Hiện tượng bắt cóc người bất đồng chính kiến ở các nước Đông Nam Á ‘không có dấu hiệu giảm’, ‘đặc biệt là khi chính quyền các nước độc tài cùng tồn tại cạnh nhau’, Alastair McCready, biên tập viên tạp chí Southeast Asia Globe, nhận định.
“Vào tháng 1/2019, nhà báo kiêm blogger nổi tiếng Việt Nam, Trương Duy Nhất, đã bị bắt và lôi ra khỏi trung tâm mua sắm Future Park ở ngoại ô Bangkok. Sự biến mất của Trương Duy Nhất diễn ra trong sự im lặng thường thấy của giới chức cả Việt Nam và Thái Lan.
“Chí ít, có vẻ như mỗi chính phủ đều hài lòng nhắm mắt làm ngơ trước các hành động tội phạm của các đặc vụ nước ngoài trên đất của họ, biết rằng sẽ đến lượt họ bắt những tiếng nói chỉ trích đang ẩn náu ở nước ngoài phải im lặng,” bài báo của Alastair McCready nhận xét.
Bài viết được phổ biến trước phiên xử phúc thẩm của ông Trương Duy Nhất vài ngày.
Tác giả cũng đề cập đến 11 vụ bắt cóc nhà hoạt động khác được biết đến từ 2016 tới nay ở Thái Lan, Lào, Campuchia, trong đó nhiều người đang tỵ nạn ở nước láng giềng.
Vụ ‘bắt cóc’ Trương Duy Nhất
Tuy chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ việc ông Trương Duy Nhất bị bắt cóc ở Thái Lan, các luật sư bào chữa cho ông Nhất cho BBC hay rằng ông Nhất nói ông bị hai cảnh sát Hoàng Gia Thái Lan bắt ở Bangkok, sau đó họ giao ông cho một nhóm, có khả năng là cảnh sát mật vụ Việt Nam.
Giới chức Thái Lan sau đó giao ông Nhất cho giới chức Việt Nam. Sau vài ngày bị dẫn giải, ông Nhất về tới Việt Nam – nơi giới chức địa phương được cho là “hợp thức hóa vụ việc” bằng cách biên một lệnh bắt giữ với ông Nhất, theo thông tin từ luật sư Đặng Đình Mạnh, người hiện đang hỗ trợ pháp lý cho ông Nhất.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 12/8, hai ngày trước phiên xử phúc thẩm ông Trương Duy Nhất, luật sư Đặng Đình Mạnh nói:
“Trong phiên tòa sơ thẩm, vấn đề này [ông Nhất bị bắt ở Thái Lan] đã được đặt ra dưới góc cạnh pháp lý. Bởi lẽ thế này: Ông Nhất bị bắt, sau đó mấy ngày – tôi không nhớ chính xác – giới chức Việt Nam mới hợp thức hóa việc này bằng một văn bản bắt giữ người tại trụ sở cơ quan công an một phường ở Hà Nội.
“Việc lập biên bản và bắt người như vậy khiến ông Nhất bị mất mấy ngày mà ông bị dẫn giải từ Thái Lan qua Lào về Việt Nam mà không được tính. Chúng tôi đặt ra vấn đề này trên cơ sở bảo vệ quyền lợi cho thân chủ rằng những ngày đó cũng phải được thừa nhận là thời gian ông Nhất bị mất tự do, để khi ông bị tuyên hình phạt thì lẽ ra những ngày đó phải bị trừ đi.
“Nhưng chúng ta cần phải biết rằng hồ sơ vụ án là do cơ quan công an lập. Trong suốt thời gian điều tra, họ giới hạn luật sư vào tham gia vụ án. Cho tới khi hồ sơ đã hoàn thành rồi, chuyển qua Viện Kiếm sát để lập cáo trạng thì luật sư mới được tiếp cận.
