Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 09/5/2021
Chế độ độc tài toàn trị Việt Nam tiếp tục sử dụng cáo buộc gây tranh cãi “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự để bịt miệng người bảo vệ nhân quyền. Trong tuần, chế độ đã kết tội hai nhà hoạt động và bắt giữ người thứ ba vì cáo buộc này.
Sau 11 tháng giam giữ họ trước khi xét xử, phần lớn thời gian là biệt giam, vào ngày 05/5, nhà cầm quyền tỉnh Hòa Bình đã đưa cựu tù nhân lương tâm và nhà hoạt động bảo vệ quyền đất đai Cấn Thị Thêu và con trai thứ hai của bà là Trịnh Bá Tư ra tòa. Sau một ngày xét xử bằng một phiên toà không tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng, Tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tuyên bà Thêu và con trai của bà mỗi người tám năm tù và ba năm quản chế.
Trong phiên điều trần, anh Tư, 32 tuổi, cáo buộc nhà chức trách tỉnh Hòa Bình đã đe dọa anh và nhục mạ anh cũng như đối xử vô nhân đạo với mẹ anh trong thời gian tạm giam trước khi xét xử. Cả người mẹ và cậu con trai đều khẳng định mình vô tội và họ không làm gì sai trái khi phản đối việc cướp đất trái phép và bênh vực cho những nạn nhân khác, những người bị hành hung và chiếm đoạt đất hợp pháp bởi nhà cầm quyền địa phương.
Chỉ có con gái của bà Thêu và con dâu, vợ của tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương, được tham dự phiên xử sơ thẩm trong khi chồng bà là Trịnh Bá Khiêm, cũng là một cựu tù nhân lương tâm và hàng chục người dân oan khác bị cấm vào phòng xử án.
Hai ngày trước phiên tòa, tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW) đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi chế độ toàn trị Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với bà Thêu và hai con trai của bà, nói rằng Hà Nội không nên bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền dũng cảm như các thành viên trong gia đình bà Thêu.
Vài giờ sau khi phiên tòa kết thúc, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân xá Quốc tế và Article 19 đã lên án việc kết án và yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Thêu và hai con trai. Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (DTD) và Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (VNHRN) có trụ sở tại California cũng đã ra một tuyên bố chung phản đối phiên toà và yêu cầu trả tự do cho họ và các nhà hoạt động nhân quyền khác.
Cùng ngày, nhà cầm quyền tỉnh Phú Yên đã công bố việc bắt giữ ông Nguyễn Bảo Tiên với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” vì liên quan đến Nhà xuất bản Tự do (LPH). Ông Tiên bị cho là đã vận chuyển hàng chục cuốn sách in bất hợp pháp bởi LPH đến độc giả khắp cả nước. Việc bắt giữ ông có thể liên quan đến cuộc đàn áp chống lại nhà bảo vệ nhân quyền và blogger chính trị nổi tiếng Phạm Đoan Trang, người bị bắt vào đầu tháng 10 năm ngoái với cáo buộc theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 và Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.
Trong thông cáo báo chí ngày 6/5, LPH khẳng định ông Tiên là một trong số những người cộng tác của mình, giúp nhà xuất bản này phân phối sách của mình đến với độc giả trên toàn quốc. Tuy nhiên, LPH đã không liên lạc được với ông Tiên kể từ tháng 10 năm 2019 và họ nghi ngờ rằng lực lượng an ninh của Việt Nam đã bắt giữ ông trong thời điểm này và biệt giam ông cho đến nay.
Với bản án của bà Thêu và con trai bà, cho đến nay, Việt Nam đã bỏ tù 14 nhà hoạt động, hầu hết với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” và “lạm dụng quyền tự do dân chủ,” và kết án họ tổng cộng 106 năm tù và 21 năm quản chế. Trong khi đó, với việc bắt giữ ông Tiên, chế độ độc tài toàn trị của Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 11 nhà hoạt động kể từ đầu năm nay, theo số liệu thống kê của DTD.
Hiện tại, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 261 tù nhân lương tâm trong điều kiện sống hà khắc.
===== 03/5 =====
HRW hối thúc Việt Nam trả tự do cho ba mẹ con nhà hoạt động nhân quyền Cấn Thị Thêu
Ngày 03/5, hai ngày trước vụ xử sơ thẩm nhà hoạt động về quyền đất đai và nhân quyền Cấn Thị Thêu cùng con trai của bà là anh Trịnh Bá Tư, tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phóng thích bà cùng hai con trai của bà, những người bị bắt vào ngày 24/6/2020 với cáo buộc “tuyên truyền chống chế độ.”
Trong thông cáo báo chí của mình, HRW nói trong suốt hơn một thập kỷ qua, bà Thêu cùng với chồng Trịnh Bá Khiêm và hai người con trai Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư đã tham gia một số cuộc biểu tình và vận động về nhân quyền, quyền lợi đất đai, bảo vệ môi trường cùng nhiều vấn đề khác. Hà Nội đã từng cầm tù hai vợ chồng bà cũng như liên tục sách nhiễu và đe dọa cả gia đình.
Ông John Sifton, Giám đốc Vận động Châu Á của HRW nói “Cấn Thị Thêu và gia đình bà là những người bảo vệ nhân quyền trực ngôn ở Việt Nam.” Ông cũng nói nhà cầm quyền Việt Nam “cần lắng nghe người dân như những người trong gia đình can đảm này, thay vì tống giam họ.” Ông kêu gọi các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế của Việt Nam lên tiếng ủng hộ những người bất đồng chính kiến can đảm này và lên án hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Hà Nội.
Bà Thêu và con trai thứ đối mặt với án tù dài hạn trong phiên xử tới đây trong khi con trai cả của bà là anh Trịnh Bá Phương vẫn bị biệt giam kể từ khi bị bắt.
Theo HRW, cộng sản Việt Nam đang giam giữ 137 tù nhân chính trị trong khi tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) nói có ít nhất 260 tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Trong bốn tháng đầu năm nay, Ba Đình bắt giữ 10 người hoạt động và Facebookers, kết án 12 người với mức án từ 1 năm đến 15 năm tù giam.
———————
Chủ tịch RFA kêu gọi thực thi công lý cho phóng viên, kêu gọi Hà Nội trả tự do cho nhiều nhà báo độc lập
Ngày 03/5, Chủ tịch Đài Á châu Tự do (RFA) Bay Fang ra thông cáo kêu gọi chính phủ các quốc gia chấm dứt đàn áp các phóng viên nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới.
Lời kêu gọi được đưa ra khi khuynh hướng đáng báo động về nạn loan truyền thông tin bị bóp méo và sự gia tăng về thực tế mất niềm tin vào một nền báo chí dựa trên dữ kiện. Thông cáo nói tình trạng sa sút nghiêm trọng về quyền tự do báo chí trong thời gian đại dịch Covid-19 nêu bật yêu cầu cấp thiết về một nền báo chí có trách nhiệm.
Riêng về Việt Nam, bà Fang nhắc đến trường hợp ba cộng tác viên Nguyễn Tường Thụy, Trương Duy Nhất và Nguyễn Văn Hóa đang phải thụ án tù từ 7 đến 11 năm tù giam chỉ vì đưa tin trong khi nhà cầm quyền cộng sản trấn áp trên diện rộng những tiếng nói chỉ trích và nhà báo công dân.
Nhân dịp ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, RFA cũng khởi động một chiến dịch truyền thông mạng nhấn mạnh đến vai trì của báo chí trong việc bảo đảm tính minh bạch. Cụ thể, trên các tài khoản Twitter, Facebook và Instagram của đài có nhiều bài tường thuật về biện pháp tàn bạo của cảnh sát và quân đội Miến Điện đối với người biểu tình và những nhân viên y tế tự nguyện cho đến những tường trình về việc các người lên tiếng báo COVID-19 tại Hoa Lục bị mất tích…
===== 05/5 =====
Hai nhà hoạt động Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư bị kết án tổng cộng 16 năm tù giam
Ngày 05/5, Toà án Nhân dân Hoà Bình đã kết án hai nhà hoạt động về quyền đất đai và quyền con người, bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư mỗi người tám năm tù giam và 3 năm quản chế về tội danh nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Trong phiên toà kéo dài 1 ngày tại trụ sở Toà án Nhân dân tỉnh Hoà Bình, nhà cầm quyền địa phương đã sử dụng nhiều công an và dân phòng để ngăn đường gần khu vực xử án ở thành phố Hoà Bình. Công an chỉ cho 2 người trong gia đình vào phòng xử án, và buộc chồng bà Thêu là cựu tù nhân lương tâm Trịnh Bá Khiêm cùng hàng chục người dân oan Dương Nội phải đứng xa toà án. Chúng còn điều nhiều xe cứu hoả đến để chắn tầm nhìn của họ.
Theo luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh, người bảo vệ cho hai mẹ con bà Thêu, khi chủ toạ phiên toà hỏi họ tên gì thì cả hai đều trả lời tên họ là Nạn nhân của quân cướp đất.
Anh Tư có tố cáo kiểm sát viên Vũ Bình Minh xúc phạm và chửi rủa anh trong thời gian bị giam giữ trước xét xử còn bà Thêu nói rằng bà bị giam chung với 9 người khác trong căn phòng chỉ có 7 mét vuông, trong số này có cả người nhiễm HIV.
Cũng trong phiên toà, phía công tố nói bà Thêu và con trai đăng tải trên Facebook nhiều video nói về vụ Đồng Tâm gây hoang mang trong dân chúng thì hai mẹ con đã phản bác, rằng không có người dân nào hoang mang mà chỉ tập đoàn cộng sản gây tội ác là hoang mang mà thôi. Khi được hỏi mục đích của việc đăng tải, cả hai nói các video đó nói lên sự thật khách quan trung thực về vụ Đồng Tâm để tố cáo tội ác viên chức cộng sản cho cả nước và thế giới biết nhằm chặn đứng những việc làm sai trái của chúng.
Đây là lần thứ 3 bà Thêu bị tù vì hoạt động nhân quyền và bảo vệ đất đai. Trước đó, bà bị cầm tù tổng cộng gần 3 năm vì phản đối việc cướp đất của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội ở xã Dương Nội, nơi hàng trăm hecta đất bị tịch thu với giá rẻ mạt để bán cho một số công ty bất động sản.
——————–
Nhiều tổ chức nhân quyền chỉ trích cộng sản Việt Nam trong việc kết án mẹ con bà Cấn Thị Thêu
Nhiều tổ chức nhân quyền đã lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sau khi toà án cộng sản tỉnh Hoà Bình kết án hai nhà hoạt động nhân quyền bà Cấn Thị Thêu và con trai thứ Trịnh Bá Tư mỗi người tám năm tù giam và ba năm quản chế về tội danh nguỵ tạo “tuyên truyền chống chế độ” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Ngay trong ngày 05/5, chỉ vài giờ sau khi phiên toà bất công kết thúc, Ân xá Quốc tế ra thông cáo cho rằng việc kết án mẹ con bà Thêu là một trò đùa công lý vì họ là những người bảo vệ nhân quyền can đảm mà lẽ ra nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải bảo vệ chứ không thể sách nhiễu và bỏ tù.
Ân xá Quốc tế cho rằng bà Thêu và con trai bị trừng phạt chỉ vì các hoạt động ôn hòa của họ phơi bày bất công và những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Trong cùng ngày, tổ chức Article 19 cũng ra thông cáo báo chí nói rằng phán quyết của phiên toà là một đòn đánh vào tự do Internet ở Việt Nam và việc kết án người bảo vệ nhân quyền cho thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là một trong những kẻ thù lớn nhất của quyền tự do ngôn luận trên thế giới.
Cũng trong cùng ngày, hai tổ chức Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) đã ra thông cáo chung phản đối việc kết án hai mẹ con bà Thêu, cho rằng phiên toà không bảo đảm công bằng trong khi các hoạt động nhân quyền của gia đình bà Thêu là hợp pháp và xứng đáng được tôn vinh thay vì bị cầm tù.
Tất cả các tổ chức kêu gọi Hà Nội phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện ba mẹ con bà Thêu, bao gồm cả anh Trịnh Bá Phương đang bị giam giữ bởi công an thành phố Hà Nội, và tất cả người hoạt động nhân quyền khác đang bị cầm tù. Họ cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thực thi các cam kết quốc tế về nhân quyền và bảo đảm rằng người hoạt động nhân quyền không bị trả thù
——————–
Thêm một người bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục sử dụng cáo buộc nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước” để đàn áp giới bất đồng chính kiến và nạn nhân lần này là ông Nguyễn Bảo Tiên, một người vận chuyển sách của Nhà Xuất bản Tự do.
