Bộ Ngoại giao Anh mới cho biết đã cùng với Canada lên tiếng với chính phủ Việt Nam về vụ bắt giữ các cá nhân, trong đó có ký giả tự do Phạm Đoan Trang, mà họ nói là “nhằm hạn chế tự do ngôn luận”.
Thông tin này được đưa ra hôm 17/11 sau khi Vương quốc Anh và Canada đồng chủ trì cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên của Liên minh Tự do Báo chí, với đại diện của 40 chính phủ, bên lề cuộc hội thảo trực tuyến toàn cầu về tự do báo chí lần thứ hai do Canada và Botswana đồng chủ trì.
Anh và Canada cho biết “đã bày tỏ lo ngại tới chính phủ Việt Nam về một vài trường hợp các cá nhân bị bắt nhằm hạn chế tự do ngôn luận”, trong đó có bà Phạm Đoan Trang và ông Phạm Chí Dũng cùng những thành viên khác của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
“Chúng tôi đề nghị chính phủ Việt Nam đảm bảo rằng hành động và luật pháp của Việt Nam nhất quán với nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam”, thông cáo được Đại sứ quán Anh tại Việt Nam công bố có đoạn.
Hai quốc gia này nói thêm rằng “một nền báo chí độc lập là rất cần thiết để vận hành tốt xã hội” cũng như là “nền tảng cho sự thịnh vượng về kinh tế và phát triển xã hội”.
“Khi mọi người có thể tranh biện về các vấn đề mà không lo sợ bị ngược đãi, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và tiến bộ”, Anh và Canada nhận định, theo tuyên bố ra ngày 17/11.
Ký giả tự do Phạm Đoan Trang bị bắt hôm 6/10 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ từng lên tiếng về vụ bà Trang. Một quan chức ngoại giao phụ trách về nhân quyền và 12 dân biểu Mỹ đã kêu gọi Việt Nam “ngay lập tức thả bà và hủy bỏ mọi cáo buộc”.
Trong khi đó, tờ Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam, từng đăng bài viết chỉ trích các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi phóng thích bà Trang, tuyên bố rằng “hoàn toàn không có chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là đàn áp người ‘bất đồng chính kiến’, ‘người hoạt động nhân quyền’”.
Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, bị bắt ngày 21/11/2019, cũng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Tờ Công an Nhân dân từng dẫn lời cơ quan điều tra nói rằng ông Dũng, vốn viết blog cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ với những bài như “Vì sao Trọng không dám đả động Bãi Tư Chính và Trung Quốc?” hay “Trọng có dám ‘thiêu’ Tiến?”, “có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự thành phố [Hồ Chí Minh]”.
Sau khi lần đầu tiên được tiếp xúc với thân chủ hôm 10/11, luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với VOA rằng ông Dũng mới đây đã “ghi vào giấy nhận cáo trạng” rằng ông “không vi phạm pháp luật Việt Nam”.
Theo Bộ Ngoại giao Anh, Liên minh Tự do Báo chí được thành lập vào tháng Bảy năm 2019 với mục tiêu “thúc đẩy tự do báo chí bằng cách vận động về các trường hợp cá nhân” cũng như “quy trách nhiệm cho những ai gây hại cho các nhà báo”.
November 21, 2020
Anh, Canada ‘bày tỏ lo ngại’ về Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, và các thành viên Hội NBĐLVN
by Nhan Quyen • [Human Rights]
VOA, ngày 19/11/2020
Bộ Ngoại giao Anh mới cho biết đã cùng với Canada lên tiếng với chính phủ Việt Nam về vụ bắt giữ các cá nhân, trong đó có ký giả tự do Phạm Đoan Trang, mà họ nói là “nhằm hạn chế tự do ngôn luận”.
Thông tin này được đưa ra hôm 17/11 sau khi Vương quốc Anh và Canada đồng chủ trì cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên của Liên minh Tự do Báo chí, với đại diện của 40 chính phủ, bên lề cuộc hội thảo trực tuyến toàn cầu về tự do báo chí lần thứ hai do Canada và Botswana đồng chủ trì.
Anh và Canada cho biết “đã bày tỏ lo ngại tới chính phủ Việt Nam về một vài trường hợp các cá nhân bị bắt nhằm hạn chế tự do ngôn luận”, trong đó có bà Phạm Đoan Trang và ông Phạm Chí Dũng cùng những thành viên khác của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
“Chúng tôi đề nghị chính phủ Việt Nam đảm bảo rằng hành động và luật pháp của Việt Nam nhất quán với nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam”, thông cáo được Đại sứ quán Anh tại Việt Nam công bố có đoạn.
Hai quốc gia này nói thêm rằng “một nền báo chí độc lập là rất cần thiết để vận hành tốt xã hội” cũng như là “nền tảng cho sự thịnh vượng về kinh tế và phát triển xã hội”.
“Khi mọi người có thể tranh biện về các vấn đề mà không lo sợ bị ngược đãi, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và tiến bộ”, Anh và Canada nhận định, theo tuyên bố ra ngày 17/11.
Ký giả tự do Phạm Đoan Trang bị bắt hôm 6/10 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ từng lên tiếng về vụ bà Trang. Một quan chức ngoại giao phụ trách về nhân quyền và 12 dân biểu Mỹ đã kêu gọi Việt Nam “ngay lập tức thả bà và hủy bỏ mọi cáo buộc”.
Trong khi đó, tờ Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam, từng đăng bài viết chỉ trích các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi phóng thích bà Trang, tuyên bố rằng “hoàn toàn không có chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là đàn áp người ‘bất đồng chính kiến’, ‘người hoạt động nhân quyền’”.
Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, bị bắt ngày 21/11/2019, cũng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Tờ Công an Nhân dân từng dẫn lời cơ quan điều tra nói rằng ông Dũng, vốn viết blog cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ với những bài như “Vì sao Trọng không dám đả động Bãi Tư Chính và Trung Quốc?” hay “Trọng có dám ‘thiêu’ Tiến?”, “có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự thành phố [Hồ Chí Minh]”.
Sau khi lần đầu tiên được tiếp xúc với thân chủ hôm 10/11, luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với VOA rằng ông Dũng mới đây đã “ghi vào giấy nhận cáo trạng” rằng ông “không vi phạm pháp luật Việt Nam”.
Theo Bộ Ngoại giao Anh, Liên minh Tự do Báo chí được thành lập vào tháng Bảy năm 2019 với mục tiêu “thúc đẩy tự do báo chí bằng cách vận động về các trường hợp cá nhân” cũng như “quy trách nhiệm cho những ai gây hại cho các nhà báo”.