Trong một thông cáo ra ngày 1/3, liên minh gồm 34 cơ quan truyền thông quốc tế cho biết quyết định công bố danh sách 10 nữ nhà báo mà “quyền tự do báo chí đang bị đàn áp” nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và Tháng Lịch sử Phụ nữ.
OFPL cho hay rằng bà Trang là một trong 6 ký giả nữ đang bị giam giữ nằm trong danh sách “các trường hợp khẩn cấp nhất” của tổ chức này.
Ký giả tự do Phạm Đoan Trang bị bắt hồi tháng Mười năm ngoái với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Trước Một Liên minh Báo chí Tự do, các cơ quan thúc đẩy nhân quyền, báo chí cũng như Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ từng lên tiếng kêu gọi Việt Nam thả bà Trang.
Tờ Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam, từng đăng bài viết chỉ trích các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi phóng thích bà Trang, tuyên bố rằng “hoàn toàn không có chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là đàn áp người ‘bất đồng chính kiến’, ‘người hoạt động nhân quyền’”.
Ông Will Nguyễn, nhà hoạt động vì dân chủ người Mỹ gốc Việt, hồi giữa tháng trước viết trên Twitter về việc trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị đầy quyền lực ở Việt Nam mới được bầu ra thì chỉ có một nữ thành viên.
Đồng tác giả “Báo cáo Đồng Tâm” với bà Trang về vụ tranh chấp đất đai gây nhiều tranh cãi trong dư luận viết thêm rằng “tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để một ngày chứng kiến Việt Nam bầu lên những người phụ nữ thông minh và đầy quyết tâm như Phạm Đoan Trang nhằm dẫn dắt đất nước tới một tương lai tươi sáng hơn”.
Một quan chức ngoại giao phụ trách về nhân quyền và 12 dân biểu Mỹ từng kêu gọi Việt Nam “ngay lập tức” thả bà Trang và “hủy bỏ mọi cáo buộc”. Các nhà lập pháp cho rằng nữ ký giả mà họ coi là “nhà hoạt động tích cực” này “không vi phạm pháp luật và chỉ thể hiện các quyền tự do cơ bản của mình, được bảo đảm trong hiến pháp Việt Nam”.
Mới đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố “đặt nhân quyền làm trọng tâm chính sách đối ngoại của Mỹ” cũng như “cam kết hướng tới một thế giới mà nhân quyền được bảo vệ, những người bảo vệ [nhân quyền] được tôn vinh và những ai vi phạm nhân quyền bị quy trách nhiệm”.
Theo nhà hoạt động xã hội Nguyễn Đình Hà, Việt Nam “chắc chắn sẽ chịu sự tác động nhất định từ sự quan tâm đến vấn đề nhân quyền của chính quyền Tổng thống Joe Biden”, dù “quan hệ ngoại giao, thương mại có tiến triển đến đâu”.
Luật gia từng có thời gian làm việc với ký giả Phạm Đoan Trang nhận định thêm rằng “chính sách của chính quyền mới có lẽ sẽ có nhiều điểm tương đồng” với chính quyền của ông Barack Obama, nhất là “cách tiếp cận vấn đề nhân quyền song hành với các vấn đề quan hệ thương mại và buôn bán vũ khí”.
Khi được hỏi là những nhà hoạt động hiện bị giam ở Việt Nam như bà Trang có thể hy vọng gì vào quyết định trên của Mỹ, ông Hà nói với VOA Việt Ngữ rằng “chính quyền Việt Nam có thái độ, phản ứng thế nào trước các chính sách và tác động về nhân quyền của Hoa Kỳ, thì còn phải xem xét tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam, đặc biệt là sau Đại hội đảng lần thứ 13, khi ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm lãnh đạo đảng”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam từng cho rằng phúc trình nhân quyền hàng năm của Mỹ “còn một số nội dung thiếu khách quan dựa trên những thông tin không được kiểm chứng về thực tế tại Việt Nam”.
Luật gia Nguyễn Đình Hà nhận định thêm rằng “các nhà hoạt động đã bị bắt giam có thể có những người sẽ được đưa đi tỵ nạn” và cũng có những người “cương quyết không đi” như bà Trang, “nhưng đó là chuyện sau khi họ được đưa ra xét xử, bản án có hiệu lực thi hành”.
Facebook của nhà hoạt động từng làm việc cho một số cơ quan báo chí trong nước, hiện do bạn bè của bà quản lý, hôm 23/2 viết rằng “đúng vào giờ này 20 tuần trước đây, Trang bị bắt” và “vẫn chưa ai gặp được Trang, kể cả gia đình hay luật sư”.
Hai nhật báo hàng đầu Hoa Kỳ là New York Times và Washington Post từng trích đăng bức thư ký giả tự do Phạm Đoan Trang viết trước khi bị bắt, trong đó nói rằng bà “không cần tự do cho riêng mình” mà muốn “tự do, dân chủ cho cả Việt Nam”.
March 4, 2021
Liên minh Báo chí Tự do nêu ‘trường hợp khẩn cấp’ Phạm Đoan Trang
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trong một thông cáo ra ngày 1/3, liên minh gồm 34 cơ quan truyền thông quốc tế cho biết quyết định công bố danh sách 10 nữ nhà báo mà “quyền tự do báo chí đang bị đàn áp” nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và Tháng Lịch sử Phụ nữ.
OFPL cho hay rằng bà Trang là một trong 6 ký giả nữ đang bị giam giữ nằm trong danh sách “các trường hợp khẩn cấp nhất” của tổ chức này.
Ký giả tự do Phạm Đoan Trang bị bắt hồi tháng Mười năm ngoái với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Trước Một Liên minh Báo chí Tự do, các cơ quan thúc đẩy nhân quyền, báo chí cũng như Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ từng lên tiếng kêu gọi Việt Nam thả bà Trang.
Tờ Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam, từng đăng bài viết chỉ trích các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi phóng thích bà Trang, tuyên bố rằng “hoàn toàn không có chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là đàn áp người ‘bất đồng chính kiến’, ‘người hoạt động nhân quyền’”.
Ông Will Nguyễn, nhà hoạt động vì dân chủ người Mỹ gốc Việt, hồi giữa tháng trước viết trên Twitter về việc trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị đầy quyền lực ở Việt Nam mới được bầu ra thì chỉ có một nữ thành viên.
Đồng tác giả “Báo cáo Đồng Tâm” với bà Trang về vụ tranh chấp đất đai gây nhiều tranh cãi trong dư luận viết thêm rằng “tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để một ngày chứng kiến Việt Nam bầu lên những người phụ nữ thông minh và đầy quyết tâm như Phạm Đoan Trang nhằm dẫn dắt đất nước tới một tương lai tươi sáng hơn”.
Một quan chức ngoại giao phụ trách về nhân quyền và 12 dân biểu Mỹ từng kêu gọi Việt Nam “ngay lập tức” thả bà Trang và “hủy bỏ mọi cáo buộc”. Các nhà lập pháp cho rằng nữ ký giả mà họ coi là “nhà hoạt động tích cực” này “không vi phạm pháp luật và chỉ thể hiện các quyền tự do cơ bản của mình, được bảo đảm trong hiến pháp Việt Nam”.
Mới đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố “đặt nhân quyền làm trọng tâm chính sách đối ngoại của Mỹ” cũng như “cam kết hướng tới một thế giới mà nhân quyền được bảo vệ, những người bảo vệ [nhân quyền] được tôn vinh và những ai vi phạm nhân quyền bị quy trách nhiệm”.
Theo nhà hoạt động xã hội Nguyễn Đình Hà, Việt Nam “chắc chắn sẽ chịu sự tác động nhất định từ sự quan tâm đến vấn đề nhân quyền của chính quyền Tổng thống Joe Biden”, dù “quan hệ ngoại giao, thương mại có tiến triển đến đâu”.
Luật gia từng có thời gian làm việc với ký giả Phạm Đoan Trang nhận định thêm rằng “chính sách của chính quyền mới có lẽ sẽ có nhiều điểm tương đồng” với chính quyền của ông Barack Obama, nhất là “cách tiếp cận vấn đề nhân quyền song hành với các vấn đề quan hệ thương mại và buôn bán vũ khí”.
Khi được hỏi là những nhà hoạt động hiện bị giam ở Việt Nam như bà Trang có thể hy vọng gì vào quyết định trên của Mỹ, ông Hà nói với VOA Việt Ngữ rằng “chính quyền Việt Nam có thái độ, phản ứng thế nào trước các chính sách và tác động về nhân quyền của Hoa Kỳ, thì còn phải xem xét tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam, đặc biệt là sau Đại hội đảng lần thứ 13, khi ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm lãnh đạo đảng”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam từng cho rằng phúc trình nhân quyền hàng năm của Mỹ “còn một số nội dung thiếu khách quan dựa trên những thông tin không được kiểm chứng về thực tế tại Việt Nam”.
Luật gia Nguyễn Đình Hà nhận định thêm rằng “các nhà hoạt động đã bị bắt giam có thể có những người sẽ được đưa đi tỵ nạn” và cũng có những người “cương quyết không đi” như bà Trang, “nhưng đó là chuyện sau khi họ được đưa ra xét xử, bản án có hiệu lực thi hành”.
Facebook của nhà hoạt động từng làm việc cho một số cơ quan báo chí trong nước, hiện do bạn bè của bà quản lý, hôm 23/2 viết rằng “đúng vào giờ này 20 tuần trước đây, Trang bị bắt” và “vẫn chưa ai gặp được Trang, kể cả gia đình hay luật sư”.
Hai nhật báo hàng đầu Hoa Kỳ là New York Times và Washington Post từng trích đăng bức thư ký giả tự do Phạm Đoan Trang viết trước khi bị bắt, trong đó nói rằng bà “không cần tự do cho riêng mình” mà muốn “tự do, dân chủ cho cả Việt Nam”.