Truyền thông nhà nước cộng sản đưa tin công an cộng sản tỉnh Phú Yên đã công bố lệnh bắt giữ ông Tiên ngày 05/5 và khám nhà ông, thu giữ hàng chục ấn phẩm của Nhà Xuất bản Tự do không thuộc sự quản trị của nhà nước cộng sản.
Dẫn nguồn tin từ công an, báo chí nhà nước viết rằng trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2019, ông Tiên nhận 68 bưu phẩm có những cuốn sách bị cho mang nội dung “tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống nhà nước cộng sản Việt Nam.” Ông được cho là đã chuyển 24 bưu phẩm cho người khác và số còn lại công an thu giữ trong lúc khám nhà.
Nhà Xuất bản Tự do ra đời vào ngày 14/2/2019, chuyên in ấn và phát hành những sách mà cơ quan chức năng Việt Nam cáo buộc mang nội dung chống đối. Những ấn phẩm này được phát hành thông qua hình thức bán và cho tặng miễn phí. Vào tháng 6 năm ngoái, Nhà Xuất bản Tự do được Hiệp hội các Nhà Xuất bản Quốc tế (IPA) trao giải thưởng Prix Voltaire vì sự cống hiến và lòng can đảm mẫu mực.
Một trong những tác giả có sách do Nhà Xuất bản Tự do in và phát hành đến người đọc là nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, người hiện đang bị giam giữ với cáo buộc “tuyên truyền chống chế độ” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Cũng trong năm 2019, công an cộng sản Việt Nam câu lưu và tra tấn nhiều người cộng tác với Nhà Xuất bản Tự do. Tuy nhiên, ông Tiên là người đầu tiên bị khởi tố vì vận chuyển sách.
Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, hiện có 11 người hoạt động đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống chế độ” và có 42 người đã bị kết án về tội danh theo Điều 117.
===== 06/5 =====
Nhà Xuất bản Tự do ra thông cáo báo chí yêu cầu Phú Yên minh bạch việc bắt giữ cộng tác viên
Ngày 05/5, công an cộng sản tỉnh Phú Yên công bố lệnh bắt giữ và khám nhà ông Nguyễn Bảo Tiên, một người vận chuyển sách của Nhà Xuất bản Tự do, khởi tố ông với cáo buộc nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước.” Tuy nhiên, tổ chức độc lập này nghi ngờ ông Tiên đã bị bắt giữ và biệt giam từ khoảng tháng 10 năm 2019.
Trong thông cáo báo chí công bố ngày 06/5, Nhà Xuất bản Tự do kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam minh bạch về việc bắt giữ ông Tiên. Tổ chức này bị mất liên lạc với ông từ tháng 10 hai năm trước.
Dẫn nguồn tin từ công an, báo chí nhà nước viết ông Tiên tham gia phân phối sách in bởi Nhà Xuất bản Tự do trong năm 2019, trong số này có nhiều cuốn sách mang nội dung có hại cho chế độ cộng sản.
Nhà Xuất bản Tự do ra đời vào ngày 14/2/2019, chuyên in ấn và phát hành những sách bị kiểm duyệt ở Việt Nam.Những ấn phẩm này được phát hành thông qua hình thức bán và cho tặng miễn phí. Vào tháng 6 năm ngoái, Nhà Xuất bản Tự do được Hiệp hội các Nhà Xuất bản Quốc tế (IPA) trao giải thưởng Prix Voltaire vì sự cống hiến và lòng can đảm mẫu mực.
Một trong những tác giả có sách do Nhà Xuất bản Tự do in và phát hành đến người đọc là nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, người hiện đang bị giam giữ với cáo buộc “tuyên truyền chống chế độ” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 và Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.
Cũng trong năm 2019, công an cộng sản Việt Nam câu lưu và tra tấn nhiều người cộng tác với Nhà Xuất bản Tự do. Ân xá Quốc tế nói an ninh cộng sản đã tra khảo và sách nhiễu hàng trăm người nhận sách in từ nhà xuất bản này. Tuy nhiên, ông Tiên là người đầu tiên bị khởi tố vì vận chuyển sách, và đối mặt với án tù từ 7 năm đến 12 năm. Việc bắt giữ ông có thể liên quan đến Phạm Đoan Trang vì Nhà Xuất bản Tự do đã buộc phải dừng hoạt động từ năm ngoái.
