Theo dõi Nhân quyền (HRW), tháng 1 năm 2021
Trong năm 2020, Việt Nam tiếp tục vi phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản một cách có hệ thống. Chính quyền, dưới chế độ cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, xiết chặt vòng kiềm tỏa các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, nhóm họp ôn hòa, tự do đi lại và tự do tôn giáo. Các công đoàn độc lập hay bất kỳ một tổ chức, hội nhóm nào bị coi là có nguy cơ đối với sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản vẫn bị cấm thành lập và hoạt động. Nhà cầm quyền chặn đường truy cập tới một số trang mạng và tài khoản trên mạng xã hội, và gây sức ép, buộc các công ty viễn thông và mạng xã hội phải gỡ bỏ hoặc hạn chế các nội dung phê phán chính quyền hoặc đảng cầm quyền.
Những người lên tiếng phê phán đảng hoặc chính quyền phải đối mặt với nguy cơ bị công an đe dọa, sách nhiễu, cản trở việc đi lại, hành hung thân thể, bị câu lưu và bắt giữ tùy tiện, và bỏ tù. Công an giam giữ các nhà hoạt động chính trị hàng tháng trời mà không cho tiếp xúc với luật sư và thẩm vấn họ thô bạo. Các tòa án do đảng kiểm soát kết án các nhà hoạt động và blogger dựa trên các cáo buộc ngụy tạo về an ninh quốc gia.
Chính quyền Việt Nam có vẻ đã đạt được một số thành công trong việc chống dịch Covid-19. Sau khi áp dụng chính sách gắt gao về theo dõi tiếp xúc, xét nghiệm hàng loạt, tuyên truyền vệ sinh, đóng cửa biên giới sớm, giãn cách xã hội, bắt buộc cách ly tập trung, tính đến cuối năm 2020 Việt Nam chỉ ghi nhận khoảng hơn 1.000 ca nhiễm và 35 người chết. Tuy nhiên, các thành tích đó của Việt Nam phải đổi bằng cái giá là gia tăng vi phạm nhân quyền: hạn chế tự do biểu đạt; không bảo vệ được quyền riêng tư; và bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và hỗ trợ của chính phủ.
Tự do Biểu đạt, Tự do Chính kiến và Tự do Ngôn luận
Trong năm 2020, những người bất đồng chính kiến trên mạng thường xuyên phải đối mặt với sách nhiễu và đe dọa. Một số người bị bắt và bị cáo buộc theo bộ luật hình sự Việt Nam, có nội dung hình sự hóa các hành vi ngôn luận có tính phê phán chính quyền hay khuyến khích các tư tưởng “phản động.” Chính quyền truy tố nhiều nhà bất đồng chính kiến trong suốt năm 2020.
Trong tháng Tư, tháng Sáu và tháng Bảy, các toà án Việt Nam xử Phan Công Hải, Nguyễn Văn Nghiêm, Đinh Văn Phú và Nguyễn Quốc Đức Vượng và kết án mỗi người từ năm đến tám năm tù vì đã phê phán Đảng và Nhà nước.
Tháng Năm, công an bắt Nguyễn Tường Thụy và tháng Sáu bắt Lê Hữu Minh Tuấn vì tham gia Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) và cáo buộc họ tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự Việt Nam. Chủ tịch hội, Ts. Phạm Chí Dũng, đã bị bắt từ tháng Mười một năm 2019, dường như liên quan đến việc ông công khai bày tỏ ý kiến phản đối hiệp ước thương mại tự do EU-Việt Nam. Từ tháng Tư đến tháng Tám, công an bắt giữ chín người khác trong đó có blogger độc lập Phạm Chí Thành, nhà hoạt động quyền lợi đất đai Nguyễn Thị Tâm cựu tù nhân chính trị Cấn Thị Thêu và các con trai bà là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Tháng Mười, công an bắt blogger nhân quyền nổi tiếng Phạm Đoan Trang. Cả 10 người này đều bị cáo buộc tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự.
Quyền Tự do Báo chí và Tiếp cận Thông tin
Chính quyền Việt Nam tiếp tục cấm các kênh truyền thông tư nhân hoặc độc lập hoạt động và kiểm soát chặt chẽ các đài phát thanh, truyền hình và cơ sở in ấn. Nhà cầm quyền chặn đường kết nối tới một số trang mạng nhạy cảm về chính trị, thường xuyên đóng các blog và yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet phải gỡ bỏ các nội dung hay tài khoản mạng xã hội bị coi là trái ý về chính trị.
Trong tháng Tư, chính quyền chặn đường truy cập tới các máy chủ bộ nhớ đệm địa phương (local cache server) của Facebook và yêu cầu công ty này gỡ bỏ các trang do các nhà bất đồng chính kiến điều hành. Facebook, thỏa hiệp trước sức ép, đã đồng ý hạn chế đường truy cập tới một số trang ở trong nước Việt Nam, tạo thành một tiền lệ đáng lo ngại. Tháng Chín, Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam khen ngợi Facebook và YouTube “đã có chuyển biến tích cực trong việc phối hợp với Bộ TT-TT để ngăn chặn thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam.”
Trong tháng Tư và tháng Năm, một toà án Việt Nam đã kết án hai người sử dụng Facebook là Chung Hoàng Chương và Mã Phùng Ngọc Phú các mức án lần lượt là 18 tháng và 9 tháng tù vì các bài phê phán chính quyền đăng trên Facebook của họ theo điều 331 bộ luật hình sự. Tháng Sáu, nhà cầm quyền bắt giữ Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thương vì làm điều hợp viên cho một nhóm của những người sử dụng Facebook thảo luận về kinh tế, xã hội và chính trị Việt Nam, và cáo buộc họ cũng theo điều 331.
Quyền Tự do Lập hội và Nhóm họp
Công đoàn độc lập, các tổ chức nhân quyền và đảng chính trị vẫn bị cấm. Những người vận động cố gắng thành lập công đoàn hay các nhóm hội của người lao động phải đối mặt với sự sách nhiễu, đe dọa và trả đũa từ cả phía chính quyền lẫn những người sử dụng lao động. Nhà cầm quyền Việt Nam quy định các cuộc tụ tập đông người nơi công cộng phải được phê duyệt, và từ chối cấp phép một cách hệ thống đối với bất kỳ một cuộc gặp mặt, tuần hành hay nhóm họp đông người nào bị coi là không vừa ý về chính trị.
Tháng 11 năm 2019, Quốc hội Việt Nam thông qua bộ luật lao động sửa đổi, có hiệu lực vào tháng Giêng năm 2021. Bộ luật mới, trên bề nổi sẽ cho phép thành lập “các tổ chức đại diện của người lao động,” nhưng các tổ chức đó chỉ có thể được thành lập nếu được chính quyền cho phép, và chắc sẽ bị kiểm soát chặt chẽ.
Tháng Tư, công an bắt giữ cựu tù nhân chính trị Trần Đức Thạch vì cho rằng ông có liên quan tới một nhóm nhân quyền, Hội Anh em Dân chủ. Chính quyền cáo buộc ông tội lật đổ theo điều 109 bộ luật hình sự.
Cũng như các năm trước, chính quyền trưng thu đất đai cho các dự án kinh tế, thường là không đền bù thỏa đáng hoặc theo một quy trình thích đáng. Đến năm 2020, khái niệm “dân oan” đã trở thành một thành ngữ quen thuộc được dùng để tả những người bị chính quyền ép buộc phải rời bỏ mảnh đất của mình.
Tháng Giêng, một vụ xung đột bạo lực xảy ra ở Đồng Tâm, một xã thuộc Hà Nội, giữa công an và các nhà hoạt động quyền lợi đất đai từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối trưng thu đất đai ở khu vực này. Các chi tiết vẫn chưa rõ ràng, nhưng được biết đã có vài người bị tử vong, trong đó có ba công an và một dân làng. Chính quyền bắt giữ 29 người dân trong làng và cáo buộc họ tội giết người và chống người thi hành công vụ. Tháng Chín, một tòa án ở Hà Nội xét xử và kết án hai người trong số đó mức án tử hình. Một người khác bị kết án tù chung thân. Những người còn lại nhận án treo hoặc mức án tù thấp hơn, người nhiều nhất là 16 năm. Các luật sư bào chữa nói rằng một số bị cáo cho biết họ đã bị tra tấn và ép nhận tội.
Tự do Tôn giáo
Chính quyền Việt Nam hạn chế các hoạt động thực hành tôn giáo bằng các quy phạm pháp luật, các quy định về đăng ký, và bằng theo dõi. Các nhóm tôn giáo phải được phê chuẩn và đăng ký với chính quyền, đồng thời phải hoạt động dưới các ban trị sự do nhà nước quản lý. Dù nhà cầm quyền cho phép nhiều nhà thờ, chùa chiền trong hệ thống kiểm soát của nhà nước được tổ chức thờ phượng, cúng lễ nhưng vẫn cấm các hoạt động tôn giáo bị tùy tiện quy kết là đi ngược lại với “lợi ích quốc gia,” “trật tự xã hội,” hay “khối đại đoàn kết dân tộc,” trong đó có nhiều hoạt động tôn giáo thông thường.
Công an Việt Nam giám sát, sách nhiễu và đôi khi dùng vũ lực đàn áp đối với các nhóm tôn giáo hoạt động bên ngoài hệ thống tôn giáo do nhà nước kiểm soát. Các nhóm tôn giáo không được công nhận, trong đó có các nhóm Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Cơ đốc giáo, và Phật giáo phải đối mặt với nguy cơ bị theo dõi liên tục, bị sách nhiễu và đe dọa. Tín đồ của các nhóm tôn giáo độc lập có thể bị đấu tố đông người, buộc từ bỏ đạo, giam giữ, thẩm vấn, tra tấn và bỏ tù.
Quyền Trẻ em
Bạo hành đối với trẻ em, bao gồm cả lạm dụng tình dục, lan tràn ở Việt Nam, kể cả ở học đường. Nhiều bài báo Việt Nam đưa tin về các trường hợp thầy cô giáo hay nhân viên ở các cơ sở nhà nước lạm dụng tình dục, đánh đập trẻ em bằng tay chân hoặc thậm chí bằng roi gậy.
Các thanh thiếu niên đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới phải đối mặt với nạn kỳ thị và bạo hành phổ biến ở nhà và ở trường. Các huyền thoại hoang đường tràn lan về xu hướng tính dục và bản dạng giới, trong đó có niềm tin sai lệch rằng hấp dẫn tính dục đồng giới là một triệu chứng tâm lý có thể chẩn đoán và chữa trị được, rất phổ biến trong ngành giáo dục nói riêng và dân chúng nói chung.
Các trường học thường không bảo vệ được sinh viên, học sinh trước nguy cơ bạo hành thể chất và giới chức nhà trường không nhất quán trong việc giải quyết các vụ việc xâm hại thể chất hoặc bằng lời nói, và các bài giảng thường có nội dung kỳ thị người đồng tính. Nhà cầm quyền chưa triển khai được cơ chế thích đáng để giải quyết các vụ việc bạo hành và kỳ thị.
Các Đối tác Quốc tế Chủ chốt
Trung Quốc vẫn là nhân tố ngoại quốc có ảnh hưởng lớn nhất tới Việt Nam. Các tranh chấp về lãnh hải tiếp tục làm phức tạp quan hệ giữa hai nước.
Tháng Hai, Liên minh Châu Âu và Việt Nam tổ chức đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 9, một thực hành vẫn tiếp tục không mang lại kết quả cụ thể nào. Tháng Tám, Hiệp ước Thương mại Tự do Việt Nam – EU bắt đầu có hiệu lực, tăng cường mối quan hệ của Việt Nam với khối liên minh Châu Âu. Hiệp ước có chứa đựng những điều khoản chung chung, bất khả chế tài về nhân quyền. Dù ở Việt Nam mọi hình thức bất đồng chính kiến đều đang bị xiết ngày càng chặt, Châu Âu chỉ tập trung gây sức ép về quyền của người lao động, dẫn tới một số cải cách và cam kết từ phía Hà Nội. Dù đã ghi nhận các mối quan ngại lớn về việc hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đang có xu hướng tệ đi, trong tháng Hai, số đông các thành viên Nghị viện châu Âu vẫn đồng ý thông qua hiệp ước nói trên.
Năm 2020 đánh dấu kỷ niệm 25 năm nối lại quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Dù nội các đương nhiệm của Hoa Kỳ không mấy quan tâm đến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, một số chính trị gia Hoa Kỳ tiếp tục lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền và lên tiếng ủng hộ các nhà hoạt động ở Việt Nam.
Tháng Tư năm 2020, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ công bố bản phúc trình trong đó có khuyến nghị xếp hạng Việt Nam là một “Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt.” Tháng Mười năm 2020, Hoa Kỳ và Việt Nam tổ chức đối thoại nhân quyền qua màn hình, trong đó các quan chức Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ đã nêu quan ngại về nhiều vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, vụ bắt giữ nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Phạm Đoan Trang, đã nêu ở phần trên, xảy ra sau khi cuộc đối thoại kết thúc chưa đầy 24 giờ, như khẳng định rằng cuộc đối thoại chẳng mấy hiệu quả.
Quan hệ song phương giữa Australia và Việt Nam tiếp tục phát triển ngay cả khi một công dân Australia, Châu Văn Khảm, tiếp tục phải ngồi tù ở Việt Nam với tội danh “khủng bố” vì bị cho là đã tham gia một đảng chính trị hải ngoại bị chính quyền Việt Nam tuyên bố là bất hợp pháp.
Nhật Bản vẫn là nhà tài trợ quốc tế song phương quan trọng nhất của Việt Nam. Cũng như các năm trước, Nhật Bản từ chối sử dụng cán cân kinh tế để công khai thúc đẩy Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền.
January 14, 2021
Việt Nam: Các sự kiện năm 2020
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Theo dõi Nhân quyền (HRW), tháng 1 năm 2021
Trong năm 2020, Việt Nam tiếp tục vi phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản một cách có hệ thống. Chính quyền, dưới chế độ cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, xiết chặt vòng kiềm tỏa các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, nhóm họp ôn hòa, tự do đi lại và tự do tôn giáo. Các công đoàn độc lập hay bất kỳ một tổ chức, hội nhóm nào bị coi là có nguy cơ đối với sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản vẫn bị cấm thành lập và hoạt động. Nhà cầm quyền chặn đường truy cập tới một số trang mạng và tài khoản trên mạng xã hội, và gây sức ép, buộc các công ty viễn thông và mạng xã hội phải gỡ bỏ hoặc hạn chế các nội dung phê phán chính quyền hoặc đảng cầm quyền.
Những người lên tiếng phê phán đảng hoặc chính quyền phải đối mặt với nguy cơ bị công an đe dọa, sách nhiễu, cản trở việc đi lại, hành hung thân thể, bị câu lưu và bắt giữ tùy tiện, và bỏ tù. Công an giam giữ các nhà hoạt động chính trị hàng tháng trời mà không cho tiếp xúc với luật sư và thẩm vấn họ thô bạo. Các tòa án do đảng kiểm soát kết án các nhà hoạt động và blogger dựa trên các cáo buộc ngụy tạo về an ninh quốc gia.
Chính quyền Việt Nam có vẻ đã đạt được một số thành công trong việc chống dịch Covid-19. Sau khi áp dụng chính sách gắt gao về theo dõi tiếp xúc, xét nghiệm hàng loạt, tuyên truyền vệ sinh, đóng cửa biên giới sớm, giãn cách xã hội, bắt buộc cách ly tập trung, tính đến cuối năm 2020 Việt Nam chỉ ghi nhận khoảng hơn 1.000 ca nhiễm và 35 người chết. Tuy nhiên, các thành tích đó của Việt Nam phải đổi bằng cái giá là gia tăng vi phạm nhân quyền: hạn chế tự do biểu đạt; không bảo vệ được quyền riêng tư; và bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và hỗ trợ của chính phủ.
Tự do Biểu đạt, Tự do Chính kiến và Tự do Ngôn luận
Trong năm 2020, những người bất đồng chính kiến trên mạng thường xuyên phải đối mặt với sách nhiễu và đe dọa. Một số người bị bắt và bị cáo buộc theo bộ luật hình sự Việt Nam, có nội dung hình sự hóa các hành vi ngôn luận có tính phê phán chính quyền hay khuyến khích các tư tưởng “phản động.” Chính quyền truy tố nhiều nhà bất đồng chính kiến trong suốt năm 2020.
Trong tháng Tư, tháng Sáu và tháng Bảy, các toà án Việt Nam xử Phan Công Hải, Nguyễn Văn Nghiêm, Đinh Văn Phú và Nguyễn Quốc Đức Vượng và kết án mỗi người từ năm đến tám năm tù vì đã phê phán Đảng và Nhà nước.
Tháng Năm, công an bắt Nguyễn Tường Thụy và tháng Sáu bắt Lê Hữu Minh Tuấn vì tham gia Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) và cáo buộc họ tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự Việt Nam. Chủ tịch hội, Ts. Phạm Chí Dũng, đã bị bắt từ tháng Mười một năm 2019, dường như liên quan đến việc ông công khai bày tỏ ý kiến phản đối hiệp ước thương mại tự do EU-Việt Nam. Từ tháng Tư đến tháng Tám, công an bắt giữ chín người khác trong đó có blogger độc lập Phạm Chí Thành, nhà hoạt động quyền lợi đất đai Nguyễn Thị Tâm cựu tù nhân chính trị Cấn Thị Thêu và các con trai bà là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Tháng Mười, công an bắt blogger nhân quyền nổi tiếng Phạm Đoan Trang. Cả 10 người này đều bị cáo buộc tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự.
Quyền Tự do Báo chí và Tiếp cận Thông tin
Chính quyền Việt Nam tiếp tục cấm các kênh truyền thông tư nhân hoặc độc lập hoạt động và kiểm soát chặt chẽ các đài phát thanh, truyền hình và cơ sở in ấn. Nhà cầm quyền chặn đường kết nối tới một số trang mạng nhạy cảm về chính trị, thường xuyên đóng các blog và yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet phải gỡ bỏ các nội dung hay tài khoản mạng xã hội bị coi là trái ý về chính trị.
Trong tháng Tư, chính quyền chặn đường truy cập tới các máy chủ bộ nhớ đệm địa phương (local cache server) của Facebook và yêu cầu công ty này gỡ bỏ các trang do các nhà bất đồng chính kiến điều hành. Facebook, thỏa hiệp trước sức ép, đã đồng ý hạn chế đường truy cập tới một số trang ở trong nước Việt Nam, tạo thành một tiền lệ đáng lo ngại. Tháng Chín, Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam khen ngợi Facebook và YouTube “đã có chuyển biến tích cực trong việc phối hợp với Bộ TT-TT để ngăn chặn thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam.”
Trong tháng Tư và tháng Năm, một toà án Việt Nam đã kết án hai người sử dụng Facebook là Chung Hoàng Chương và Mã Phùng Ngọc Phú các mức án lần lượt là 18 tháng và 9 tháng tù vì các bài phê phán chính quyền đăng trên Facebook của họ theo điều 331 bộ luật hình sự. Tháng Sáu, nhà cầm quyền bắt giữ Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thương vì làm điều hợp viên cho một nhóm của những người sử dụng Facebook thảo luận về kinh tế, xã hội và chính trị Việt Nam, và cáo buộc họ cũng theo điều 331.
Quyền Tự do Lập hội và Nhóm họp
Công đoàn độc lập, các tổ chức nhân quyền và đảng chính trị vẫn bị cấm. Những người vận động cố gắng thành lập công đoàn hay các nhóm hội của người lao động phải đối mặt với sự sách nhiễu, đe dọa và trả đũa từ cả phía chính quyền lẫn những người sử dụng lao động. Nhà cầm quyền Việt Nam quy định các cuộc tụ tập đông người nơi công cộng phải được phê duyệt, và từ chối cấp phép một cách hệ thống đối với bất kỳ một cuộc gặp mặt, tuần hành hay nhóm họp đông người nào bị coi là không vừa ý về chính trị.
Tháng 11 năm 2019, Quốc hội Việt Nam thông qua bộ luật lao động sửa đổi, có hiệu lực vào tháng Giêng năm 2021. Bộ luật mới, trên bề nổi sẽ cho phép thành lập “các tổ chức đại diện của người lao động,” nhưng các tổ chức đó chỉ có thể được thành lập nếu được chính quyền cho phép, và chắc sẽ bị kiểm soát chặt chẽ.
Tháng Tư, công an bắt giữ cựu tù nhân chính trị Trần Đức Thạch vì cho rằng ông có liên quan tới một nhóm nhân quyền, Hội Anh em Dân chủ. Chính quyền cáo buộc ông tội lật đổ theo điều 109 bộ luật hình sự.
Cũng như các năm trước, chính quyền trưng thu đất đai cho các dự án kinh tế, thường là không đền bù thỏa đáng hoặc theo một quy trình thích đáng. Đến năm 2020, khái niệm “dân oan” đã trở thành một thành ngữ quen thuộc được dùng để tả những người bị chính quyền ép buộc phải rời bỏ mảnh đất của mình.
Tháng Giêng, một vụ xung đột bạo lực xảy ra ở Đồng Tâm, một xã thuộc Hà Nội, giữa công an và các nhà hoạt động quyền lợi đất đai từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối trưng thu đất đai ở khu vực này. Các chi tiết vẫn chưa rõ ràng, nhưng được biết đã có vài người bị tử vong, trong đó có ba công an và một dân làng. Chính quyền bắt giữ 29 người dân trong làng và cáo buộc họ tội giết người và chống người thi hành công vụ. Tháng Chín, một tòa án ở Hà Nội xét xử và kết án hai người trong số đó mức án tử hình. Một người khác bị kết án tù chung thân. Những người còn lại nhận án treo hoặc mức án tù thấp hơn, người nhiều nhất là 16 năm. Các luật sư bào chữa nói rằng một số bị cáo cho biết họ đã bị tra tấn và ép nhận tội.
Tự do Tôn giáo
Chính quyền Việt Nam hạn chế các hoạt động thực hành tôn giáo bằng các quy phạm pháp luật, các quy định về đăng ký, và bằng theo dõi. Các nhóm tôn giáo phải được phê chuẩn và đăng ký với chính quyền, đồng thời phải hoạt động dưới các ban trị sự do nhà nước quản lý. Dù nhà cầm quyền cho phép nhiều nhà thờ, chùa chiền trong hệ thống kiểm soát của nhà nước được tổ chức thờ phượng, cúng lễ nhưng vẫn cấm các hoạt động tôn giáo bị tùy tiện quy kết là đi ngược lại với “lợi ích quốc gia,” “trật tự xã hội,” hay “khối đại đoàn kết dân tộc,” trong đó có nhiều hoạt động tôn giáo thông thường.
Công an Việt Nam giám sát, sách nhiễu và đôi khi dùng vũ lực đàn áp đối với các nhóm tôn giáo hoạt động bên ngoài hệ thống tôn giáo do nhà nước kiểm soát. Các nhóm tôn giáo không được công nhận, trong đó có các nhóm Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Cơ đốc giáo, và Phật giáo phải đối mặt với nguy cơ bị theo dõi liên tục, bị sách nhiễu và đe dọa. Tín đồ của các nhóm tôn giáo độc lập có thể bị đấu tố đông người, buộc từ bỏ đạo, giam giữ, thẩm vấn, tra tấn và bỏ tù.
Quyền Trẻ em
Bạo hành đối với trẻ em, bao gồm cả lạm dụng tình dục, lan tràn ở Việt Nam, kể cả ở học đường. Nhiều bài báo Việt Nam đưa tin về các trường hợp thầy cô giáo hay nhân viên ở các cơ sở nhà nước lạm dụng tình dục, đánh đập trẻ em bằng tay chân hoặc thậm chí bằng roi gậy.
Các thanh thiếu niên đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới phải đối mặt với nạn kỳ thị và bạo hành phổ biến ở nhà và ở trường. Các huyền thoại hoang đường tràn lan về xu hướng tính dục và bản dạng giới, trong đó có niềm tin sai lệch rằng hấp dẫn tính dục đồng giới là một triệu chứng tâm lý có thể chẩn đoán và chữa trị được, rất phổ biến trong ngành giáo dục nói riêng và dân chúng nói chung.
Các trường học thường không bảo vệ được sinh viên, học sinh trước nguy cơ bạo hành thể chất và giới chức nhà trường không nhất quán trong việc giải quyết các vụ việc xâm hại thể chất hoặc bằng lời nói, và các bài giảng thường có nội dung kỳ thị người đồng tính. Nhà cầm quyền chưa triển khai được cơ chế thích đáng để giải quyết các vụ việc bạo hành và kỳ thị.
Các Đối tác Quốc tế Chủ chốt
Trung Quốc vẫn là nhân tố ngoại quốc có ảnh hưởng lớn nhất tới Việt Nam. Các tranh chấp về lãnh hải tiếp tục làm phức tạp quan hệ giữa hai nước.
Tháng Hai, Liên minh Châu Âu và Việt Nam tổ chức đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 9, một thực hành vẫn tiếp tục không mang lại kết quả cụ thể nào. Tháng Tám, Hiệp ước Thương mại Tự do Việt Nam – EU bắt đầu có hiệu lực, tăng cường mối quan hệ của Việt Nam với khối liên minh Châu Âu. Hiệp ước có chứa đựng những điều khoản chung chung, bất khả chế tài về nhân quyền. Dù ở Việt Nam mọi hình thức bất đồng chính kiến đều đang bị xiết ngày càng chặt, Châu Âu chỉ tập trung gây sức ép về quyền của người lao động, dẫn tới một số cải cách và cam kết từ phía Hà Nội. Dù đã ghi nhận các mối quan ngại lớn về việc hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đang có xu hướng tệ đi, trong tháng Hai, số đông các thành viên Nghị viện châu Âu vẫn đồng ý thông qua hiệp ước nói trên.
Năm 2020 đánh dấu kỷ niệm 25 năm nối lại quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Dù nội các đương nhiệm của Hoa Kỳ không mấy quan tâm đến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, một số chính trị gia Hoa Kỳ tiếp tục lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền và lên tiếng ủng hộ các nhà hoạt động ở Việt Nam.
Tháng Tư năm 2020, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ công bố bản phúc trình trong đó có khuyến nghị xếp hạng Việt Nam là một “Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt.” Tháng Mười năm 2020, Hoa Kỳ và Việt Nam tổ chức đối thoại nhân quyền qua màn hình, trong đó các quan chức Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ đã nêu quan ngại về nhiều vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, vụ bắt giữ nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Phạm Đoan Trang, đã nêu ở phần trên, xảy ra sau khi cuộc đối thoại kết thúc chưa đầy 24 giờ, như khẳng định rằng cuộc đối thoại chẳng mấy hiệu quả.
Quan hệ song phương giữa Australia và Việt Nam tiếp tục phát triển ngay cả khi một công dân Australia, Châu Văn Khảm, tiếp tục phải ngồi tù ở Việt Nam với tội danh “khủng bố” vì bị cho là đã tham gia một đảng chính trị hải ngoại bị chính quyền Việt Nam tuyên bố là bất hợp pháp.
Nhật Bản vẫn là nhà tài trợ quốc tế song phương quan trọng nhất của Việt Nam. Cũng như các năm trước, Nhật Bản từ chối sử dụng cán cân kinh tế để công khai thúc đẩy Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền.