Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk có lịch đưa giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước ra xét xử vào ngày 06/6 với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015. Luật sư nói cáo trạng đối với nhà hoạt động nhân quyền này không thuyết phục.
Ông Phước, 63 tuổi, trước khi bị bắt là giảng viên âm nhạc của Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Cơ quan Công an bắt ông vào ngày 08/9/2022. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, ông bị cho là có nhiều bài viết mang nội dung xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; và gây chiến tranh tâm lý theo Khoản 1 của Điều 117.
Ông đối mặt với án tù từ năm năm đến 12 năm nếu bị kết tội.
Luật sư Nguyễn Hà Luân, một trong sáu luật sư bào chữa cho ông Phước, trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 23/5, có nhận định về cáo trạng đối với ông Phước:
“Về quan điểm của chúng tôi, các tình tiết ‘nhằm chống chính quyền nhân dân… xuyên tạc, phỉ báng chính quyền..bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân…gây chiến tranh tâm lý…’ nêu tại Điều 117 và được cơ quan tiến hành tố tụng kết luận ông Phước vi phạm là chưa đủ căn cứ vững chắc.”
Theo ông, tương tự như trong các vụ án “Tuyên truyền chống nhà nước” khác, cáo buộc dựa trên giám định của cán bộ thuộc Sở Thông tin và Truyền thông- cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông, chứ không phải bởi một cơ quan giám định độc lập.
Cũng chính cơ quan này đóng vai trò tố giác, có văn bản và cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra để xử lý đối với các thông tin đăng tải trên trang Facebook của người bị cáo buộc, do vậy kết quả giám định không thể đảm bảo tính độc lập và khách quan, vị luật sư của Đoàn Luật sư Hà Nội viết.
Ông cho biết thân chủ của ông cũng đã có yêu cầu được làm rõ tại tòa đối với nội dung của các kết luận giám định này.
“Với những diễn biến như trên, quý vị có thể tự rút ra được kết luận của riêng mình về tình trạng mà ông Đặng Đăng Phước đang phải đối mặt,” luật sư Nguyễn Hà Luân nói.
Nhiều Facebooker bị triệu tập
Trong phiên xử tới, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk gửi giấy triệu bà Lê Thị Hà – vợ của ông Phước với tư cách “người có quyền lợi liên quan” và tám Facebooker khác – với tư cách “người làm chứng” vì có chia sẻ bài viết của ông hoặc viết bình luận trong bài của ông trên mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam.
Một trong số nhân chứng bị triệu tập là bà Huỳnh Thị Kim Nga, vợ của tù nhân lương tâm Ngô Văn Dũng, người đang thụ án tù năm năm về tội danh “gây rối an ninh” vì tham gia biểu tình ôn hoà. Bà Nga nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 22/5 về lý do bị triệu tập:
“Trong quá trình điều tra anh Phước, tôi cũng có nhận một giấy triệu tập rồi, lên (công an) làm việc về những bài mà anh Phước gắn thẻ, những câu còm (comment/bình luận) trên bài của anh Phước, và việc tôi đăng tải những bài hát mà anh Phước hát mà có mặt tôi trong đó.”
Bà cho biết khi làm việc với công an, bà có nhận những bài viết bà đã đăng tải trên Facebook của mình nhưng không xác nhận những bài viết trên trang Facebook của ông Phước, vì có nhiều giả mạo trên mạng xã hội này và chỉ có ông mới có thể xác nhận bài nào của ông.
Bà nhận xét về vị giảng viên âm nhạc:
“Ông Phước có tội với ai thì tôi không biết nhưng tất cả mọi người đều nhìn ông Phước như một người có nhân cách lớn, biết thương yêu mọi người, biết nhìn nhận hiện tình đất nước cũng như quan tham này kia.
Anh Phước là một nhà giáo có nhân cách lớn. Bên chính quyền Việt Nam cho như vậy là trái ý với họ, là có tội thì đó là việc của họ thôi.”