========================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây
May 10, 2021
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 18 từ ngày 03/5 đến 09/5/2021: Hai nhà hoạt động nhân quyền Cấn Thị Thêu và con trai bị kết án tổng cộng 16 năm tù giam
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 09/5/2021
Chế độ độc tài toàn trị Việt Nam tiếp tục sử dụng cáo buộc gây tranh cãi “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự để bịt miệng người bảo vệ nhân quyền. Trong tuần, chế độ đã kết tội hai nhà hoạt động và bắt giữ người thứ ba vì cáo buộc này.
Sau 11 tháng giam giữ họ trước khi xét xử, phần lớn thời gian là biệt giam, vào ngày 05/5, nhà cầm quyền tỉnh Hòa Bình đã đưa cựu tù nhân lương tâm và nhà hoạt động bảo vệ quyền đất đai Cấn Thị Thêu và con trai thứ hai của bà là Trịnh Bá Tư ra tòa. Sau một ngày xét xử bằng một phiên toà không tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng, Tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tuyên bà Thêu và con trai của bà mỗi người tám năm tù và ba năm quản chế.
Trong phiên điều trần, anh Tư, 32 tuổi, cáo buộc nhà chức trách tỉnh Hòa Bình đã đe dọa anh và nhục mạ anh cũng như đối xử vô nhân đạo với mẹ anh trong thời gian tạm giam trước khi xét xử. Cả người mẹ và cậu con trai đều khẳng định mình vô tội và họ không làm gì sai trái khi phản đối việc cướp đất trái phép và bênh vực cho những nạn nhân khác, những người bị hành hung và chiếm đoạt đất hợp pháp bởi nhà cầm quyền địa phương.
Chỉ có con gái của bà Thêu và con dâu, vợ của tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương, được tham dự phiên xử sơ thẩm trong khi chồng bà là Trịnh Bá Khiêm, cũng là một cựu tù nhân lương tâm và hàng chục người dân oan khác bị cấm vào phòng xử án.
Hai ngày trước phiên tòa, tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW) đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi chế độ toàn trị Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với bà Thêu và hai con trai của bà, nói rằng Hà Nội không nên bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền dũng cảm như các thành viên trong gia đình bà Thêu.
Vài giờ sau khi phiên tòa kết thúc, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân xá Quốc tế và Article 19 đã lên án việc kết án và yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Thêu và hai con trai. Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (DTD) và Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (VNHRN) có trụ sở tại California cũng đã ra một tuyên bố chung phản đối phiên toà và yêu cầu trả tự do cho họ và các nhà hoạt động nhân quyền khác.
Cùng ngày, nhà cầm quyền tỉnh Phú Yên đã công bố việc bắt giữ ông Nguyễn Bảo Tiên với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” vì liên quan đến Nhà xuất bản Tự do (LPH). Ông Tiên bị cho là đã vận chuyển hàng chục cuốn sách in bất hợp pháp bởi LPH đến độc giả khắp cả nước. Việc bắt giữ ông có thể liên quan đến cuộc đàn áp chống lại nhà bảo vệ nhân quyền và blogger chính trị nổi tiếng Phạm Đoan Trang, người bị bắt vào đầu tháng 10 năm ngoái với cáo buộc theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 và Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.
Trong thông cáo báo chí ngày 6/5, LPH khẳng định ông Tiên là một trong số những người cộng tác của mình, giúp nhà xuất bản này phân phối sách của mình đến với độc giả trên toàn quốc. Tuy nhiên, LPH đã không liên lạc được với ông Tiên kể từ tháng 10 năm 2019 và họ nghi ngờ rằng lực lượng an ninh của Việt Nam đã bắt giữ ông trong thời điểm này và biệt giam ông cho đến nay.
Với bản án của bà Thêu và con trai bà, cho đến nay, Việt Nam đã bỏ tù 14 nhà hoạt động, hầu hết với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” và “lạm dụng quyền tự do dân chủ,” và kết án họ tổng cộng 106 năm tù và 21 năm quản chế. Trong khi đó, với việc bắt giữ ông Tiên, chế độ độc tài toàn trị của Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 11 nhà hoạt động kể từ đầu năm nay, theo số liệu thống kê của DTD.
Hiện tại, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 261 tù nhân lương tâm trong điều kiện sống hà khắc.
