Ngày 25/9, 64 dân biểu Quốc hội Châu Âu đã ký một bức thỉnh nguyện thư chung gửi lên Valdis Dombrovskis, Cao ủy Thương mại EU; và ông Josep Borrell Fontelles, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại và là Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), đề nghị EU có những biện pháp gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Theo bức thư, mặc dù Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam đã được quốc hội hai bên thông qua và đi vào hiệu lực từ ngày 1/8 năm nay, nhưng tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam vẫn gia tăng trong năm 2020, ngay trước khi diễn ra Đại hội Đảng 13 vào tháng 1 năm 2021.
Các dân biểu Châu Âu đề cập đến hai trường hợp nổi bật nhất là việc chính quyền Việt Nam cho bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng vì những khuyến nghị của ông lên EU lên quan đến nhân quyền Việt Nam, và vụ xử 29 người dân Đồng Tâm mới đây liên quan đến tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền.
Bức thư có đoạn viết: “Việc bắt giữ các blogger, và nhà báo, những người chỉ trích chính phủ thậm chí đã gia tăng trong năm 2020…. Ông chỉ là một trong nhiều người cất tiếng nói chỉ trích thường xuyên bị sách nhiễu, bắt bớ, truy tố theo các điều luật mập mờ như điều 109, 117 và 331 của Bộ Luật hình sự vốn đã bị Quốc hội Châu Âu và các quốc gia thuộc EU lên án trong phiên kiểm điểm định kỳ với Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền UN”.
Nói về tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nộ, các dân biểu EU viết trong thư: “Việc lấy đất thường xuyên là nguyên nhân gốc rẽ của bạo lực. Nó đã dẫn đến những sự kiện đau lòng ở Đồng Tâm vào tháng 1 vừa qua. Cảnh sát đã dùng bạo lực quá mức đối với xã này nơi những người dân phàn nàn việc thu hồi đất đai sai trái….”
Hôm 14/9 vừa qua, toà án Nhân dân Hà Nội đã kết án tử hình 2 người dân Đồng Tâm và tù chung thân 1 người dân Đồng Tâm khác về tội giết người. 26 người còn lại bị kết án từ 16 tháng tù treo đến 15 năm tù về các tội giết người và chống người thi hành công vụ. Tất cả họ đều bị bắt giữ sau vụ công an tấn công vào Đồng Tâm hôm 9/1/2020.
Các dân biểu Châu Âu nhận định những người dân Đồng Tâm đã phải chịu “bạo lực, tra tấn hoặc bị đối xử tàn tệ, và các phiên toà diễn ra nhanh chóng không đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về công bằng và độc lập.”
Các dân biểu Châu Âu đề nghị EU cần gia tăng đối thoại với Việt Nam về vấn đề nhân quyền, thiết lập cơ chế giám sát độc lập về nhân quyền đối với Việt Nam, và lập các Nhóm Tư vấn Nội địa, cảnh báo giới chức Việt Nam không nên can thiệp vào hoạt động của các nhóm này.
Ngoài ra, các dân biểu cũng kiến nghị một báo cáo gửi Quốc hội EU về vấn đề nhân quyền Việt Nam và nhắc nhở Việt Nam về điều khoản nhân quyền trong EVFTA và IPA mà theo đó EU có thể ngưng thực hiện các hiệp định nếu giới chức Việt Nam tiếp tục không có những cải thiện trong tình hình nhân quyền.
Hiện EU là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2019 đạt hơn 56 tỷ đô la, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt hơn 41 tỷ đô la.
September 26, 2020
64 dân biểu Châu Âu gửi kiến nghị thư yêu cầu EU gây sức ép lên Việt Nam về nhân quyền
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ngày 25/9, 64 dân biểu Quốc hội Châu Âu đã ký một bức thỉnh nguyện thư chung gửi lên Valdis Dombrovskis, Cao ủy Thương mại EU; và ông Josep Borrell Fontelles, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại và là Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), đề nghị EU có những biện pháp gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Theo bức thư, mặc dù Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam đã được quốc hội hai bên thông qua và đi vào hiệu lực từ ngày 1/8 năm nay, nhưng tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam vẫn gia tăng trong năm 2020, ngay trước khi diễn ra Đại hội Đảng 13 vào tháng 1 năm 2021.
Các dân biểu Châu Âu đề cập đến hai trường hợp nổi bật nhất là việc chính quyền Việt Nam cho bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng vì những khuyến nghị của ông lên EU lên quan đến nhân quyền Việt Nam, và vụ xử 29 người dân Đồng Tâm mới đây liên quan đến tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền.
Bức thư có đoạn viết: “Việc bắt giữ các blogger, và nhà báo, những người chỉ trích chính phủ thậm chí đã gia tăng trong năm 2020…. Ông chỉ là một trong nhiều người cất tiếng nói chỉ trích thường xuyên bị sách nhiễu, bắt bớ, truy tố theo các điều luật mập mờ như điều 109, 117 và 331 của Bộ Luật hình sự vốn đã bị Quốc hội Châu Âu và các quốc gia thuộc EU lên án trong phiên kiểm điểm định kỳ với Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền UN”.
Nói về tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nộ, các dân biểu EU viết trong thư: “Việc lấy đất thường xuyên là nguyên nhân gốc rẽ của bạo lực. Nó đã dẫn đến những sự kiện đau lòng ở Đồng Tâm vào tháng 1 vừa qua. Cảnh sát đã dùng bạo lực quá mức đối với xã này nơi những người dân phàn nàn việc thu hồi đất đai sai trái….”
Hôm 14/9 vừa qua, toà án Nhân dân Hà Nội đã kết án tử hình 2 người dân Đồng Tâm và tù chung thân 1 người dân Đồng Tâm khác về tội giết người. 26 người còn lại bị kết án từ 16 tháng tù treo đến 15 năm tù về các tội giết người và chống người thi hành công vụ. Tất cả họ đều bị bắt giữ sau vụ công an tấn công vào Đồng Tâm hôm 9/1/2020.
Các dân biểu Châu Âu nhận định những người dân Đồng Tâm đã phải chịu “bạo lực, tra tấn hoặc bị đối xử tàn tệ, và các phiên toà diễn ra nhanh chóng không đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về công bằng và độc lập.”
Các dân biểu Châu Âu đề nghị EU cần gia tăng đối thoại với Việt Nam về vấn đề nhân quyền, thiết lập cơ chế giám sát độc lập về nhân quyền đối với Việt Nam, và lập các Nhóm Tư vấn Nội địa, cảnh báo giới chức Việt Nam không nên can thiệp vào hoạt động của các nhóm này.
Ngoài ra, các dân biểu cũng kiến nghị một báo cáo gửi Quốc hội EU về vấn đề nhân quyền Việt Nam và nhắc nhở Việt Nam về điều khoản nhân quyền trong EVFTA và IPA mà theo đó EU có thể ngưng thực hiện các hiệp định nếu giới chức Việt Nam tiếp tục không có những cải thiện trong tình hình nhân quyền.
Hiện EU là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2019 đạt hơn 56 tỷ đô la, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt hơn 41 tỷ đô la.