“Tiếng là được tiếp cận nhưng thật ra cũng rất khó khăn. Vì vậy chúng tôi không thể chứng minh được ông Nhất bị bắt ở Thái Lan. Trong khi đó là điều mà ai cũng hiểu và ai cũng biết. Tại tòa, khi chúng tôi đề cập đến việc này thì tòa nói không có chứng cứ. Nên đây là điểm chúng ta biết, chúng ta hiểu, nhưng không chứng minh được…
Luật sư Mạnh thừa nhận với BBC News Tiếng Việt rằng việc ‘bắt cóc’ các nhà hoạt động đang xảy ra ở một số quốc gia không coi trọng những quy chuẩn quốc tế như Luật Dẫn độ.
“Việc bắt tội phạm vượt biên giới quốc gia, nhiều quốc gia đã có thông lệ, và khi họ ký các điều ước thì chúng trở thành luật. Chúng ta vẫn hay nghe dưới khái niệm Luật Dẫn độ.
“Lẽ ra các quốc gia nên hành xử với nhau trên cơ sở đó và dựa trên luật pháp quốc tế. Nhưng ở đây họ muốn vượt qua những điều đó.
“Tôi cho rằng điều này hết sức nguy hiểm, áp dụng cách hành xử tùy tiện. Điều này đi ngược lại cách hành xử văn minh của loài người, trong khi chúng ta đang tiến tới hành xử theo pháp luật, trên cơ sở pháp luật,”
Mặc dù Việt Nam chưa từng thừa nhận vụ việc này, điều tra của BBC News Tiếng Việt năm 2019 cho thấy dấu vết của việc ông Nhất đi nộp đơn xin tỵ nạn ở cơ quan Cao ủy Liên Hiệp Quốc tại Bangkok và tại một khách sạn nhỏ vùng ngoại ô Thái Lan – nơi ông Nhất dường như đã lưu lại sáu ngày trước khi bị bắt.
‘Vấn nạn bắt cóc nhà hoạt động tại Đông Nam Á’
Trở lại với bài viết trên Southeast Asia Globe, tác giả Alastair McCready cho rằng việc bắt các các nhà hoạt động tại các nước Đông Nam Á, “chủ yếu là do sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhân vật quyền lực, hợp tác quân sự và các chính phủ độc tài cùng tồn tại cạnh nhau”.
Bài viết liệt kê một danh sách các nhà hoạt động bị bắt mới đây tại các nước khu vực sông Mekong như Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia.
Gần đây nhất là vụ bắt cóc nhà hoạt động người Thái Wanchalearm Satsaksit – người chỉ trích chính phủ Thái Lan của cựu tướng Prayut Chan-O-Cha.
Kịch bản khá giống với nhiều vụ bắt cóc khác từng được mô tả trên báo chí. Wanchalearm Satsaksit đang đi bộ gần nhà ở vùng ngoại ô Phnom Penh, Campuchia ngày 4/6/2020, thì bị đẩy lên một chiếc xe. Khi đó Wanchalearm Satsaksit đang nói chuyện với chị gái qua điện thoại. Và câu cuối mà chị gái anh nghe được từ em mình là ‘Tôi không thở được’.
Thời gian trôi qua, hi vọng tìm thấy Wanchalearm Satsaksit ‘còn sống’ ngày càng mong manh.
Năm 2016, Ittipon Sukpaen biến mất tại Lào, rồi bặt vô âm tín từ đó.
Năm 2017, Wuthipong Kachathamakul bị một nhóm nam giới vũ trang nói tiếng Thái bắt cóc bên ngoài nhà riêng tại Viêng Chăn, Lào, cùng vợ.
Năm 2019, ba nhà hoạt động Chucheep Chiwasut, Siam Theerawut và Kritsana Thapthai – bị chính quyền Việt Nam trao cho chính quyền Thái khi họ đang cố vượt biên giới sang Lào. Họ cũng bặt vô âm tín từ đó tới nay và giới chức Thái Lan phủ nhận đang giam giữ họ.
Cũng trong năm 2019, Surachai Danwattananusorn biến mất. Thi thể nhà hoạt động này hiện vẫn chưa được tìm thấy.
Cùng năm, thi thể hai phụ tá thân cận của Surachai là Chatcharn Buppawan và Kraidej Luelert được tìm thấy trôi trên sông Mekong đoạn chảy qua Vientiane, bị phanh thây và nhồi bằng bê tông.
Vào tháng 12/2019, hai người đàn ông đã tấn công Chamroeun Suon, một quan chức của Đảng Cứu hộ Quốc gia Campuchia đối lập trước đây, bằng một khẩu súng khi ông rời một cửa hàng ở Bangkok. Ông nằm trong số 18 chính trị gia bị thủ tướng Campuchia Hun Sen gán mác “phản bội” chỉ một năm trước đó.
“Tôi là cảnh sát,” một người nói bằng tiếng Thái, trước khi nhanh chóng tiết lộ danh tính thật của mình khi bằng tiếng Khmer rằng “ông chủ yêu cầu tôi tìm anh”. Những người này đem theo một chiếc xe tải đợi cách đó không xa năm mét – nếu không phải vì cuộc tấn công vụng về này, Chamroeun sẽ đơn giản được thêm vào danh sách dài và ngày càng tăng các nạn nhân bị bắt cóc của tiểu vùng sông Mekong.
Tháng 8/2020, Od Sayavong – một thành viên của mạng lưới Tự do cho Lào, gồm những người lao động và nhà hoạt động người Lào sống lưu vong ở Thái Lan, thi thoảng vẫn tổ chức các cuộc biểu tình ở Bangkok – đã biến mất ở thủ đô Thái Lan và hiện vẫn chưa rõ tung tích.
Sự hợp tác giữa các chính phủ đối với những vụ bắt cóc này hầu như không thể chứng minh được, bài báo trên Southeast Asia Globe nhận định.
Với việc các nước láng giềng trong khu vực ngày càng mất an toàn cho những người bất đồng chính kiến, nhiều người hiện đang phải tìm cách trốn chạy xa hơn để đảm bảo an toàn cho họ.
Các nhà hoạt động bị ‘bắt cóc’ tại Việt Nam
Trước vụ bắt cóc nhà báo Trương Duy Nhất, đã có một số vụ việc tương tự khác xảy ra với các nhà hoạt động ở Việt Nam khiến một số tổ chức quốc tế phải lên tiếng.
Ca sỹ, blogger Nguyễn Tín: Năm 2018, ca sỹ, blogger Nguyễn Tín bị đánh, bắt và thả ‘một cách tàn nhẫn’, theo lời của anh với BBC News Tiếng Việt tháng 8/2018.
Nguyễn Tín được biết tới với các livestream anh hát nhạc vàng và các bài viết bày tỏ quan điểm về quyền công dân trên trang blog cá nhân. Anh từng tham gia biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và dự Luật Đặc khu vào hồi đầu tháng Sáu và bị đánh đập, bắt giam ba ngày.
Theo tường thuật của Nguyễn Tín, trong đêm nhạc mang tên ‘Sài Gòn kỷ niệm’ tại Cafe Casanova ở Sài Gòn đêm 15/8 do anh tổ chức, an ninh Việt Nam đã ập vào đánh đập khi anh đang biểu diễn, trói quặt tay ra sau, chụp túi nilon đen lên đầu và đưa anh đi.
“Họ đánh tôi một tiếng đồng hồ như vậy rồi đưa ra xe ô tô 7 chỗ, trong khi tay tôi vẫn bị trói.”
“Xe di chuyển quanh thành phố, đến rừng cao su thì dừng lại. Họ mở cửa, đạp tôi xuống một con kênh cạn nước.”
Nguyễn Tín nói anh phải lang thang trong tình trạng thương tích vài cây số dọc đường để tìm người nhờ gọi điện thoại về gia đình vì không còn tiền và giấy tờ trong người.
Bệnh viện sau đó chẩn đoán Nguyễn Tín bị chấn thương đầu, mũi, mặt, may mắn không bị tổn thương não.
Tổ chức Ân xá Quốc tế sau đó đã yêu cầu chính phủ VN điều tra ngay cáo buộc công an đánh đập tàn nhẫn ca sĩ Nguyễn Tín và nhiều nhà hoạt động ngày 15/8, trong đó có nhà báo Phạm Đoan Trang.
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Một nhân chứng có mặt tại đêm nhạc của Nguyễn Tín, xưng tên là Bảo, nói với BBC News Tiếng Việt qua điện thoại từ Sài Gòn rằng ông thấy nhiều người khác bị đánh đập tàn nhẫn, trong đó có nhà báo bất đồng chính kiến nổi tiếng Phạm Đoan Trang.
Theo lời kể, bà Trang bị công an đạp xuống sàn, mặt mũi chảy máu, sau đó bị công an còng tay đưa lên xe chở đi. Bà Trang sau đó xác nhận trên Facebook cá nhân việc này. Bà Trang cho biết công an đánh vào đầu bà đến vỡ mũ bảo hiểm, chảy máu đầu. Sau đó họ chở bà đi và thả xuống một đoạn đường vắng.
Cũng trong năm 2018, bà Phạm Đoan Trang từng cáo buộc bị an ninh ‘bắt cóc’ vào ngày 24/2 khi bà trở về quê ăn Tết cùng gia đình, sau đó bị thẩm vấn trong suốt 23 giờ về cuốn Chính trị Bình Dân do bà viết. Tổ chức Phóng viên Không biên giới sau đó đã lên án chính quyền Việt Nam về vụ việc này.
Luật sư Nguyễn Văn Đài từng cho BBC News Tiếng Việt biết do ông dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ, ông từng bị an ninh Việt Nam bắt cóc, đánh đập, thẩm vấn, sau đó thả xuống một bãi biển hoang vắng vào một đêm lạnh giá.
Cần làm gì?
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng những vụ ‘bắt cóc’ các nhà hoạt động thường xuyên xảy tại Việt Nam và rằng cộng đồng cần phải được biết để cùng lên án hành động này.
Ông nói: “Tôi tin rằng việc bắt giữ người không thông qua những quy chuẩn như Hiệp định dẫn độ, mà bắt tùy tiện như một hành vi bắt cóc như vậy lẽ ra không nên có và không nên khuyến khích để thực hiện.
“Trước tiên phải nhìn nhận đây là cách hành xử cấp chính quyền và không phù hợp với chuẩn mực luật pháp quốc tế. Tôi tin rằng luật pháp quốc tế phải có những chế tài nhất định, qua đó mới có thể thể chấm dứt được tình trạng bắt cóc người tùy tiện như đã xảy ra.
“Chúng tôi chưa hình dung hết các khả năng mà quốc tế có thể áp đụng đối với các quốc gia có các hoạt động bắt cóc như vậy. Nhưng tôi không loại trừ các trừng phạt trong các ký kết về thương mại, như trong việc ký kết các Hiệp định thương mại vừa qua đều có đặt ra các điều kiện cho Việt Nam cam kết nhiều vấn đề như sửa đổi luật pháp hay vấn đề nhân quyền.
“Vấn đề bắt cóc các nhà hoạt động cần được thông tin rộng rãi để mọi người đều biết và lên án, từ đó giúp cho chính quyền nhìn nhận lại, đánh giá lại các hành vi như vậy và không nên thực hiện nữa.”
