HRW: Việt Nam muốn chặn tài trợ quốc tế đến các tổ chức xã hội dân sự

HRW: Việt Nam muốn chặn tài trợ quốc tế đến các tổ chức xã hội dân sự
Nhà hoạt động Đặng Đình Bách trong một buổi thuyết trình

Chính phủ Việt Nam muốn ngăn chặn sự trợ giúp quốc tế dành cho xã hội dân sự trong nước khi kết án lãnh đạo một tổ chức xã hội dân sự (XHDS) với tội danh nguỵ tạo “trốn thuế,” tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói trong bình luận về phản hồi của Hà Nội về việc bắt giữ và bỏ tù nhà hoạt động này.

Trong văn bản đề ngày 17/3 gửi Thủ tục đặc biệt (Special Procedures) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva phản hồi văn bản chất vấn hồi tháng 2/2022 của năm Báo cáo viên đặc biệt về việc bắt giữ tùy tiện hai nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy và Đặng Đình Bách.

Hà Nội yêu cầu LHQ xem xét các thông tin “thiếu tính xây dựng”

Đại diện chính phủ khẳng định với quốc tế việc kết án ông Bách, Giám đốc tổ chức phi chính phủ mang tên Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD), về tội danh “trốn thuế” là đúng luật.

Họ cũng nói, những cáo buộc ông Bách bị bắt vì thực hiện quyền tự do ngôn luận và hoạt động nhân quyền là vô căn cứ, sai sự thật, là suy diễn tiêu cực, định kiến về tình hình nhân quyền Việt Nam. Hà Nội yêu cầu cơ quan nhân quyền LHQ xem xét các thông tin bị cho là “thiếu tính xây dựng” trong trường hợp của ông Bách.

Trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 06/4, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của HRW nói:

Bằng việc kết tội Đặng Đình Bách, nhà cầm quyền Việt Nam muốn hạn chế quyền nhận hỗ trợ nước ngoài ca các nhóm xã hội dân sự.

Chính phủ Việt Nam không muốn xã hội dân sự hoạt động và muốn tất cả tiền nước ngoài được gửi trực tiếđến các cơ quan của đảng và chính phủ.”

Ông cho rằng thay vì bức hại các nhà hoạt động môi trường bằng cáo buộc nguỵ tạo, Chính phủ Việt Nam nên truy quét nạn tham nhũng nghiêm trọng ở các bộ và doanh nghiệp nhà nước vì tệ nạn này đã làm giàu các cán bộ cấp cao của Đảng và làm nghèo người dân.

Trong văn bản trả lời của Việt Nam được cơ quan nhân quyền LHQ công bố gần đây, Hà Nội nói việc bắt giữ và kết tội ông Bách đều tuân thủ các thủ tục tố tụng.

Trong khi ông Bách đã và đang phản đối việc bị kết tội với bản án năm năm tù, Chính phủ Việt Nam lại nói ông và luật sư bào chữa không có ý kiến hoặc khiếu nại gì về quá trình bắt, truy tố và tạm giam.

Ông Bách, người đang thụ án tù tại Trại giam số 6 (Nghệ An), có kế hoạch tuyệt thực từ cuối tháng 7 tới để đòi được trả tự do. Từ giữa tháng 3, ông chỉ ăn một bữa thay vì ba bữa mỗi ngày.

Việt Nam nói lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững không thuộc đối tượng được miễn thuế và trong quá trình nhận tài trợ từ nước ngoài, ông Bách không làm thủ tục xét duyệt; quy trình tiếp nhận tài trợ từ nước ngoài không được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hà Nội còn cáo buộc ông Bách đã trực tiếp yêu cầu nhân viên của mình không nộp hồ sơ thuế, trốn thuế và để ngoài sổ sách các khoản tiền nhận từ nước ngoài.

Việt Nam trả lời lòng vòng về trường hợp Huỳnh Thục Vy

Trong phản hồi về cáo buộc bỏ tù nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy chỉ vì bà thực hiện quyền biểu đạt bằng cách xịt sơn lên quốc kỳ, Chính phủ Việt Nam nói bà Vy đã vi phạm nhiều lần lệnh quản chế trong thời gian tại ngoại để nuôi con nhỏ.

huynhthucvy1.jpeg
Bà Huỳnh Thục Vy. Facebook Huỳnh Thục Vy

Tuy nhiên, theo ông Phil Robertson, Việt Nam không tập trung vào nội dung chất vấn chính của Thủ tục đặc biệt LHQ mà đi vào tiểu tiết. Đại diện HRW nói: 

Việt Nam bỏ qua vấn đề vđề ct lõi trong trường hp ca Hunh Thc Vy, đó là vic cô b bt và b tù vì thực hin quyn t do ngôn lun ca mình.  

Không ai phđối mt vi cáo buc hình s, chưa k đếán tù, ch vì làm xu mt biu tượng ca nhà nước, chng hn như mt lá c.”

Bà Vy, 38 tuổi, bị kết án hai năm chín tháng tù giam năm 2018 với hành vi xịt sơn lên lá cờ đỏ sao vàng để phản đối chính phủ. Bà được hoãn thi hành án tù hai lần do đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Tuy nhiên, vào đầu tháng 12/2021 bà bị buộc thi hành án tù sớm khi con thứ hai vẫn chưa đủ 36 tháng tuổi như luật pháp quy định và hiện đang bị giam ở Trại giam Gia Trung (Gia Lai).

Phía Việt Nam bác bỏ cáo buộc bỏ tù bà Vy vì bà thực hành quyền tự do biểu đạt.

Cả bà Vy và ông Bách được nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế xếp vào dạng tù nhân chính trị hoặc tù nhân lương tâm, và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho họ cùng với những tù nhân khác bị giam giữ chỉ vì hoạt động nhân quyền hoặc thực thi quyền con người một cách ôn hoà.

Theo HRW, Việt Nam hiện đang giam giữ 160 tù nhân chính trị. Việt Nam luôn khẳng định không có tù nhân lương tâm hoặc tù nhân chính trị, và chỉ giam giữ những người vi phạm pháp luật. (RFA)