Tổ chức Ân Xá Quốc tế vào ngày 20 tháng 1 lên tiếng kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam phải ngưng hoạt động tấn công không ngừng của họ đối với những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và những cá nhân thực thi các quyền tự do biểu đạt, tự lập hội và tập trung một cách ôn hòa.
Trong thông cáo báo chí phát đi ngày 21 tháng 1, Giám đốc Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương của Ân Xá Quốc Tế, Yamiri Mishra, nói rõ “Sự bất dung của cơ quan chức năng Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến ôn hòa lên đến đỉnh điểm dưới quyền nhóm lãnh đạo sắp mãn nhiệm kỳ. Việc bổ nhiệm những lãnh đạo quốc gia mới mang đến một cơ hội quí giá cho Việt Nam nhằm thay đổi tiến trình về nhân quyền.”
Thống kê của Ân Xá Quốc Tế cho thấy hiện có 170 tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Đây là con số cao nhất do Ân Xá Quốc Tế thu thập được kể từ năm 1996 khi mà tổ chức này bắt đầu cho công bố số liệu về tù nhân lương tâm tại các nước trên thế giới.
Theo Ân xá Quốc tế thì số tù nhân lương tâm tại Việt Nam gia tăng một cách nhanh chóng trong những gần đây. So với con số 84 trước đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 đến thời điểm này thì đã tăng gấp đôi.
Những tù nhân lương tâm này bị cơ quan chức năng Việt Nam giam cầm chỉ vì họ thực thi một cách ôn hòa các quyền con người của họ.
Trước đại hội đảng lần thứ 13 sắp diễn ra từ ngày 25 tháng 1 đến 2 tháng 2 tới đây, biện pháp đàn áp tiếp tục gia tăng. Cụ thể đó là những án tù nặng tuyên cho ba nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn vào ngày 5 tháng 1 vừa qua.
Ông Phạm Chí Dũng bị tuyên 15 năm tù, hai ông Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn mỗi người 11 năm tù. Cả ba bị tuyên án với cáo buộc ‘làm, tàng trữ, phát tán tài liệu, vật phẩm nhằm chống chính quyền’ theo điều 117 Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Điều 117 thường được sử dụng để đàn áp những tiếng nói đối lập hợp pháp tại Việt Nam và là công cụ mà cơ quan chức năng ưa thích sử dụng để bỏ tù một cách tùy tiện các nhà báo, bloggers và những người bày tỏ quan điểm không theo ý nguyện của đảng cộng sản.
Những án tuyên cho ba nhà báo độc lập vừa nêu được đưa ra sau khi cơ quan chức năng bắt cô Phạm Đoan Trang-nhà báo tự do và cũng là một người bảo vệ nhân quyền.
Ngoài 117 Việt Nam còn sử dụng điều 331 ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích Nhà nước, tổ chức, công dân…’ để đàn áp người trong nước.
Cả hai điều này đều vi phạm những cam kết về nhân quyền quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
Luật An Ninh Mạng của Việt Nam cũng bị cho có những điều khoản mơ hồ mang tính trừng phạt.
January 21, 2021
Ân Xá Quốc Tế kêu gọi lớp lãnh đạo mới của Việt Nam nắm bắt cơ hội để đảo ngược suy thoái nhân quyền
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tổ chức Ân Xá Quốc tế vào ngày 20 tháng 1 lên tiếng kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam phải ngưng hoạt động tấn công không ngừng của họ đối với những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và những cá nhân thực thi các quyền tự do biểu đạt, tự lập hội và tập trung một cách ôn hòa.
Trong thông cáo báo chí phát đi ngày 21 tháng 1, Giám đốc Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương của Ân Xá Quốc Tế, Yamiri Mishra, nói rõ “Sự bất dung của cơ quan chức năng Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến ôn hòa lên đến đỉnh điểm dưới quyền nhóm lãnh đạo sắp mãn nhiệm kỳ. Việc bổ nhiệm những lãnh đạo quốc gia mới mang đến một cơ hội quí giá cho Việt Nam nhằm thay đổi tiến trình về nhân quyền.”
Thống kê của Ân Xá Quốc Tế cho thấy hiện có 170 tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Đây là con số cao nhất do Ân Xá Quốc Tế thu thập được kể từ năm 1996 khi mà tổ chức này bắt đầu cho công bố số liệu về tù nhân lương tâm tại các nước trên thế giới.
Theo Ân xá Quốc tế thì số tù nhân lương tâm tại Việt Nam gia tăng một cách nhanh chóng trong những gần đây. So với con số 84 trước đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 đến thời điểm này thì đã tăng gấp đôi.
Những tù nhân lương tâm này bị cơ quan chức năng Việt Nam giam cầm chỉ vì họ thực thi một cách ôn hòa các quyền con người của họ.
Trước đại hội đảng lần thứ 13 sắp diễn ra từ ngày 25 tháng 1 đến 2 tháng 2 tới đây, biện pháp đàn áp tiếp tục gia tăng. Cụ thể đó là những án tù nặng tuyên cho ba nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn vào ngày 5 tháng 1 vừa qua.
Ông Phạm Chí Dũng bị tuyên 15 năm tù, hai ông Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn mỗi người 11 năm tù. Cả ba bị tuyên án với cáo buộc ‘làm, tàng trữ, phát tán tài liệu, vật phẩm nhằm chống chính quyền’ theo điều 117 Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Điều 117 thường được sử dụng để đàn áp những tiếng nói đối lập hợp pháp tại Việt Nam và là công cụ mà cơ quan chức năng ưa thích sử dụng để bỏ tù một cách tùy tiện các nhà báo, bloggers và những người bày tỏ quan điểm không theo ý nguyện của đảng cộng sản.
Những án tuyên cho ba nhà báo độc lập vừa nêu được đưa ra sau khi cơ quan chức năng bắt cô Phạm Đoan Trang-nhà báo tự do và cũng là một người bảo vệ nhân quyền.
Ngoài 117 Việt Nam còn sử dụng điều 331 ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích Nhà nước, tổ chức, công dân…’ để đàn áp người trong nước.
Cả hai điều này đều vi phạm những cam kết về nhân quyền quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
Luật An Ninh Mạng của Việt Nam cũng bị cho có những điều khoản mơ hồ mang tính trừng phạt.