Hôm 21 tháng 10 năm 2020, Luật sư Nguyễn Văn Miếng nhận được thông báo của Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an TPHCM về việc “để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra vụ án”, qua đó cho biết đã kết thúc giai đoạn điều tra đối với 3 lãnh đạo của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
Cả 3 ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn bị truy tố trong vụ án “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Chủ tịch hội là ông Phạm Chí Dũng đứng đầu.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng vào tối ngày 21 tháng 10 nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại như sau:
“Họ cấp cho mình một cái thông báo bào chữa, trường hợp này là do tôi có khiếu nại việc tham gia bào chữa đối với các bị cáo, các thân chủ của tôi.
Nhưng mà cũng may mắn là bên cơ quan điều tra đã ra một thông báo là họ vừa mới kết thúc điều tra xong vào ngày 15 tháng 10, cho nên họ nói chúng tôi phải liên hệ với lại Viện Kiểm sát để nơi đó cấp thông báo bào chữa.
Khi có thông báo bào chữa rồi thì chúng tôi được phép nghiên cứu hồ sơ và được phép vô trong trại giam, được gặp mặt thân chủ không hạn chế số lần ra vô trại.”
Theo Luật sư Miếng, Công an TPHCM đã có kết luận điều tra, tuy nhiên chưa giao cho luật sư.
Việc của luật sư bây giờ là gặp mặt thân chủ trong trại tạm giam từ đó lập ra phương án bào chữa khi ra tòa.
Bà Nguyễn Thị Lân, vợ của Phó Chủ tịch Hội – ông Nguyễn Tường Thụy trong cùng ngày cũng lên tiếng trên Facebook cá nhân bày tỏ:
“Không biết họ điều tra cái gì khi những người này không hề vi phạm gì theo quy định của pháp luật Việt nam hiện hành. Tôi cực lực lên án nếu chính quyền kết tội họ!
Để đòi được công lý cho những người nằm trong đó có chồng tôi – anh Nguyễn Tường Thuỵ, tôi tha thiết cầu mong sự lên tiếng của các cá nhân, tổ chức của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, các tổ chức nhân quyền kêu gọi trả tự do cho chồng tôi Nguyễn Tường Thuỵ, Phạm Chí Dũng và Lê Hữu Minh Tuấn”.
Cũng theo bà Lân, từ khi bị bắt tại Hà Nội và di lý vào TPHCM hồi tháng 5-2020 đến giờ, bà chưa một lần nào được gặp mặt ông Nguyễn Tường Thụy.
Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng – Chủ tịch của Hội nhà báo độc lập Việt Nam (một tổ chức không được nhà nước công nhận) bị Cơ quan an ninh điều tra Công an TPHCM bắt tạm giam để điều tra theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo thông tin công bố trên Cổng thông tin điện tử của Công an TP.HCM, thời gian qua, ông Phạm Chí Dũng bị cho là “có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự thành phố.”
Những hoạt động này được biết đến như là viết báo, viết blog chỉ trích các chính sách của chính phủ cũng như trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài.
Hai ông Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn lần lượt bị bắt giữ vào tháng 5 và tháng 6 năm 2020.
October 21, 2020
Kết thúc giai đoạn điều tra 3 lãnh đạo của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Hôm 21 tháng 10 năm 2020, Luật sư Nguyễn Văn Miếng nhận được thông báo của Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an TPHCM về việc “để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra vụ án”, qua đó cho biết đã kết thúc giai đoạn điều tra đối với 3 lãnh đạo của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
Cả 3 ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn bị truy tố trong vụ án “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Chủ tịch hội là ông Phạm Chí Dũng đứng đầu.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng vào tối ngày 21 tháng 10 nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại như sau:
“Họ cấp cho mình một cái thông báo bào chữa, trường hợp này là do tôi có khiếu nại việc tham gia bào chữa đối với các bị cáo, các thân chủ của tôi.
Nhưng mà cũng may mắn là bên cơ quan điều tra đã ra một thông báo là họ vừa mới kết thúc điều tra xong vào ngày 15 tháng 10, cho nên họ nói chúng tôi phải liên hệ với lại Viện Kiểm sát để nơi đó cấp thông báo bào chữa.
Khi có thông báo bào chữa rồi thì chúng tôi được phép nghiên cứu hồ sơ và được phép vô trong trại giam, được gặp mặt thân chủ không hạn chế số lần ra vô trại.”
Theo Luật sư Miếng, Công an TPHCM đã có kết luận điều tra, tuy nhiên chưa giao cho luật sư.
Việc của luật sư bây giờ là gặp mặt thân chủ trong trại tạm giam từ đó lập ra phương án bào chữa khi ra tòa.
Bà Nguyễn Thị Lân, vợ của Phó Chủ tịch Hội – ông Nguyễn Tường Thụy trong cùng ngày cũng lên tiếng trên Facebook cá nhân bày tỏ:
“Không biết họ điều tra cái gì khi những người này không hề vi phạm gì theo quy định của pháp luật Việt nam hiện hành. Tôi cực lực lên án nếu chính quyền kết tội họ!
Để đòi được công lý cho những người nằm trong đó có chồng tôi – anh Nguyễn Tường Thuỵ, tôi tha thiết cầu mong sự lên tiếng của các cá nhân, tổ chức của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, các tổ chức nhân quyền kêu gọi trả tự do cho chồng tôi Nguyễn Tường Thuỵ, Phạm Chí Dũng và Lê Hữu Minh Tuấn”.
Cũng theo bà Lân, từ khi bị bắt tại Hà Nội và di lý vào TPHCM hồi tháng 5-2020 đến giờ, bà chưa một lần nào được gặp mặt ông Nguyễn Tường Thụy.
Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng – Chủ tịch của Hội nhà báo độc lập Việt Nam (một tổ chức không được nhà nước công nhận) bị Cơ quan an ninh điều tra Công an TPHCM bắt tạm giam để điều tra theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo thông tin công bố trên Cổng thông tin điện tử của Công an TP.HCM, thời gian qua, ông Phạm Chí Dũng bị cho là “có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự thành phố.”
Những hoạt động này được biết đến như là viết báo, viết blog chỉ trích các chính sách của chính phủ cũng như trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài.
Hai ông Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn lần lượt bị bắt giữ vào tháng 5 và tháng 6 năm 2020.