Ông Ngô Văn Dũng, thành viên của nhóm Hiến Pháp vốn cổ suý cho thượng tôn luật pháp và tuân thủ Hiến pháp 2013, bị bắt sau khi tham gia tích cực cuộc biểu tình ngày 10/6/2018 ở thành phố Hồ Chí Minh để phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Ông bị bắt vào đầu tháng 9 cùng năm khi kêu gọi biểu tình tiếp.
Bà Nga nói rằng cũng như chồng bà, những việc ông Phước làm là hoàn toàn đúng, và bà sẽ đồng hành cùng gia đình ông cho đến khi ông được trả tự do.
Ông Bùi Văn Châu Tuấn, một dân oan ở Đắk Lắk có liên hệ với ông Phước để ông giúp nói lên nỗi oan khuất của gia đình mình.
Gia đình ông Tuấn có cho một người quen, là cán bộ địa phương, mượn đất đế tạm trú. Tuy nhiên, không hiểu bằng cách nào người này làm được sổ đỏ của mảnh đất và từ chối trả lại đất cho gia đình ông cho dù gia đình ông có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng mảnh đất này. Sau khi bị toà án địa phương ra quyết định bất lợi cho gia đình ông thì bố ông đã mất vào cuối năm 2021 vì uất ức.
Ông Tuấn nói với RFA vào sáng ngày thứ hai về việc mình bị toà án triệu tập cho phiên toà sắp tới:
“Tôi cũng không hiểu Nhà nước cộng sản Việt Nam triệu tập tôi vì lý do gì. Nhưng mà trong những sai trái của cán bộ tỉnh Đắk Lắk này rất là nhiều nhưng không xử lý mà lại triệu tập một công dân vô tội như tôi, là một điều rất vô lý.”
Ông cho rằng Đặng Đăng Phước là một người rất yêu nước, thương quê hương, nói lên những sai trái của xã hội này và cất tiếng nói trợ giúp những người yếu thế, trong đó có gia đình ông vốn bị quan chức địa phương xử ép trong vụ tranh chấp dân sự.
Trong thời gian điều tra, công an cũng triệu tập ông Tuấn lên đồn để tra vấn về việc ông liên hệ với vị giảng viên âm nhạc.
“Toà án rừng rú thì không biết họ xử như thế nào nhưng theo tôi được biết thì Đặng Đăng Phước là người đứng lên nói những sai trái của đảng viên cộng sản,” ông Tuấn nói.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, ông Đặng Đăng Phước bị truy tố vì đăng tải 17 bài viết trên Facebook Đặng Phước có nội dung “không khách quan, không đúng sự thật, vu khống, xúc phạm, bôi nhọ uy tín, danh dự của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân; bịa đặt và gây hoang mang trong nhân dân; gây chiến tranh tâm lý; có dấu hiệu lọi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc, nói xấu chính quyền, gây kích động, hoang mang trong nhân dân, gây mất trật tự an toàn xã hội.”
Các bài viết mà kết luận nêu tên đề cập đến sự kiện đàn áp Đồng Tâm, hoà hợp dân tộc, chống tham nhũng, phê phán chính sách đối phó với đại dịch COVID…
Ông còn bị cho là sử dụng thư điện tử để gửi ba bài viết có nội dung “chống Nhà nước” đến nhiều cơ quan, tổ chức, và cá nhân trong và ngoài nước cũng như ký tên vào 20 kiến nghị, kháng thư, và tuyên bố của các nhân sĩ trí thức đề nghị sửa đổi Hiến pháp, phản đối Trung Quốc xâm phạm biển đảo và lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông, bãi bỏ Điều 258 “lợi dụng quyền tự do dân chủ” của Bộ luật Hình sự 1999…
Ông cũng bị cáo buộc trực tiếp hát và đánh đàn cho người khác hát nhiều bài hát với nội dung gây chiến tranh tâm lý nhằm mục đích chống Nhà nước và lôi kéo người bất đồng chính kiến, nhẹ dạ để “diễn biến hoà bình.”
Các bài hát mà phía công an nêu tên gồm có “Gánh xiếc to trên quê hương bé nhỏ”, “Chúng đi buôn” và “Con đường Việt Nam.” (RFA)
May 25, 2023
Luật sư nói cáo buộc đối với giảng viên Đặng Đăng Phước không đủ căn cứ
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk có lịch đưa giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước ra xét xử vào ngày 06/6 với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015. Luật sư nói cáo trạng đối với nhà hoạt động nhân quyền này không thuyết phục.
Ông Phước, 63 tuổi, trước khi bị bắt là giảng viên âm nhạc của Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Cơ quan Công an bắt ông vào ngày 08/9/2022. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, ông bị cho là có nhiều bài viết mang nội dung xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; và gây chiến tranh tâm lý theo Khoản 1 của Điều 117.
Ông đối mặt với án tù từ năm năm đến 12 năm nếu bị kết tội.
Luật sư Nguyễn Hà Luân, một trong sáu luật sư bào chữa cho ông Phước, trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 23/5, có nhận định về cáo trạng đối với ông Phước:
“Về quan điểm của chúng tôi, các tình tiết ‘nhằm chống chính quyền nhân dân… xuyên tạc, phỉ báng chính quyền..bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân…gây chiến tranh tâm lý…’ nêu tại Điều 117 và được cơ quan tiến hành tố tụng kết luận ông Phước vi phạm là chưa đủ căn cứ vững chắc.”
Theo ông, tương tự như trong các vụ án “Tuyên truyền chống nhà nước” khác, cáo buộc dựa trên giám định của cán bộ thuộc Sở Thông tin và Truyền thông- cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông, chứ không phải bởi một cơ quan giám định độc lập.
Cũng chính cơ quan này đóng vai trò tố giác, có văn bản và cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra để xử lý đối với các thông tin đăng tải trên trang Facebook của người bị cáo buộc, do vậy kết quả giám định không thể đảm bảo tính độc lập và khách quan, vị luật sư của Đoàn Luật sư Hà Nội viết.
Ông cho biết thân chủ của ông cũng đã có yêu cầu được làm rõ tại tòa đối với nội dung của các kết luận giám định này.
“Với những diễn biến như trên, quý vị có thể tự rút ra được kết luận của riêng mình về tình trạng mà ông Đặng Đăng Phước đang phải đối mặt,” luật sư Nguyễn Hà Luân nói.
Nhiều Facebooker bị triệu tập
Trong phiên xử tới, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk gửi giấy triệu bà Lê Thị Hà – vợ của ông Phước với tư cách “người có quyền lợi liên quan” và tám Facebooker khác – với tư cách “người làm chứng” vì có chia sẻ bài viết của ông hoặc viết bình luận trong bài của ông trên mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam.
Một trong số nhân chứng bị triệu tập là bà Huỳnh Thị Kim Nga, vợ của tù nhân lương tâm Ngô Văn Dũng, người đang thụ án tù năm năm về tội danh “gây rối an ninh” vì tham gia biểu tình ôn hoà. Bà Nga nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 22/5 về lý do bị triệu tập:
“Trong quá trình điều tra anh Phước, tôi cũng có nhận một giấy triệu tập rồi, lên (công an) làm việc về những bài mà anh Phước gắn thẻ, những câu còm (comment/bình luận) trên bài của anh Phước, và việc tôi đăng tải những bài hát mà anh Phước hát mà có mặt tôi trong đó.”
Bà cho biết khi làm việc với công an, bà có nhận những bài viết bà đã đăng tải trên Facebook của mình nhưng không xác nhận những bài viết trên trang Facebook của ông Phước, vì có nhiều giả mạo trên mạng xã hội này và chỉ có ông mới có thể xác nhận bài nào của ông.
Bà nhận xét về vị giảng viên âm nhạc:
“Ông Phước có tội với ai thì tôi không biết nhưng tất cả mọi người đều nhìn ông Phước như một người có nhân cách lớn, biết thương yêu mọi người, biết nhìn nhận hiện tình đất nước cũng như quan tham này kia.
Anh Phước là một nhà giáo có nhân cách lớn. Bên chính quyền Việt Nam cho như vậy là trái ý với họ, là có tội thì đó là việc của họ thôi.”
Ông Ngô Văn Dũng, thành viên của nhóm Hiến Pháp vốn cổ suý cho thượng tôn luật pháp và tuân thủ Hiến pháp 2013, bị bắt sau khi tham gia tích cực cuộc biểu tình ngày 10/6/2018 ở thành phố Hồ Chí Minh để phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Ông bị bắt vào đầu tháng 9 cùng năm khi kêu gọi biểu tình tiếp.
Bà Nga nói rằng cũng như chồng bà, những việc ông Phước làm là hoàn toàn đúng, và bà sẽ đồng hành cùng gia đình ông cho đến khi ông được trả tự do.
Ông Bùi Văn Châu Tuấn, một dân oan ở Đắk Lắk có liên hệ với ông Phước để ông giúp nói lên nỗi oan khuất của gia đình mình.
Gia đình ông Tuấn có cho một người quen, là cán bộ địa phương, mượn đất đế tạm trú. Tuy nhiên, không hiểu bằng cách nào người này làm được sổ đỏ của mảnh đất và từ chối trả lại đất cho gia đình ông cho dù gia đình ông có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng mảnh đất này. Sau khi bị toà án địa phương ra quyết định bất lợi cho gia đình ông thì bố ông đã mất vào cuối năm 2021 vì uất ức.
Ông Tuấn nói với RFA vào sáng ngày thứ hai về việc mình bị toà án triệu tập cho phiên toà sắp tới:
“Tôi cũng không hiểu Nhà nước cộng sản Việt Nam triệu tập tôi vì lý do gì. Nhưng mà trong những sai trái của cán bộ tỉnh Đắk Lắk này rất là nhiều nhưng không xử lý mà lại triệu tập một công dân vô tội như tôi, là một điều rất vô lý.”
Ông cho rằng Đặng Đăng Phước là một người rất yêu nước, thương quê hương, nói lên những sai trái của xã hội này và cất tiếng nói trợ giúp những người yếu thế, trong đó có gia đình ông vốn bị quan chức địa phương xử ép trong vụ tranh chấp dân sự.
Trong thời gian điều tra, công an cũng triệu tập ông Tuấn lên đồn để tra vấn về việc ông liên hệ với vị giảng viên âm nhạc.
“Toà án rừng rú thì không biết họ xử như thế nào nhưng theo tôi được biết thì Đặng Đăng Phước là người đứng lên nói những sai trái của đảng viên cộng sản,” ông Tuấn nói.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, ông Đặng Đăng Phước bị truy tố vì đăng tải 17 bài viết trên Facebook Đặng Phước có nội dung “không khách quan, không đúng sự thật, vu khống, xúc phạm, bôi nhọ uy tín, danh dự của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân; bịa đặt và gây hoang mang trong nhân dân; gây chiến tranh tâm lý; có dấu hiệu lọi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc, nói xấu chính quyền, gây kích động, hoang mang trong nhân dân, gây mất trật tự an toàn xã hội.”
Các bài viết mà kết luận nêu tên đề cập đến sự kiện đàn áp Đồng Tâm, hoà hợp dân tộc, chống tham nhũng, phê phán chính sách đối phó với đại dịch COVID…
Ông còn bị cho là sử dụng thư điện tử để gửi ba bài viết có nội dung “chống Nhà nước” đến nhiều cơ quan, tổ chức, và cá nhân trong và ngoài nước cũng như ký tên vào 20 kiến nghị, kháng thư, và tuyên bố của các nhân sĩ trí thức đề nghị sửa đổi Hiến pháp, phản đối Trung Quốc xâm phạm biển đảo và lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông, bãi bỏ Điều 258 “lợi dụng quyền tự do dân chủ” của Bộ luật Hình sự 1999…
Ông cũng bị cáo buộc trực tiếp hát và đánh đàn cho người khác hát nhiều bài hát với nội dung gây chiến tranh tâm lý nhằm mục đích chống Nhà nước và lôi kéo người bất đồng chính kiến, nhẹ dạ để “diễn biến hoà bình.”
Các bài hát mà phía công an nêu tên gồm có “Gánh xiếc to trên quê hương bé nhỏ”, “Chúng đi buôn” và “Con đường Việt Nam.” (RFA)