Ông Nay Y Blang, tín hữu Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên đang bị tạm giam để điều tra về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” được gặp luật sư lần đầu tiên trong trại tạm giam của Công an tỉnh Phú Yên.
Nhà hoạt động này từng bị sách nhiễu nhiều lần sau khi đi gặp phái đoàn Ngoại giao của Hoa Kỳ và có báo cáo về đàn áp tôn giáo, mà Đài Á Châu Tự Do (RFA) nhiều lần đưa tin.
Đến ngày 18/5 vừa qua, cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Phú Yên bắt tạm giam ông với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ Luật Hình sự.
Luật sư Hà Huy Sơn, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, được gia đình ông Nay Y Blang ký hợp đồng bào chữa. Trong tháng 7, vị luật sư này đã gặp được thân chủ trong trại tạm giam công an tỉnh. Ông nói với phóng viên trong ngày 10/8:
“Cơ quan điều tra đã cấp giấy bào chữa cho tôi rồi và tôi cũng đã dự cung được một buổi cách đây một tháng.
Sau đó, cơ quan điều tra có hỏi cung nhiều lần và cũng đều thông báo cho tôi nhưng vì điều kiện ở xa nên tôi mới chỉ dự cung được một lần thôi.”
Luật sư Hà Huy Sơn từ chối trả lời chi tiết về buổi dự cung vì quy định luật sư không được phép chia sẻ thông tin của vụ án khi quá trình điều tra chưa kết thúc.
Mục sư Aga, người sáng lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, cho biết gia đình ông Nay Y Blang chỉ được gửi đồ tiếp tế mà không được gặp thân nhân. Phía công an nói với gia đình nếu thuyết phục được ông từ bỏ đạo sẽ cho gặp nhưng gia đình từ chối.
Phóng viên gọi điện thoại cho Công an tỉnh Phú Yên với đề nghị bình luận về thông tin của mục sư Aga. Người trực ban đề nghị phóng viên đến trụ sở của cơ quan này để được phát ngôn nhân của Công an Phú Yên trả lời.
Một trong những người dân tộc thiểu số trong vụ án chính trị được có luật sư
Mục sư Aga, người hiện đang tị nạn chính trị ở Hoa Kỳ, cho biết ông Nay Y Blang là một trường hợp hiếm hoi trong nhóm những người Thượng có được sự trợ giúp pháp lý trong một vụ án chính trị.
Theo mục sư Aga, một người Thượng khác là ông A Đảo bị bắt giữ hồi năm 2016 sau khi ông tham gia hội nghị về tự do tôn giáo ở Đông Timor và trở lại Việt Nam. Gia đình ông này có liên hệ mời luật sư nhưng sau đó ông bị buộc viết đơn từ chối trợ giúp pháp lý do sức ép của phía chính quyền.
Năm 2017, toà án tỉnh Gia Lai đã kết án ông với bản án năm năm tù về tội nhiều lần tổ chức đưa người Thượng đi Thái Lan trái phép.
Mục sư Aga nói với RFA trong ngày 10/8:
“Người đồng bào chưa bao giờ có luật sư. Đây là lần đầu tiên từ bao nhiêu vụ án, bao nhiêu vụ xét xử không bao giờ có được luật sư. Một cái điều bất lợi cho người đồng bào chúng tôi.
Vì họ không có luật sư nên họ không có tội thành có tội, tội nhẹ thành tội nặng và mức án bao nhiêu năm là tùy ý họ (tòa án-PV) thôi.”
Một người Thượng khác là nhà hoạt động về quyền tự do tôn giáo Y Wô Niê từng được luật sư Nguyễn Văn Miếng bào chữa trong hai phiên tòa hồi năm 2022.
Theo mục sư Aga, bên cạnh việc công an thuyết phục từ bỏ quyền được có luật sư bào chữa và đe doạ mức án sẽ cao hơn, thì lý do phí thuê luật sư cao đối với thu nhập của người Thượng cũng là một nguyên nhân khiến hàng trăm người hoạt động tự do tôn giáo không có trợ giúp pháp lý trong các vụ án trước đây.
Ngoài ra, đa số người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không biết cách liên hệ và thuê luật sư.
Ông Nay Y Blang, 47 tuổi, thường trú tại buôn Bưng B, xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
Cơ quan Điều tra cho rằng từ cuối năm 2019 cho đến nay, ông Nay Y Blang tham gia Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, nhóm tôn giáo độc lập bị Công an Phú Yên cho rằng do ông Aga chỉ đạo.
Trong nhiều năm gần đây, ông và nhiều tín đồ của tổ chức tôn giáo không được nhà nước công nhận này liên tục bị sách nhiễu.
Vào tháng 8/2022, ông có gặp một viên chức ngoại giao thuộc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó ông và gia đình bị chính quyền địa phương sách nhiễu, hỏi thông tin về cuộc gặp này.
Một tháng sau, ông được mời gặp phái đoàn phụ trách tôn giáo từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Tuy nhiên ông không thể đến địa điểm gặp vì bị an ninh câu lưu ở bến xe Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa.
Công an Phú Yên cho rằng ông Nay Y Blang cung cấp thông tin sai sự thật cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài vu cáo, xuyên tạc chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam; nhằm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong vụ án khác, vào đầu tháng tư vừa qua, Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ thầy truyền đạo Y Krêč Byă với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết” theo Điều 116 của BLHS bên cạnh việc khởi tố bị can đối với mục sư Aga (đang ở Hoa Kỳ) về cùng cáo buộc.
Cả hai bị cho là “có hành vi chỉ đạo tiến hành những âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết; tổ chức hàng trăm buổi hội họp tập huấn trực tuyến để chỉ đạo thu thập các thông tin, tài liệu xuyên tạc, gây chia rẽ giữa người dân với chính quyền và lực lượng vũ trang; gây chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau.”
Luật sư Hà Huy Sơn cũng cho biết ông đã ký hợp đồng trợ giúp pháp lý cho ôngY Krêč Byă và được nhà chức trách tỉnh Đắk Lắk cấp giấy bào chữa, tuy nhiên do cáo buộc đối với ông này nằm trong chương “An ninh quốc gia” và vụ án vẫn còn đang trong giai đoạn điều tra nên luật sư chưa được gặp thân chủ. (RFA)
August 12, 2023
Nhà hoạt động tôn giáo Nay Y Blang được gặp luật sư trong trại tạm giam
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ông Nay Y Blang, tín hữu Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên đang bị tạm giam để điều tra về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” được gặp luật sư lần đầu tiên trong trại tạm giam của Công an tỉnh Phú Yên.
Nhà hoạt động này từng bị sách nhiễu nhiều lần sau khi đi gặp phái đoàn Ngoại giao của Hoa Kỳ và có báo cáo về đàn áp tôn giáo, mà Đài Á Châu Tự Do (RFA) nhiều lần đưa tin.
Đến ngày 18/5 vừa qua, cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Phú Yên bắt tạm giam ông với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ Luật Hình sự.
Luật sư Hà Huy Sơn, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, được gia đình ông Nay Y Blang ký hợp đồng bào chữa. Trong tháng 7, vị luật sư này đã gặp được thân chủ trong trại tạm giam công an tỉnh. Ông nói với phóng viên trong ngày 10/8:
“Cơ quan điều tra đã cấp giấy bào chữa cho tôi rồi và tôi cũng đã dự cung được một buổi cách đây một tháng.
Sau đó, cơ quan điều tra có hỏi cung nhiều lần và cũng đều thông báo cho tôi nhưng vì điều kiện ở xa nên tôi mới chỉ dự cung được một lần thôi.”
Luật sư Hà Huy Sơn từ chối trả lời chi tiết về buổi dự cung vì quy định luật sư không được phép chia sẻ thông tin của vụ án khi quá trình điều tra chưa kết thúc.
Mục sư Aga, người sáng lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, cho biết gia đình ông Nay Y Blang chỉ được gửi đồ tiếp tế mà không được gặp thân nhân. Phía công an nói với gia đình nếu thuyết phục được ông từ bỏ đạo sẽ cho gặp nhưng gia đình từ chối.
Phóng viên gọi điện thoại cho Công an tỉnh Phú Yên với đề nghị bình luận về thông tin của mục sư Aga. Người trực ban đề nghị phóng viên đến trụ sở của cơ quan này để được phát ngôn nhân của Công an Phú Yên trả lời.
Một trong những người dân tộc thiểu số trong vụ án chính trị được có luật sư
Mục sư Aga, người hiện đang tị nạn chính trị ở Hoa Kỳ, cho biết ông Nay Y Blang là một trường hợp hiếm hoi trong nhóm những người Thượng có được sự trợ giúp pháp lý trong một vụ án chính trị.
Theo mục sư Aga, một người Thượng khác là ông A Đảo bị bắt giữ hồi năm 2016 sau khi ông tham gia hội nghị về tự do tôn giáo ở Đông Timor và trở lại Việt Nam. Gia đình ông này có liên hệ mời luật sư nhưng sau đó ông bị buộc viết đơn từ chối trợ giúp pháp lý do sức ép của phía chính quyền.
Năm 2017, toà án tỉnh Gia Lai đã kết án ông với bản án năm năm tù về tội nhiều lần tổ chức đưa người Thượng đi Thái Lan trái phép.
Mục sư Aga nói với RFA trong ngày 10/8:
“Người đồng bào chưa bao giờ có luật sư. Đây là lần đầu tiên từ bao nhiêu vụ án, bao nhiêu vụ xét xử không bao giờ có được luật sư. Một cái điều bất lợi cho người đồng bào chúng tôi.
Vì họ không có luật sư nên họ không có tội thành có tội, tội nhẹ thành tội nặng và mức án bao nhiêu năm là tùy ý họ (tòa án- PV) thôi.”
Một người Thượng khác là nhà hoạt động về quyền tự do tôn giáo Y Wô Niê từng được luật sư Nguyễn Văn Miếng bào chữa trong hai phiên tòa hồi năm 2022.
Theo mục sư Aga, bên cạnh việc công an thuyết phục từ bỏ quyền được có luật sư bào chữa và đe doạ mức án sẽ cao hơn, thì lý do phí thuê luật sư cao đối với thu nhập của người Thượng cũng là một nguyên nhân khiến hàng trăm người hoạt động tự do tôn giáo không có trợ giúp pháp lý trong các vụ án trước đây.
Ngoài ra, đa số người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không biết cách liên hệ và thuê luật sư.
Ông Nay Y Blang, 47 tuổi, thường trú tại buôn Bưng B, xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
Cơ quan Điều tra cho rằng từ cuối năm 2019 cho đến nay, ông Nay Y Blang tham gia Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, nhóm tôn giáo độc lập bị Công an Phú Yên cho rằng do ông Aga chỉ đạo.
Trong nhiều năm gần đây, ông và nhiều tín đồ của tổ chức tôn giáo không được nhà nước công nhận này liên tục bị sách nhiễu.
Vào tháng 8/2022, ông có gặp một viên chức ngoại giao thuộc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó ông và gia đình bị chính quyền địa phương sách nhiễu, hỏi thông tin về cuộc gặp này.
Một tháng sau, ông được mời gặp phái đoàn phụ trách tôn giáo từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Tuy nhiên ông không thể đến địa điểm gặp vì bị an ninh câu lưu ở bến xe Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa.
Công an Phú Yên cho rằng ông Nay Y Blang cung cấp thông tin sai sự thật cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài vu cáo, xuyên tạc chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam; nhằm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong vụ án khác, vào đầu tháng tư vừa qua, Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ thầy truyền đạo Y Krêč Byă với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết” theo Điều 116 của BLHS bên cạnh việc khởi tố bị can đối với mục sư Aga (đang ở Hoa Kỳ) về cùng cáo buộc.
Cả hai bị cho là “có hành vi chỉ đạo tiến hành những âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết; tổ chức hàng trăm buổi hội họp tập huấn trực tuyến để chỉ đạo thu thập các thông tin, tài liệu xuyên tạc, gây chia rẽ giữa người dân với chính quyền và lực lượng vũ trang; gây chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau.”
Luật sư Hà Huy Sơn cũng cho biết ông đã ký hợp đồng trợ giúp pháp lý cho ôngY Krêč Byă và được nhà chức trách tỉnh Đắk Lắk cấp giấy bào chữa, tuy nhiên do cáo buộc đối với ông này nằm trong chương “An ninh quốc gia” và vụ án vẫn còn đang trong giai đoạn điều tra nên luật sư chưa được gặp thân chủ. (RFA)