thế giới.
Tổ chức này liên tục xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ có không gian “đóng” với xã hội dân sự- đồng nghĩa với việc nhà nước không tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội. (RFA)
October 5, 2023
CIVICUS: Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam tệ hơn sau khi vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Một năm sau khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc (LHQ), Việt Nam không những không cải thiện mà còn làm trầm trọng thêm hồ sơ nhân quyền vốn tồi tệ của mình, tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) nói.
Trong báo cáo công bố ngày 05/10, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Johannesburg (Nam Phi), đánh giá hiện trạng không gian dân sự ở Việt Nam vẫn là “đóng” với những lo ngại về các nỗ lực của nhà nước nhằm bịt miệng những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và blogger.
Những biện pháp trấn áp bao gồm việc bỏ tù người hoạt động theo các điều khoản mơ hồ trong chương An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự, hạn chế quyền tự do đi lại, tra tấn và đối xử tàn tệ trong quá trình giam giữ.
Báo cáo nói gần một năm kể từ khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ với cam kết tiếp tục nỗ lực để người dân được hưởng tốt hơn các quyền con người và quyền tự do cơ bản, tình trạng tự do dân sự vẫn bị vi phạm nghiêm trọng khi nhà nước sử dụng nhiều điều luật khác nhau để nhắm vào người hoạt động.
Ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của CIVICUS, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn ngày 05/10:
“Báo cáo mới nhất này của CIVICUS nêu bật thất bại rõ ràng của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ trong việc tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế nhằm bảo vệ các quyền tự do cơ bản.
Vào những tháng gần đây, chúng tôi tiếp tục ghi nhận việc hình sự hóa và bỏ tù nhiều nhà hoạt động môi trường, người hoạt động vì quyền của người thiểu số, người hoạt động chính trị và học giả.”
Trong báo cáo, CIVICUS liệt kê các vụ bắt giữ hoặc kết án ông Phan Sơn Tùng sáu năm tù theo tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước;” học giả Nguyễn Sơn Lộ ba năm tù về tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” và hai năm về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn,” bắt giữ ba nhà hoạt động về quyền của người bản địa Khmer Tô Hoàng Chương, Danh Minh Quang và Thạch Cương ở Tây Nam bộ và nhà hoạt động môi trường Hoàng Văn Luân về cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” cũng như việc kết án nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng về tội “Trốn thuế” và vụ bắt giữ mới đây đối với chuyên gia về năng lượng sạch Ngô Thị Tố Nhiên về cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu.”
Trong phần về tự do ngôn luận, báo cáo của CIVICUS nhắc đến việc bắt giữ YouTuber Đường Văn Thái sau khi người này mất tích ở gần Bangkok nơi ông sống như một người tỵ nạn chính trị từ năm 2019, và thầy giáo dạy dưỡng sinh Dương Tuấn Ngọc, với cùng cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
“Cộng đồng quốc tế phải kêu gọi Chính phủ Việt Nam chấm dứt những hành vi vi phạm này và yêu cầu trả tự do cho những nhà hoạt động trên,” ông Josef Benedict nói.
Báo cáo cũng nhắc đến việc hai ông Trần Huỳnh Duy Thức và Đặng Đình Bách đang bị đối xử tàn tệ trong Trại giam số 6.
“Điều vô cùng đáng lo ngại là thông tin về việc tù nhân chính trị như Đặng Đình Bách và Trần Huỳnh Duy Thức bị ngược đãi trong tù. Tra tấn và các hình thức ngược đãi khác hoàn toàn bị nghiêm cấm theo luật pháp quốc tế, nhưng chúng vẫn là hành vi phổ biến của chính quyền Việt Nam mà không bị trừng phạt tương ứng.
Nếu họ nghiêm túc về nhân quyền, Chính phủ phải thực hiện mọi biện pháp để chấm dứt hành vi này và buộc những kẻ thủ phạm phải chịu trách nhiệm,” đại diện của CIVICUS nói với RFA.
Báo cáo cũng nhắc đến việc Chính phủ Việt Nam đang xây dựng một số nghị định nhằm hạn chế và kiểm soát không gian trực tuyến và nhắm mục tiêu là các blogger và người hoạt động trực tuyến. Các văn bản này thay thế Nghị định 72 và Nghị định 27 trong quản lý không gian mạng.
“Báo cáo của chúng tôi cũng ghi lại rằng chính phủ đang tìm cách đưa ra luật để hạn chế hơn nữa không gian trực tuyến bằng cách chặn các bài đăng quan trọng và yêu cầu xác minh danh tính trực tuyến.
Những hành động như vậy là sự vi phạm rõ ràng các quyền tự do ngôn luận, thông tin và quyền riêng tư,” ông Josef Benedict nói.
Ông kêu gọi chính phủ và doanh nghiệp tránh những quy định trái với luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về báo cáo của CIVICUS nhưng chưa nhận được phản hồi.
CIVICUS là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, một liên minh toàn cầu nhằm tăng cường hành động của công dân và xã hội dân sự trên toàn thế giới.
Tổ chức này liên tục xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ có không gian “đóng” với xã hội dân sự- đồng nghĩa với việc nhà nước không tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội. (RFA)