===== 03/5 =====
HRW hối thúc Việt Nam trả tự do cho ba mẹ con nhà hoạt động nhân quyền Cấn Thị Thêu
Ngày 03/5, hai ngày trước vụ xử sơ thẩm nhà hoạt động về quyền đất đai và nhân quyền Cấn Thị Thêu cùng con trai của bà là anh Trịnh Bá Tư, tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phóng thích bà cùng hai con trai của bà, những người bị bắt vào ngày 24/6/2020 với cáo buộc “tuyên truyền chống chế độ.”
Trong thông cáo báo chí của mình, HRW nói trong suốt hơn một thập kỷ qua, bà Thêu cùng với chồng Trịnh Bá Khiêm và hai người con trai Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư đã tham gia một số cuộc biểu tình và vận động về nhân quyền, quyền lợi đất đai, bảo vệ môi trường cùng nhiều vấn đề khác. Hà Nội đã từng cầm tù hai vợ chồng bà cũng như liên tục sách nhiễu và đe dọa cả gia đình.
Ông John Sifton, Giám đốc Vận động Châu Á của HRW nói “Cấn Thị Thêu và gia đình bà là những người bảo vệ nhân quyền trực ngôn ở Việt Nam.” Ông cũng nói nhà cầm quyền Việt Nam “cần lắng nghe người dân như những người trong gia đình can đảm này, thay vì tống giam họ.” Ông kêu gọi các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế của Việt Nam lên tiếng ủng hộ những người bất đồng chính kiến can đảm này và lên án hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Hà Nội.
Bà Thêu và con trai thứ đối mặt với án tù dài hạn trong phiên xử tới đây trong khi con trai cả của bà là anh Trịnh Bá Phương vẫn bị biệt giam kể từ khi bị bắt.
Theo HRW, cộng sản Việt Nam đang giam giữ 137 tù nhân chính trị trong khi tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) nói có ít nhất 260 tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Trong bốn tháng đầu năm nay, Ba Đình bắt giữ 10 người hoạt động và Facebookers, kết án 12 người với mức án từ 1 năm đến 15 năm tù giam.
———————
Chủ tịch RFA kêu gọi thực thi công lý cho phóng viên, kêu gọi Hà Nội trả tự do cho nhiều nhà báo độc lập
Ngày 03/5, Chủ tịch Đài Á châu Tự do (RFA) Bay Fang ra thông cáo kêu gọi chính phủ các quốc gia chấm dứt đàn áp các phóng viên nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới.
Lời kêu gọi được đưa ra khi khuynh hướng đáng báo động về nạn loan truyền thông tin bị bóp méo và sự gia tăng về thực tế mất niềm tin vào một nền báo chí dựa trên dữ kiện. Thông cáo nói tình trạng sa sút nghiêm trọng về quyền tự do báo chí trong thời gian đại dịch Covid-19 nêu bật yêu cầu cấp thiết về một nền báo chí có trách nhiệm.
Riêng về Việt Nam, bà Fang nhắc đến trường hợp ba cộng tác viên Nguyễn Tường Thụy, Trương Duy Nhất và Nguyễn Văn Hóa đang phải thụ án tù từ 7 đến 11 năm tù giam chỉ vì đưa tin trong khi nhà cầm quyền cộng sản trấn áp trên diện rộng những tiếng nói chỉ trích và nhà báo công dân.
Nhân dịp ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, RFA cũng khởi động một chiến dịch truyền thông mạng nhấn mạnh đến vai trì của báo chí trong việc bảo đảm tính minh bạch. Cụ thể, trên các tài khoản Twitter, Facebook và Instagram của đài có nhiều bài tường thuật về biện pháp tàn bạo của cảnh sát và quân đội Miến Điện đối với người biểu tình và những nhân viên y tế tự nguyện cho đến những tường trình về việc các người lên tiếng báo COVID-19 tại Hoa Lục bị mất tích…
===== 05/5 =====
Hai nhà hoạt động Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư bị kết án tổng cộng 16 năm tù giam
Ngày 05/5, Toà án Nhân dân Hoà Bình đã kết án hai nhà hoạt động về quyền đất đai và quyền con người, bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư mỗi người tám năm tù giam và 3 năm quản chế về tội danh nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Trong phiên toà kéo dài 1 ngày tại trụ sở Toà án Nhân dân tỉnh Hoà Bình, nhà cầm quyền địa phương đã sử dụng nhiều công an và dân phòng để ngăn đường gần khu vực xử án ở thành phố Hoà Bình. Công an chỉ cho 2 người trong gia đình vào phòng xử án, và buộc chồng bà Thêu là cựu tù nhân lương tâm Trịnh Bá Khiêm cùng hàng chục người dân oan Dương Nội phải đứng xa toà án. Chúng còn điều nhiều xe cứu hoả đến để chắn tầm nhìn của họ.
Theo luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh, người bảo vệ cho hai mẹ con bà Thêu, khi chủ toạ phiên toà hỏi họ tên gì thì cả hai đều trả lời tên họ là Nạn nhân của quân cướp đất.
Anh Tư có tố cáo kiểm sát viên Vũ Bình Minh xúc phạm và chửi rủa anh trong thời gian bị giam giữ trước xét xử còn bà Thêu nói rằng bà bị giam chung với 9 người khác trong căn phòng chỉ có 7 mét vuông, trong số này có cả người nhiễm HIV.
Cũng trong phiên toà, phía công tố nói bà Thêu và con trai đăng tải trên Facebook nhiều video nói về vụ Đồng Tâm gây hoang mang trong dân chúng thì hai mẹ con đã phản bác, rằng không có người dân nào hoang mang mà chỉ tập đoàn cộng sản gây tội ác là hoang mang mà thôi. Khi được hỏi mục đích của việc đăng tải, cả hai nói các video đó nói lên sự thật khách quan trung thực về vụ Đồng Tâm để tố cáo tội ác viên chức cộng sản cho cả nước và thế giới biết nhằm chặn đứng những việc làm sai trái của chúng.
Đây là lần thứ 3 bà Thêu bị tù vì hoạt động nhân quyền và bảo vệ đất đai. Trước đó, bà bị cầm tù tổng cộng gần 3 năm vì phản đối việc cướp đất của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội ở xã Dương Nội, nơi hàng trăm hecta đất bị tịch thu với giá rẻ mạt để bán cho một số công ty bất động sản.
——————–
Nhiều tổ chức nhân quyền chỉ trích cộng sản Việt Nam trong việc kết án mẹ con bà Cấn Thị Thêu
Nhiều tổ chức nhân quyền đã lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sau khi toà án cộng sản tỉnh Hoà Bình kết án hai nhà hoạt động nhân quyền bà Cấn Thị Thêu và con trai thứ Trịnh Bá Tư mỗi người tám năm tù giam và ba năm quản chế về tội danh nguỵ tạo “tuyên truyền chống chế độ” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Ngay trong ngày 05/5, chỉ vài giờ sau khi phiên toà bất công kết thúc, Ân xá Quốc tế ra thông cáo cho rằng việc kết án mẹ con bà Thêu là một trò đùa công lý vì họ là những người bảo vệ nhân quyền can đảm mà lẽ ra nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải bảo vệ chứ không thể sách nhiễu và bỏ tù.
Ân xá Quốc tế cho rằng bà Thêu và con trai bị trừng phạt chỉ vì các hoạt động ôn hòa của họ phơi bày bất công và những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Trong cùng ngày, tổ chức Article 19 cũng ra thông cáo báo chí nói rằng phán quyết của phiên toà là một đòn đánh vào tự do Internet ở Việt Nam và việc kết án người bảo vệ nhân quyền cho thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là một trong những kẻ thù lớn nhất của quyền tự do ngôn luận trên thế giới.
Cũng trong cùng ngày, hai tổ chức Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) đã ra thông cáo chung phản đối việc kết án hai mẹ con bà Thêu, cho rằng phiên toà không bảo đảm công bằng trong khi các hoạt động nhân quyền của gia đình bà Thêu là hợp pháp và xứng đáng được tôn vinh thay vì bị cầm tù.
Tất cả các tổ chức kêu gọi Hà Nội phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện ba mẹ con bà Thêu, bao gồm cả anh Trịnh Bá Phương đang bị giam giữ bởi công an thành phố Hà Nội, và tất cả người hoạt động nhân quyền khác đang bị cầm tù. Họ cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thực thi các cam kết quốc tế về nhân quyền và bảo đảm rằng người hoạt động nhân quyền không bị trả thù
——————–
Thêm một người bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục sử dụng cáo buộc nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước” để đàn áp giới bất đồng chính kiến và nạn nhân lần này là ông Nguyễn Bảo Tiên, một người vận chuyển sách của Nhà Xuất bản Tự do.
Truyền thông nhà nước cộng sản đưa tin công an cộng sản tỉnh Phú Yên đã công bố lệnh bắt giữ ông Tiên ngày 05/5 và khám nhà ông, thu giữ hàng chục ấn phẩm của Nhà Xuất bản Tự do không thuộc sự quản trị của nhà nước cộng sản.
Dẫn nguồn tin từ công an, báo chí nhà nước viết rằng trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2019, ông Tiên nhận 68 bưu phẩm có những cuốn sách bị cho mang nội dung “tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống nhà nước cộng sản Việt Nam.” Ông được cho là đã chuyển 24 bưu phẩm cho người khác và số còn lại công an thu giữ trong lúc khám nhà.
Nhà Xuất bản Tự do ra đời vào ngày 14/2/2019, chuyên in ấn và phát hành những sách mà cơ quan chức năng Việt Nam cáo buộc mang nội dung chống đối. Những ấn phẩm này được phát hành thông qua hình thức bán và cho tặng miễn phí. Vào tháng 6 năm ngoái, Nhà Xuất bản Tự do được Hiệp hội các Nhà Xuất bản Quốc tế (IPA) trao giải thưởng Prix Voltaire vì sự cống hiến và lòng can đảm mẫu mực.
Một trong những tác giả có sách do Nhà Xuất bản Tự do in và phát hành đến người đọc là nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, người hiện đang bị giam giữ với cáo buộc “tuyên truyền chống chế độ” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Cũng trong năm 2019, công an cộng sản Việt Nam câu lưu và tra tấn nhiều người cộng tác với Nhà Xuất bản Tự do. Tuy nhiên, ông Tiên là người đầu tiên bị khởi tố vì vận chuyển sách.
Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, hiện có 11 người hoạt động đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống chế độ” và có 42 người đã bị kết án về tội danh theo Điều 117.
===== 06/5 =====
Nhà Xuất bản Tự do ra thông cáo báo chí yêu cầu Phú Yên minh bạch việc bắt giữ cộng tác viên
Ngày 05/5, công an cộng sản tỉnh Phú Yên công bố lệnh bắt giữ và khám nhà ông Nguyễn Bảo Tiên, một người vận chuyển sách của Nhà Xuất bản Tự do, khởi tố ông với cáo buộc nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước.” Tuy nhiên, tổ chức độc lập này nghi ngờ ông Tiên đã bị bắt giữ và biệt giam từ khoảng tháng 10 năm 2019.
Trong thông cáo báo chí công bố ngày 06/5, Nhà Xuất bản Tự do kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam minh bạch về việc bắt giữ ông Tiên. Tổ chức này bị mất liên lạc với ông từ tháng 10 hai năm trước.
Dẫn nguồn tin từ công an, báo chí nhà nước viết ông Tiên tham gia phân phối sách in bởi Nhà Xuất bản Tự do trong năm 2019, trong số này có nhiều cuốn sách mang nội dung có hại cho chế độ cộng sản.
Nhà Xuất bản Tự do ra đời vào ngày 14/2/2019, chuyên in ấn và phát hành những sách bị kiểm duyệt ở Việt Nam.Những ấn phẩm này được phát hành thông qua hình thức bán và cho tặng miễn phí. Vào tháng 6 năm ngoái, Nhà Xuất bản Tự do được Hiệp hội các Nhà Xuất bản Quốc tế (IPA) trao giải thưởng Prix Voltaire vì sự cống hiến và lòng can đảm mẫu mực.
Một trong những tác giả có sách do Nhà Xuất bản Tự do in và phát hành đến người đọc là nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, người hiện đang bị giam giữ với cáo buộc “tuyên truyền chống chế độ” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 và Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.
Cũng trong năm 2019, công an cộng sản Việt Nam câu lưu và tra tấn nhiều người cộng tác với Nhà Xuất bản Tự do. Ân xá Quốc tế nói an ninh cộng sản đã tra khảo và sách nhiễu hàng trăm người nhận sách in từ nhà xuất bản này. Tuy nhiên, ông Tiên là người đầu tiên bị khởi tố vì vận chuyển sách, và đối mặt với án tù từ 7 năm đến 12 năm. Việc bắt giữ ông có thể liên quan đến Phạm Đoan Trang vì Nhà Xuất bản Tự do đã buộc phải dừng hoạt động từ năm ngoái.
========================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây