Ngày 20 tháng 1 năm 2010, ông Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế tại gia. Trong phiên xử, bản thân ông đã tuyên bố mình bị bức cung và yêu cầu tái xét sự việc.
Ông Thức bị bắt với cáo buộc “trộm cước viễn thông” vào ngày 24 tháng 5 năm 2009. Chính quyền sau đó đã chuyển sang điều tra hình sự với tội danh dựa trên Điều 88 của BLHS năm 1999 “tuyên truyền chống phá nhà nước”, rồi lại buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79.
Năm 2015, “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được sửa thành “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điều 88 của BLHS 1999 được chuyển thành Điều 117 BLHS năm 2015. Điều 117 quy định mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm cho những hành vi bị cho là nhằm chống Nhà nước. Trong đó, người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai ông Thức cho RFA biết qua điện thoại vào chiều ngày 13 tháng 10 năm 2020:
“Cái vấn đề chính ở đây là do Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định cái tội danh mà anh Thức bị kết án là “chuẩn bị phạm tội”. Đối với tội danh đó thì mức án tối đa thì chỉ 5 năm tù thôi nhưng mà anh Thức đã đã thụ án tới bữa nay đã là hơn 11 năm rồi. Anh Thức phải được trả tự do ngay theo luật của Việt Nam.”
Theo gia đình ông Thức, hôm 8 tháng 10, ông Thức báo với gia đình rằng ông đã tuyệt thực sang ngày thứ 3 trong Trại giam số 6 để yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao xem xét đơn yêu cầu miễn hình phạt còn lại cho ông, căn cứ vào Bộ luật hình sự 2015. Đến ngày 11 tháng 10, gia đình ông Thức phát động chiến dịch pháp lý trên mạng xã hội để đồng hành cùng ông. Gia đình đề nghị gửi hai lá đơn cho Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình và Hội đồng thẩm phán để yêu cầu miễn 5 năm tù còn lại trong bản án 16 năm cho ông Thức. Một lá đơn yêu cầu giải thích pháp luật về nguyên tắc áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội và điều luật “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Ông Trần Huỳnh Duy Tân nói tiếp:
“Anh Thức đang tuyệt thực để yêu cầu tòa án phải xem xét, giải quyết lá đơn yêu cầu của anh. Gia đình cũng kêu gọi mọi người cùng có hành động yêu cầu TAND tối cao và những cơ quan có thẩm quyền trả lời những đề nghị đó của gia đình.”
Đây không phải lần đầu ông Thức và gia đình có đơn yêu cầu xem xét lại án tù cho ông, và giảm án chiếu theo Bộ luật Hình sự mới. Nhưng mọi việc không hề tiến triển.
Ngày 28 tháng 1 năm 2018, từ trại giam, ông Trần Huỳnh Duy Thức đã gởi một lá đơn nêu rõ những căn cứ mà chiếu theo đó, ông Thức có đủ điều kiện để tòa án giảm mức hình phạt đã tuyên. Cuối tháng 4 năm 2018, gia đình ông đã gửi thư đề nghị “đặc xá, trả tự do” cho ông Thức đến Chủ tịch nước, Thủ tướng Việt Nam và một số nhà chức trách liên quan.
Luật sư Ngô Ngọc Trai, người được gia đình ông Trần Huỳnh Duy Thức tư vấn pháp lý trong việc đề nghị đặc xá trả tự do cho ông Thức, cũng đồng thời có đơn gởi Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết đặc xá trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hôm 19 tháng 7 năm 2018 gửi thư trả lời Luật sư Ngô Ngọc Trai về đơn đề nghị Chủ tịch nước Việt Nam đặc xá cho tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, theo quy định về đặc xá trong trường hợp đặc biệt. Theo văn bản mà luật sư Ngô Ngọc Trai đăng tải thì Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết Chủ tịch nước và Chính phủ hiện nay chưa có chủ trương đặc xá và chưa có yêu cầu lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt.
RFA liên lạc với Luật sư Ngô Ngọc Trai vào tối ngày 19 tháng 10 năm 2020 để hỏi thông tin mới nhất về trường hợp này, nhưng ông từ chối trả lời.
Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang/ Photo: facebook Phạm Đoan Trang
Cũng liên quan Điều 117, hôm 16 tháng 10 năm 2020, một nhóm luật sư gốc Việt ở nước ngoài ra một thư mở đòi hủy bỏ Điều 117 BLHS. Thư được gửi đến Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản VN và Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
Lá thư nêu rõ, Điều 117, và trước đó, Điều 88, cả hai không những vi phạm Hiến Pháp hiện hành mà đã và đang được sử dụng như là một phương tiện trấn áp nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị dưới danh nghĩa luật pháp quốc gia.
Các luật sư viện dẫn các Điều 25, 28, 30 của Hiến Pháp quy định rằng công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước, và mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo thư mở này, Điều 117 Bộ Luật Hình Sự hiện hành quy định về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” đã vi phạm nghiêm trọng tinh thần cũng như văn bản của Hiến Pháp.
RFA liên hệ Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada và được ông cho biết, ông và các luật sư khác không ảo tưởng rằng vấn đề này sẽ được chính phủ Việt Nam lắng nghe. Tuy nhiên, việc phải làm thì các luật sư vẫn làm. Ông nói:
“Chúng tôi đã gửi thư thông qua Đại sứ quán Việt Nam ở Canada hôm 16/10. Chúng tôi cũng cố gắng thông qua những kênh liên lạc không chính thức với Chính phủ Việt Nam để tác động. Việc này cần thời gian, bởi không chỉ một lá thư kiến nghị mà Quốc hội, đặc biệt là đảng cộng sản Việt Nam lại có thay đổi lớn về vấn đề này.
Tôi nghĩ rằng anh Trần Huỳnh Duy Thức ngày trước cũng như trường hợp mới nhất là cô Phạm Đoan Trang đều đấu tranh cho tự do và dân chủ. Họ không có ý đồ chống lại chính quyền Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Mục đích của họ là muốn cho Việt Nam tiến gần với thế giới, tiến gần với những giá trị văn minh của cộng đồng thế giới. Tôi thấy tiếc là chính phủ Hà Nội luôn dùng pháp luật để đàn áp những tiếng nói bất đồng với họ.”
Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang – một nhà hoạt động nhân quyền và là một người viết sách nổi tiếng ở Việt Nam bị Cơ quan An ninh – Bộ Công an bắt giữ vào khuya ngày 6 tháng 10 năm 2020 tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ vài giờ sau khi cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt lần thứ 24 kết thúc.
Ngày hôm sau, truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin Cơ quan An ninh Điều Tra thuộc Công an Hà Nội quyết định khởi tố cô Phạm Đoan Trang với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999; và cáo buộc ‘làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam’ theo điều 117 Bộ luật Hình sự VN năm 2015.
October 20, 2020
Kêu gọi thay đổi điều luật vì vi hiến!
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ngày 20 tháng 1 năm 2010, ông Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế tại gia. Trong phiên xử, bản thân ông đã tuyên bố mình bị bức cung và yêu cầu tái xét sự việc.
Ông Thức bị bắt với cáo buộc “trộm cước viễn thông” vào ngày 24 tháng 5 năm 2009. Chính quyền sau đó đã chuyển sang điều tra hình sự với tội danh dựa trên Điều 88 của BLHS năm 1999 “tuyên truyền chống phá nhà nước”, rồi lại buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79.
Năm 2015, “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được sửa thành “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điều 88 của BLHS 1999 được chuyển thành Điều 117 BLHS năm 2015. Điều 117 quy định mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm cho những hành vi bị cho là nhằm chống Nhà nước. Trong đó, người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai ông Thức cho RFA biết qua điện thoại vào chiều ngày 13 tháng 10 năm 2020:
“Cái vấn đề chính ở đây là do Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định cái tội danh mà anh Thức bị kết án là “chuẩn bị phạm tội”. Đối với tội danh đó thì mức án tối đa thì chỉ 5 năm tù thôi nhưng mà anh Thức đã đã thụ án tới bữa nay đã là hơn 11 năm rồi. Anh Thức phải được trả tự do ngay theo luật của Việt Nam.”
Theo gia đình ông Thức, hôm 8 tháng 10, ông Thức báo với gia đình rằng ông đã tuyệt thực sang ngày thứ 3 trong Trại giam số 6 để yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao xem xét đơn yêu cầu miễn hình phạt còn lại cho ông, căn cứ vào Bộ luật hình sự 2015. Đến ngày 11 tháng 10, gia đình ông Thức phát động chiến dịch pháp lý trên mạng xã hội để đồng hành cùng ông. Gia đình đề nghị gửi hai lá đơn cho Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình và Hội đồng thẩm phán để yêu cầu miễn 5 năm tù còn lại trong bản án 16 năm cho ông Thức. Một lá đơn yêu cầu giải thích pháp luật về nguyên tắc áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội và điều luật “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Ông Trần Huỳnh Duy Tân nói tiếp:
“Anh Thức đang tuyệt thực để yêu cầu tòa án phải xem xét, giải quyết lá đơn yêu cầu của anh. Gia đình cũng kêu gọi mọi người cùng có hành động yêu cầu TAND tối cao và những cơ quan có thẩm quyền trả lời những đề nghị đó của gia đình.”
Đây không phải lần đầu ông Thức và gia đình có đơn yêu cầu xem xét lại án tù cho ông, và giảm án chiếu theo Bộ luật Hình sự mới. Nhưng mọi việc không hề tiến triển.
Ngày 28 tháng 1 năm 2018, từ trại giam, ông Trần Huỳnh Duy Thức đã gởi một lá đơn nêu rõ những căn cứ mà chiếu theo đó, ông Thức có đủ điều kiện để tòa án giảm mức hình phạt đã tuyên. Cuối tháng 4 năm 2018, gia đình ông đã gửi thư đề nghị “đặc xá, trả tự do” cho ông Thức đến Chủ tịch nước, Thủ tướng Việt Nam và một số nhà chức trách liên quan.
Luật sư Ngô Ngọc Trai, người được gia đình ông Trần Huỳnh Duy Thức tư vấn pháp lý trong việc đề nghị đặc xá trả tự do cho ông Thức, cũng đồng thời có đơn gởi Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết đặc xá trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hôm 19 tháng 7 năm 2018 gửi thư trả lời Luật sư Ngô Ngọc Trai về đơn đề nghị Chủ tịch nước Việt Nam đặc xá cho tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, theo quy định về đặc xá trong trường hợp đặc biệt. Theo văn bản mà luật sư Ngô Ngọc Trai đăng tải thì Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết Chủ tịch nước và Chính phủ hiện nay chưa có chủ trương đặc xá và chưa có yêu cầu lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt.
RFA liên lạc với Luật sư Ngô Ngọc Trai vào tối ngày 19 tháng 10 năm 2020 để hỏi thông tin mới nhất về trường hợp này, nhưng ông từ chối trả lời.
Cũng liên quan Điều 117, hôm 16 tháng 10 năm 2020, một nhóm luật sư gốc Việt ở nước ngoài ra một thư mở đòi hủy bỏ Điều 117 BLHS. Thư được gửi đến Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản VN và Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
Lá thư nêu rõ, Điều 117, và trước đó, Điều 88, cả hai không những vi phạm Hiến Pháp hiện hành mà đã và đang được sử dụng như là một phương tiện trấn áp nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị dưới danh nghĩa luật pháp quốc gia.
Các luật sư viện dẫn các Điều 25, 28, 30 của Hiến Pháp quy định rằng công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước, và mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo thư mở này, Điều 117 Bộ Luật Hình Sự hiện hành quy định về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” đã vi phạm nghiêm trọng tinh thần cũng như văn bản của Hiến Pháp.
RFA liên hệ Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada và được ông cho biết, ông và các luật sư khác không ảo tưởng rằng vấn đề này sẽ được chính phủ Việt Nam lắng nghe. Tuy nhiên, việc phải làm thì các luật sư vẫn làm. Ông nói:
“Chúng tôi đã gửi thư thông qua Đại sứ quán Việt Nam ở Canada hôm 16/10. Chúng tôi cũng cố gắng thông qua những kênh liên lạc không chính thức với Chính phủ Việt Nam để tác động. Việc này cần thời gian, bởi không chỉ một lá thư kiến nghị mà Quốc hội, đặc biệt là đảng cộng sản Việt Nam lại có thay đổi lớn về vấn đề này.
Tôi nghĩ rằng anh Trần Huỳnh Duy Thức ngày trước cũng như trường hợp mới nhất là cô Phạm Đoan Trang đều đấu tranh cho tự do và dân chủ. Họ không có ý đồ chống lại chính quyền Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Mục đích của họ là muốn cho Việt Nam tiến gần với thế giới, tiến gần với những giá trị văn minh của cộng đồng thế giới. Tôi thấy tiếc là chính phủ Hà Nội luôn dùng pháp luật để đàn áp những tiếng nói bất đồng với họ.”
Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang – một nhà hoạt động nhân quyền và là một người viết sách nổi tiếng ở Việt Nam bị Cơ quan An ninh – Bộ Công an bắt giữ vào khuya ngày 6 tháng 10 năm 2020 tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ vài giờ sau khi cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt lần thứ 24 kết thúc.
Ngày hôm sau, truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin Cơ quan An ninh Điều Tra thuộc Công an Hà Nội quyết định khởi tố cô Phạm Đoan Trang với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999; và cáo buộc ‘làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam’ theo điều 117 Bộ luật Hình sự VN năm 2015.