August 16, 2020
Vụ Trương Duy Nhất và nạn bắt cóc nhà hoạt động ở Đông Nam Á
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Hiện tượng bắt cóc người bất đồng chính kiến ở các nước Đông Nam Á ‘không có dấu hiệu giảm’, ‘đặc biệt là khi chính quyền các nước độc tài cùng tồn tại cạnh nhau’, Alastair McCready, biên tập viên tạp chí Southeast Asia Globe, nhận định.
BBC, ngày 13/8/2020
Trong bài ‘Hoán đổi tù nhân: Vấn nạn bắt cóc nhà hoạt động tại các nước vùng Mekong”, ông Alastair McCready nhắc đến trường hợp của Blogger Trương Duy Nhất:
“Vào tháng 1/2019, nhà báo kiêm blogger nổi tiếng Việt Nam, Trương Duy Nhất, đã bị bắt và lôi ra khỏi trung tâm mua sắm Future Park ở ngoại ô Bangkok. Sự biến mất của Trương Duy Nhất diễn ra trong sự im lặng thường thấy của giới chức cả Việt Nam và Thái Lan.
“Chí ít, có vẻ như mỗi chính phủ đều hài lòng nhắm mắt làm ngơ trước các hành động tội phạm của các đặc vụ nước ngoài trên đất của họ, biết rằng sẽ đến lượt họ bắt những tiếng nói chỉ trích đang ẩn náu ở nước ngoài phải im lặng,” bài báo của Alastair McCready nhận xét.
Bài viết được phổ biến trước phiên xử phúc thẩm của ông Trương Duy Nhất vài ngày.
Tác giả cũng đề cập đến 11 vụ bắt cóc nhà hoạt động khác được biết đến từ 2016 tới nay ở Thái Lan, Lào, Campuchia, trong đó nhiều người đang tỵ nạn ở nước láng giềng.
Vụ ‘bắt cóc’ Trương Duy Nhất
Tuy chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ việc ông Trương Duy Nhất bị bắt cóc ở Thái Lan, các luật sư bào chữa cho ông Nhất cho BBC hay rằng ông Nhất nói ông bị hai cảnh sát Hoàng Gia Thái Lan bắt ở Bangkok, sau đó họ giao ông cho một nhóm, có khả năng là cảnh sát mật vụ Việt Nam.
Giới chức Thái Lan sau đó giao ông Nhất cho giới chức Việt Nam. Sau vài ngày bị dẫn giải, ông Nhất về tới Việt Nam – nơi giới chức địa phương được cho là “hợp thức hóa vụ việc” bằng cách biên một lệnh bắt giữ với ông Nhất, theo thông tin từ luật sư Đặng Đình Mạnh, người hiện đang hỗ trợ pháp lý cho ông Nhất.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 12/8, hai ngày trước phiên xử phúc thẩm ông Trương Duy Nhất, luật sư Đặng Đình Mạnh nói:
“Trong phiên tòa sơ thẩm, vấn đề này [ông Nhất bị bắt ở Thái Lan] đã được đặt ra dưới góc cạnh pháp lý. Bởi lẽ thế này: Ông Nhất bị bắt, sau đó mấy ngày – tôi không nhớ chính xác – giới chức Việt Nam mới hợp thức hóa việc này bằng một văn bản bắt giữ người tại trụ sở cơ quan công an một phường ở Hà Nội.
“Việc lập biên bản và bắt người như vậy khiến ông Nhất bị mất mấy ngày mà ông bị dẫn giải từ Thái Lan qua Lào về Việt Nam mà không được tính. Chúng tôi đặt ra vấn đề này trên cơ sở bảo vệ quyền lợi cho thân chủ rằng những ngày đó cũng phải được thừa nhận là thời gian ông Nhất bị mất tự do, để khi ông bị tuyên hình phạt thì lẽ ra những ngày đó phải bị trừ đi.
“Nhưng chúng ta cần phải biết rằng hồ sơ vụ án là do cơ quan công an lập. Trong suốt thời gian điều tra, họ giới hạn luật sư vào tham gia vụ án. Cho tới khi hồ sơ đã hoàn thành rồi, chuyển qua Viện Kiếm sát để lập cáo trạng thì luật sư mới được tiếp cận.
“Tiếng là được tiếp cận nhưng thật ra cũng rất khó khăn. Vì vậy chúng tôi không thể chứng minh được ông Nhất bị bắt ở Thái Lan. Trong khi đó là điều mà ai cũng hiểu và ai cũng biết. Tại tòa, khi chúng tôi đề cập đến việc này thì tòa nói không có chứng cứ. Nên đây là điểm chúng ta biết, chúng ta hiểu, nhưng không chứng minh được…
Luật sư Mạnh thừa nhận với BBC News Tiếng Việt rằng việc ‘bắt cóc’ các nhà hoạt động đang xảy ra ở một số quốc gia không coi trọng những quy chuẩn quốc tế như Luật Dẫn độ.
“Việc bắt tội phạm vượt biên giới quốc gia, nhiều quốc gia đã có thông lệ, và khi họ ký các điều ước thì chúng trở thành luật. Chúng ta vẫn hay nghe dưới khái niệm Luật Dẫn độ.
“Lẽ ra các quốc gia nên hành xử với nhau trên cơ sở đó và dựa trên luật pháp quốc tế. Nhưng ở đây họ muốn vượt qua những điều đó.
“Tôi cho rằng điều này hết sức nguy hiểm, áp dụng cách hành xử tùy tiện. Điều này đi ngược lại cách hành xử văn minh của loài người, trong khi chúng ta đang tiến tới hành xử theo pháp luật, trên cơ sở pháp luật,”
Mặc dù Việt Nam chưa từng thừa nhận vụ việc này, điều tra của BBC News Tiếng Việt năm 2019 cho thấy dấu vết của việc ông Nhất đi nộp đơn xin tỵ nạn ở cơ quan Cao ủy Liên Hiệp Quốc tại Bangkok và tại một khách sạn nhỏ vùng ngoại ô Thái Lan – nơi ông Nhất dường như đã lưu lại sáu ngày trước khi bị bắt.
‘Vấn nạn bắt cóc nhà hoạt động tại Đông Nam Á’
Trở lại với bài viết trên Southeast Asia Globe, tác giả Alastair McCready cho rằng việc bắt các các nhà hoạt động tại các nước Đông Nam Á, “chủ yếu là do sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhân vật quyền lực, hợp tác quân sự và các chính phủ độc tài cùng tồn tại cạnh nhau”.
Bài viết liệt kê một danh sách các nhà hoạt động bị bắt mới đây tại các nước khu vực sông Mekong như Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia.
Gần đây nhất là vụ bắt cóc nhà hoạt động người Thái Wanchalearm Satsaksit – người chỉ trích chính phủ Thái Lan của cựu tướng Prayut Chan-O-Cha.
Kịch bản khá giống với nhiều vụ bắt cóc khác từng được mô tả trên báo chí. Wanchalearm Satsaksit đang đi bộ gần nhà ở vùng ngoại ô Phnom Penh, Campuchia ngày 4/6/2020, thì bị đẩy lên một chiếc xe. Khi đó Wanchalearm Satsaksit đang nói chuyện với chị gái qua điện thoại. Và câu cuối mà chị gái anh nghe được từ em mình là ‘Tôi không thở được’.
Thời gian trôi qua, hi vọng tìm thấy Wanchalearm Satsaksit ‘còn sống’ ngày càng mong manh.
Năm 2016, Ittipon Sukpaen biến mất tại Lào, rồi bặt vô âm tín từ đó.
Năm 2017, Wuthipong Kachathamakul bị một nhóm nam giới vũ trang nói tiếng Thái bắt cóc bên ngoài nhà riêng tại Viêng Chăn, Lào, cùng vợ.
Năm 2019, ba nhà hoạt động Chucheep Chiwasut, Siam Theerawut và Kritsana Thapthai – bị chính quyền Việt Nam trao cho chính quyền Thái khi họ đang cố vượt biên giới sang Lào. Họ cũng bặt vô âm tín từ đó tới nay và giới chức Thái Lan phủ nhận đang giam giữ họ.
Cũng trong năm 2019, Surachai Danwattananusorn biến mất. Thi thể nhà hoạt động này hiện vẫn chưa được tìm thấy.
Cùng năm, thi thể hai phụ tá thân cận của Surachai là Chatcharn Buppawan và Kraidej Luelert được tìm thấy trôi trên sông Mekong đoạn chảy qua Vientiane, bị phanh thây và nhồi bằng bê tông.
Vào tháng 12/2019, hai người đàn ông đã tấn công Chamroeun Suon, một quan chức của Đảng Cứu hộ Quốc gia Campuchia đối lập trước đây, bằng một khẩu súng khi ông rời một cửa hàng ở Bangkok. Ông nằm trong số 18 chính trị gia bị thủ tướng Campuchia Hun Sen gán mác “phản bội” chỉ một năm trước đó.
“Tôi là cảnh sát,” một người nói bằng tiếng Thái, trước khi nhanh chóng tiết lộ danh tính thật của mình khi bằng tiếng Khmer rằng “ông chủ yêu cầu tôi tìm anh”. Những người này đem theo một chiếc xe tải đợi cách đó không xa năm mét – nếu không phải vì cuộc tấn công vụng về này, Chamroeun sẽ đơn giản được thêm vào danh sách dài và ngày càng tăng các nạn nhân bị bắt cóc của tiểu vùng sông Mekong.
Tháng 8/2020, Od Sayavong – một thành viên của mạng lưới Tự do cho Lào, gồm những người lao động và nhà hoạt động người Lào sống lưu vong ở Thái Lan, thi thoảng vẫn tổ chức các cuộc biểu tình ở Bangkok – đã biến mất ở thủ đô Thái Lan và hiện vẫn chưa rõ tung tích.
Sự hợp tác giữa các chính phủ đối với những vụ bắt cóc này hầu như không thể chứng minh được, bài báo trên Southeast Asia Globe nhận định.
Với việc các nước láng giềng trong khu vực ngày càng mất an toàn cho những người bất đồng chính kiến, nhiều người hiện đang phải tìm cách trốn chạy xa hơn để đảm bảo an toàn cho họ.
Các nhà hoạt động bị ‘bắt cóc’ tại Việt Nam
Trước vụ bắt cóc nhà báo Trương Duy Nhất, đã có một số vụ việc tương tự khác xảy ra với các nhà hoạt động ở Việt Nam khiến một số tổ chức quốc tế phải lên tiếng.
Ca sỹ, blogger Nguyễn Tín: Năm 2018, ca sỹ, blogger Nguyễn Tín bị đánh, bắt và thả ‘một cách tàn nhẫn’, theo lời của anh với BBC News Tiếng Việt tháng 8/2018.
Nguyễn Tín được biết tới với các livestream anh hát nhạc vàng và các bài viết bày tỏ quan điểm về quyền công dân trên trang blog cá nhân. Anh từng tham gia biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và dự Luật Đặc khu vào hồi đầu tháng Sáu và bị đánh đập, bắt giam ba ngày.
Theo tường thuật của Nguyễn Tín, trong đêm nhạc mang tên ‘Sài Gòn kỷ niệm’ tại Cafe Casanova ở Sài Gòn đêm 15/8 do anh tổ chức, an ninh Việt Nam đã ập vào đánh đập khi anh đang biểu diễn, trói quặt tay ra sau, chụp túi nilon đen lên đầu và đưa anh đi.
“Họ đánh tôi một tiếng đồng hồ như vậy rồi đưa ra xe ô tô 7 chỗ, trong khi tay tôi vẫn bị trói.”
“Xe di chuyển quanh thành phố, đến rừng cao su thì dừng lại. Họ mở cửa, đạp tôi xuống một con kênh cạn nước.”
Nguyễn Tín nói anh phải lang thang trong tình trạng thương tích vài cây số dọc đường để tìm người nhờ gọi điện thoại về gia đình vì không còn tiền và giấy tờ trong người.
Bệnh viện sau đó chẩn đoán Nguyễn Tín bị chấn thương đầu, mũi, mặt, may mắn không bị tổn thương não.
Tổ chức Ân xá Quốc tế sau đó đã yêu cầu chính phủ VN điều tra ngay cáo buộc công an đánh đập tàn nhẫn ca sĩ Nguyễn Tín và nhiều nhà hoạt động ngày 15/8, trong đó có nhà báo Phạm Đoan Trang.
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Một nhân chứng có mặt tại đêm nhạc của Nguyễn Tín, xưng tên là Bảo, nói với BBC News Tiếng Việt qua điện thoại từ Sài Gòn rằng ông thấy nhiều người khác bị đánh đập tàn nhẫn, trong đó có nhà báo bất đồng chính kiến nổi tiếng Phạm Đoan Trang.
Theo lời kể, bà Trang bị công an đạp xuống sàn, mặt mũi chảy máu, sau đó bị công an còng tay đưa lên xe chở đi. Bà Trang sau đó xác nhận trên Facebook cá nhân việc này. Bà Trang cho biết công an đánh vào đầu bà đến vỡ mũ bảo hiểm, chảy máu đầu. Sau đó họ chở bà đi và thả xuống một đoạn đường vắng.
Cũng trong năm 2018, bà Phạm Đoan Trang từng cáo buộc bị an ninh ‘bắt cóc’ vào ngày 24/2 khi bà trở về quê ăn Tết cùng gia đình, sau đó bị thẩm vấn trong suốt 23 giờ về cuốn Chính trị Bình Dân do bà viết. Tổ chức Phóng viên Không biên giới sau đó đã lên án chính quyền Việt Nam về vụ việc này.
Luật sư Nguyễn Văn Đài từng cho BBC News Tiếng Việt biết do ông dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ, ông từng bị an ninh Việt Nam bắt cóc, đánh đập, thẩm vấn, sau đó thả xuống một bãi biển hoang vắng vào một đêm lạnh giá.
Cần làm gì?
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng những vụ ‘bắt cóc’ các nhà hoạt động thường xuyên xảy tại Việt Nam và rằng cộng đồng cần phải được biết để cùng lên án hành động này.
Ông nói: “Tôi tin rằng việc bắt giữ người không thông qua những quy chuẩn như Hiệp định dẫn độ, mà bắt tùy tiện như một hành vi bắt cóc như vậy lẽ ra không nên có và không nên khuyến khích để thực hiện.
“Trước tiên phải nhìn nhận đây là cách hành xử cấp chính quyền và không phù hợp với chuẩn mực luật pháp quốc tế. Tôi tin rằng luật pháp quốc tế phải có những chế tài nhất định, qua đó mới có thể thể chấm dứt được tình trạng bắt cóc người tùy tiện như đã xảy ra.
“Chúng tôi chưa hình dung hết các khả năng mà quốc tế có thể áp đụng đối với các quốc gia có các hoạt động bắt cóc như vậy. Nhưng tôi không loại trừ các trừng phạt trong các ký kết về thương mại, như trong việc ký kết các Hiệp định thương mại vừa qua đều có đặt ra các điều kiện cho Việt Nam cam kết nhiều vấn đề như sửa đổi luật pháp hay vấn đề nhân quyền.
“Vấn đề bắt cóc các nhà hoạt động cần được thông tin rộng rãi để mọi người đều biết và lên án, từ đó giúp cho chính quyền nhìn nhận lại, đánh giá lại các hành vi như vậy và không nên thực hiện nữa.”