Ông Lương Nguyễn An Điền, Thư ký Tòa soạn Zing.vn, thuyết trình trước sinh viên Đại học Fulbright năm 2018. Ảnh: Fulbright University.
Luật Khoa tạp chí, ngày 03/3/2020
Zing.vn, hay Báo điện tử Tri thức trực tuyến, tờ báo có lượng người đọc thuộc hàng nhất nhì Việt Nam sẽ chỉ còn được gọi là “tạp chí điện tử” kể từ ngày 1/4/2020, theo thông tin chính thức từ Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT).
Buộc phải chuyển đổi giấy phép
Lý do của việc này là cơ quan chủ quản của Zing, Hội Xuất bản Việt Nam, không nằm trong diện được thành lập báo, theo Đề án quy hoạch báo chí toàn quốc đến năm 2025. Đề án này được Thủ tướng phê duyệt tháng 4/2019 (dưới hình thức Quyết định số 362/QĐ-TTg).
Mười tám tờ báo trực thuộc các tổ chức hội khác cũng phải chuyển thành tạp chí trong đợt này, theo bản tin trên website Bộ TT-TT ngày 27/2. Trong số đó, có những tờ báo khá quen thuộc với độc giả Việt Nam như báo Đời sống và Pháp luật (Hội Luật gia Việt Nam), báo Bóng đá (thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam) hoặc báo điện tử Giáo dục Việt Nam (thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam).
Theo Đề án quy hoạch, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội trung ương (gọi tắt là hội) sẽ chỉ còn được mở tạp chí, không được mở báo. Đề án này như vậy sẽ không phù hợp với Luật Báo chí 2016, vốn cho phép tất cả các tổ chức xã hội được thành lập cơ quan báo chí (Điều 14, Mục 1, Chương 3).
Cũng theo Đề án này, đến năm 2025, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ chỉ còn một cơ quan báo (thuộc đảng bộ) và một tạp chí (thuộc hội văn học – nghệ thuật); mỗi bộ và cơ quan ngang bộ sẽ chỉ còn một cơ quan báo và một cơ quan tạp chí.
Như vậy, đến 2025, số lượng các tờ báo bỗng dưng không còn được là báo nữa sẽ gấp nhiều lần so với con số 19 của lần quy hoạch này. Theo thống kê sơ bộcủa Cục Báo chí, khoảng 180 tờ báo và tạp chí thuộc 94 cơ quan chủ quản sẽ bị xoá bỏ cho đến năm 2025. Công việc của hơn 8.000 nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí sẽ bị ảnh hưởng, tương đương 20% lao động trong lĩnh vực này. Đây được xem là biện pháp can thiệp mạnh tay nhất của nhà nước Việt Nam đến hệ thống báo chí truyền thông kể từ sau 1975.
Danh sách 19 tờ báo thuộc tổ chức Hội trung ương vừa bị đổi giấy phép:
Báo điện tử Tri thức trẻ
chuyển thành chuyên trang của Báo điện tử Tổ quốc, hoạt động từ 1-2-2020.
18 báo chuyển thành tạp chí từ 1/4/2020
Báo Diễn đàn doanh nghiệp
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Người cao tuổi Việt Nam
Báo Bóng đá
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
Báo Thời đại
Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Báo Chất lượng và cuộc sống
Hội Khoa học và Kỹ thuật về tiêu chuẩn và chất lượng Việt Nam
Báo Thương hiệu và Công luận
Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam
Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam),
Báo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Hội Marketing Việt Nam
Báo Kinh tế và Đồ uống
Hiệp hội Chè Việt Nam
Báo điện tử Tri thức trực tuyến (Zing.vn)
Hội Xuất bản Việt Nam
Báo điện tử Kinh tế chứng khoán Việt Nam
Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam
Báo Kinh tế nông thôn
Hội Làm vườn Việt Nam
Báo Một thế giới
Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam
Báo Đời sống và Pháp luật
Hội Luật gia Việt Nam
Báo Năng lượng mới
Hội Dầu khí Việt Nam
Báo Sức khỏe cộng đồng
Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam
Báo Làng nghề Việt Nam
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Báo Mê Kông – ASEAN
Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN
Trở thành tạp chí có nghĩa là gì ở Việt Nam?
Luật Báo chí 2016 không định nghĩa riêng khái niệm tạp chí. Tuy vậy, điều 3 có giải thích khái niệm tạp chí điện tử là “loại hình báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin bài mang tính chất chuyên ngành và xuất bản trên môi trường mạng”. Đó cũng là dòng nội dung duy nhất quy định sự khác biệt của hai loại hình báo và tạp chí. Trong luật không nêu rõ “định kỳ” nghĩa là như thế nào (hàng ngày có phải là định kỳ không?), cũng không có những điều cấm đối với loại hình tạp chí.
Nhưng trong khoảng vài năm trở lại đây, Ban Tuyên giáo và Bộ TT-TT nhiều lần nhắc đến tình trạng “báo hoá tạp chí” như một vấn nạn. “Báo hoá tạp chí” là cách diễn đạt chỉ việc các tòa soạn chỉ có giấy phép tạp chí nhưng lại đăng tin bài thuộc nhiều lĩnh vực và đưa tin thời sự. Khái niệm này chưa được luật hoá, nhưng đã được cơ quan chức năng dùng để định danh những lần xử phạtcác tạp chí TTV (44 triệu đồng) và Tạp chí điện tử Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo (30 triệu đồng) năm 2018, với sai phạm chính thức là “thực hiện không đúng tôn chỉ mục đích trong giấy phép hoạt động báo chí”.
Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc nhận xét trong một bài phỏng vấn trên VietNamNet năm 2017 rằng có những tạp chí ngoài đăng tin bài chuyên ngành còn “sa đà vào đánh đấm tiêu cực”. Hai năm sau, tạp chí Tuyên giáo cũng lặp lại luận điểm này trong bài phân tích dài về việc cần phải chấn chỉnh tình trạng “báo hoá tạp chí”. Bài viết chỉ ra các sai phạm về mặt nội dung thông tin (triển khai các tuyến tin, bài với nội dung rộng, bao trùm nhiều mảng), phương thức thông tin (sử dụng các thể loại đậm chất “báo điện tử”, mở các chuyên mục điều tra, đưa mục tin nóng lên đầu…). Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng nhấn mạnh việc chấn chỉnh tình trạng “báo hoá tạp chí” gần như trong mỗi phát biểu chỉ đạo của mình trong năm qua.
Trong quan điểm quản lý báo chí ở Việt Nam thể hiện qua cách gọi này, đã là tạp chí thì không phải là báo, và không được làm tin thời sự.
Quan điểm này sẽ là hết sức vô lý trong một nền báo chí tự do như Mỹ, Anh hay Đài Loan, nơi quyền kinh doanh trong lĩnh vực báo chí được công nhận. Ở các thể chế này, việc đăng tin như thế nào, tần suất ra sao, về vấn đề gì hoàn toàn do tòa soạn đó quyết định, miễn là không vi phạm pháp luật của nước đó (quản lý theo kiểu hậu kiểm). Một tạp chí như The Economist có thể có phiên bản weekly (theo tuần) và daily (theo ngày). Cũng sẽ không có ai phàn nàn gì nếu như Bloomberg, một trang tin tài chính rất chuyên sâu lại theo rất sát diễn biến cuộc biểu tình ở Hong Kong. Nền tảng điện tử khiến cho mọi sự phân loại tạp chí hay báo trở nên lỗi thời.
Ở Việt Nam thì khác, ngoài hệ thống pháp luật quy định các vùng cấm trong thông tin, nhà nước còn quản lý báo chí bằng giấy phép (tiền kiểm). Chỉ có cơ quan tổ chức theo quy định thì mới được mở cơ quan báo chí, và khi hoạt động thì phải theo “tôn chỉ mục đích”. Thực hiện sai tôn chỉ này sẽ bị xử phạt hành chính.
Bạn đọc có thể xem tổng hợp tôn chỉ mục đích của các tờ báo/tạp chí ở đây. Tôn chỉ của các cơ quan thuộc nhóm tạp chí sẽ phải gắn liền với cơ quan chủ quản, và sẽ không có dòng “Thông tin phản ánh tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học – đời sống tới độc giả trong và ngoài nước” như đối với các cơ quan báo. Tức là, nếu tạp chí đưa tin thì sẽ bị xử phạt.
Như vậy, người đọc có thể kỳ vọng một diện mạo mới của báo điện tử Zing.vn với sự vắng bóng của các chuyên mục cập nhật thông tin thời sự, thay vào đó là các bài viết chuyên sâu mang tính chuyên ngành, với đúng “tôn chỉ mục đích” là một cơ quan ngôn luận của Hội Xuất bản Việt Nam.
Nếu đúng như vậy, lượng người đọc của Zing chắc chắn sẽ giảm đi một lượng đáng kể. Việc này cũng sẽ có tác động sâu sắc đến sự sôi động của môi trường thông tin Việt Nam, khi mà Zing.vn cùng với VnExpress đang là hai cái tên chiếm đa số lượng đọc tin tức trên mạng.
Một vấn đề đáng chú ý khác là Zing.vn chỉ mới chính thức trở thành báo điện tử Tri thức trực tuyến thuộc Hội Xuất bản Việt Nam với giấy phép báo điện tử số 236/GP-BTT-TT từ năm 2013. Trong khi đó, Zing News đã ra mắt từ khoảng năm 2007-2008. Trong thời gian đầu, trang này hoạt động với danh nghĩa một đơn vị cung cấp nội dung trên Internet, chuyên đăng tải các thông tin giải trí đi cùng với dịch vụ nghe nhạc Zing mp3 và mạng xã hội Zing Me của công ty VNG. [1]
Zing đã luôn là một phần của Zalo Group (mang tên của ứng dụng nổi tiếng của họ), một nhánh của tập đoàn VNG, công ty công nghệ nổi tiếng ở Việt Nam.
Việc phải nhận một tổ chức làm cơ quan chủ quản là cách duy nhất trong điều kiện chính sách của Việt Nam hiện nay để một doanh nghiệp tư nhân như Zalo Group/VNG tham gia vào thị trường truyền thông một cách hợp pháp.
Đây cũng là cách tồn tại từ năm 2002 của VnExpress, tờ báo điện tử tự nhận là “báo tiếng Việt nhiều người xem nhất”. Một mặt, VnExpress là một đơn vị sự nghiệp của Bộ Khoa học và Công nghệ, mặt khác, tòa soạn này là một phần của FPT Online, nhánh kinh doanh Internet của tập đoàn FPT và đóng góp doanh thu quan trọng từ quảng cáo cho công ty này.
Một trường hợp nổi bật khác là hệ thống các trang thông tin điện tử thuộc VCCorp gồm có Kênh 14, Soha, CafeF… Tất cả các trang này, dù có đội ngũ sản xuất nội dung không khác gì các toà soạn, vẫn đang phải đăng tin với danh nghĩa dẫn nguồn lại từ Báo điện tử Trí thức trẻ, thuộc Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam [3]. Tờ báo này cũng nằm trong danh sách quy hoạch được nhắc ở trên, nay đã trở thành một trang tin của Báo điện tử Tổ quốc, thuộc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch.
Sự nhập nhằng trong quản lý này dường như đã trở thành luật bất thành văn cho đến khi Đề án 2025 ra đời. Các nhà quản lý đang kiên quyết quy hệ thống báo chí về một mối.
Quyết tâm chính trị rất cao
Đề án 2025 xác định mục tiêu chính là “sắp xếp lại hệ thống nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ mục đích trong ngành báo chí”.
Có một số vấn đề ở nội dung và việc thực thi đề án này.
Thứ nhất, đề án các địa phương/tổ chức một khoảng thời gian rất ngắn để đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động cốt lõi của họ. Quyết định ban hành vào tháng Tư, nhưng đến tháng 12 đã phải trình kế hoạch là xóa bỏ tổ chức nào, tức là chỉ có tám tháng. Thời hạn cho việc thực thi giai đoạn một là đến hết năm 2020, chỉ vỏn vẹn một năm. Xét trường hợp thành phố Hồ Chí Minh, đến hết năm 2020, số lượng cơ quan báo chí sẽ phải giảm từ 30 xuống chỉ còn năm.
Thứ hai, đề án không đưa ra tiêu chuẩn nào để lựa chọn giữ hay bỏ cơ quan báo chí nào. Việc này được giao cho cơ quan chủ quản của tờ báo và cơ quan thực thi chính sách, tức Bộ TT-TT, tùy nghi quyết định. Việc quy hoạch có thể sẽ có tác động tốt nếu nó làm tinh gọn được những tổ chức đang dùng ngân sách nhà nước mà không đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, việc can thiệp vào hoạt động của Zing – một tờ báo tự chủ tài chính với lượt đọc, doanh thu quảng cáo cũng như công nghệ truyền thông hàng đầu – cho thấy số phận của một tờ báo không phụ thuộc vào năng lực của tòa soạn.
Thứ ba, các cơ quan liên quan đến Đề án 2025 đang thể hiện quyết tâm chính trị cao trong việc cơ cấu lại hệ thống báo chí. Vào tháng 1/2020, đã có hai báo bịyêu cầu đình bản để thực hiện quy hoạch. Việc cấp phép các trang thông tin điện tử cũng đã bị hoãn lại từ tháng 11/2019 để thực hiện rà soát trên diện rộng các sai phạm. Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nói rằng sẽ kiên quyết đình bản các báo không theo quy hoạch, và việc chậm trễ thực hiện sẽ được xem là “vi phạm kỷ luật Đảng“. Với áp lực cao như vậy, đề án quy hoạch có khả năng cao sẽ thành công về mặt thu hẹp số lượng tổ chức, đồng nghĩa với một gọng kìm chặt hơn lên hệ thống báo chí Việt Nam, vốn đã thuộc nhóm thấp nhất thế giới trên thang đo tự do báo chí.
Báo chí tư nhân ở Việt Nam bị xoá sổ từ năm 1981 với việc tờ Tin Sáng, tờ báo tư nhân cuối cùng bị giải thể. [2] Từ đó đến nay, quản lý báo chí ở Việt Nam vẫn được thực hiện theo kiểu từ trên xuống với nhiều ràng buộc chặt chẽ. Các công ty tư nhân không được phép thành lập cơ quan báo chí mà chỉ được liên kết sản xuất nội dung hoặc thành lập trang thông tin điện tử, nhưng loại hình này lại không được phép tự sản xuất nội dung mà luôn phải dẫn lại từ cơ quan báo chí chính thống. Các cơ quan báo chí chính thống thì luôn có một cơ quan chủ quản, và hoạt động trên cơ sở giấy phép được Bộ TT-TT cấp với quy định về tôn chỉ mục đích. Bộ có thể dựa vào giấy phép này để xử phạt các tờ báo đăng tin ngoài lĩnh vực.
Cùng với sự thâm nhập của kinh tế thị trường từ sau Đổi mới, hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí được tạo điều kiện hơn. Truyền thông bắt đầu trở thành một ngành tạo ra lợi nhuận, vì thế nó thu hút các nhà đầu tư mới. Họ tìm cách đưa vào những cơ chế để họ cũng có thể làm báo. Việc này trở nên dễ dàng hơn nhờ sự trợ giúp của Internet, như trường hợp của Zing, VnExpress hay Kênh 14 như đã phân tích. Nhưng với Đề án 2025, những chiêu lách luật cũ sẽ khó lòng tồn tại được, cho dù việc lách luật đó vô hình trung đã làm cho môi trường báo chí Việt Nam sinh động hơn rất nhiều.
Cho đến nay, vẫn không thấy có một phát ngôn nào từ phía các báo bị chuyển đổi giấy phép. Các phóng viên, nhà báo chỉ truyền tai nhau những câu chuyện không chính thức và chờ quy định tiếp theo.
Chú thích:
[1] Có thể kiểm chứng việc này bằng một ảnh chụp màn hình của Zing.vn vào năm 2007, do archive.org lưu lại tại đây. Phần chân trang ghi rõ năm thành lập 2007, giấy phép ICP (Internet Content Provider) và người đại diện là Lê Hồng Minh, người hiện là CEO của VNG Corporation. Phần chú thích hiện nay của Zing.vn thể hiện sự khác biệt: Báo điện tử Tri Thức Trực Tuyến – Giấy phép báo điện tử số 236/GP-BTTTT – Cơ quan chủ quản Hội Xuất bản Việt Nam – Tổng Biên tập: Ngô Việt Anh
[2] Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hoà (2019), Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam, Tập II, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, trang 395-396.
[3] Dưới mỗi bài viết trên các trang như Kênh 14 hay Soha luôn có dòng chữ “Theo [nguồn tin]”. Họ phải làm như vậy là vì theo Luật Báo chí, các trang thông tin điện tử không được tự sản xuất nội dung mà phải dẫn lại nguồn từ báo chính thống. Tuy nhiên, trên thực tế, VCCorp có đội ngũ sản xuất nội dung riêng.
March 4, 2020
Zing.vn và 18 tờ báo khác sẽ không còn được là “báo” nữa
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ông Lương Nguyễn An Điền, Thư ký Tòa soạn Zing.vn, thuyết trình trước sinh viên Đại học Fulbright năm 2018. Ảnh: Fulbright University.
Zing.vn, hay Báo điện tử Tri thức trực tuyến, tờ báo có lượng người đọc thuộc hàng nhất nhì Việt Nam sẽ chỉ còn được gọi là “tạp chí điện tử” kể từ ngày 1/4/2020, theo thông tin chính thức từ Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT).
Buộc phải chuyển đổi giấy phép
Lý do của việc này là cơ quan chủ quản của Zing, Hội Xuất bản Việt Nam, không nằm trong diện được thành lập báo, theo Đề án quy hoạch báo chí toàn quốc đến năm 2025. Đề án này được Thủ tướng phê duyệt tháng 4/2019 (dưới hình thức Quyết định số 362/QĐ-TTg).
Mười tám tờ báo trực thuộc các tổ chức hội khác cũng phải chuyển thành tạp chí trong đợt này, theo bản tin trên website Bộ TT-TT ngày 27/2. Trong số đó, có những tờ báo khá quen thuộc với độc giả Việt Nam như báo Đời sống và Pháp luật (Hội Luật gia Việt Nam), báo Bóng đá (thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam) hoặc báo điện tử Giáo dục Việt Nam (thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam).
Theo Đề án quy hoạch, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội trung ương (gọi tắt là hội) sẽ chỉ còn được mở tạp chí, không được mở báo. Đề án này như vậy sẽ không phù hợp với Luật Báo chí 2016, vốn cho phép tất cả các tổ chức xã hội được thành lập cơ quan báo chí (Điều 14, Mục 1, Chương 3).
Cũng theo Đề án này, đến năm 2025, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ chỉ còn một cơ quan báo (thuộc đảng bộ) và một tạp chí (thuộc hội văn học – nghệ thuật); mỗi bộ và cơ quan ngang bộ sẽ chỉ còn một cơ quan báo và một cơ quan tạp chí.
Như vậy, đến 2025, số lượng các tờ báo bỗng dưng không còn được là báo nữa sẽ gấp nhiều lần so với con số 19 của lần quy hoạch này. Theo thống kê sơ bộcủa Cục Báo chí, khoảng 180 tờ báo và tạp chí thuộc 94 cơ quan chủ quản sẽ bị xoá bỏ cho đến năm 2025. Công việc của hơn 8.000 nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí sẽ bị ảnh hưởng, tương đương 20% lao động trong lĩnh vực này. Đây được xem là biện pháp can thiệp mạnh tay nhất của nhà nước Việt Nam đến hệ thống báo chí truyền thông kể từ sau 1975.
Danh sách 19 tờ báo thuộc tổ chức Hội trung ương vừa bị đổi giấy phép:
Trở thành tạp chí có nghĩa là gì ở Việt Nam?
Luật Báo chí 2016 không định nghĩa riêng khái niệm tạp chí. Tuy vậy, điều 3 có giải thích khái niệm tạp chí điện tử là “loại hình báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin bài mang tính chất chuyên ngành và xuất bản trên môi trường mạng”. Đó cũng là dòng nội dung duy nhất quy định sự khác biệt của hai loại hình báo và tạp chí. Trong luật không nêu rõ “định kỳ” nghĩa là như thế nào (hàng ngày có phải là định kỳ không?), cũng không có những điều cấm đối với loại hình tạp chí.
Nhưng trong khoảng vài năm trở lại đây, Ban Tuyên giáo và Bộ TT-TT nhiều lần nhắc đến tình trạng “báo hoá tạp chí” như một vấn nạn. “Báo hoá tạp chí” là cách diễn đạt chỉ việc các tòa soạn chỉ có giấy phép tạp chí nhưng lại đăng tin bài thuộc nhiều lĩnh vực và đưa tin thời sự. Khái niệm này chưa được luật hoá, nhưng đã được cơ quan chức năng dùng để định danh những lần xử phạtcác tạp chí TTV (44 triệu đồng) và Tạp chí điện tử Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo (30 triệu đồng) năm 2018, với sai phạm chính thức là “thực hiện không đúng tôn chỉ mục đích trong giấy phép hoạt động báo chí”.
Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc nhận xét trong một bài phỏng vấn trên VietNamNet năm 2017 rằng có những tạp chí ngoài đăng tin bài chuyên ngành còn “sa đà vào đánh đấm tiêu cực”. Hai năm sau, tạp chí Tuyên giáo cũng lặp lại luận điểm này trong bài phân tích dài về việc cần phải chấn chỉnh tình trạng “báo hoá tạp chí”. Bài viết chỉ ra các sai phạm về mặt nội dung thông tin (triển khai các tuyến tin, bài với nội dung rộng, bao trùm nhiều mảng), phương thức thông tin (sử dụng các thể loại đậm chất “báo điện tử”, mở các chuyên mục điều tra, đưa mục tin nóng lên đầu…). Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng nhấn mạnh việc chấn chỉnh tình trạng “báo hoá tạp chí” gần như trong mỗi phát biểu chỉ đạo của mình trong năm qua.
Trong quan điểm quản lý báo chí ở Việt Nam thể hiện qua cách gọi này, đã là tạp chí thì không phải là báo, và không được làm tin thời sự.
Quan điểm này sẽ là hết sức vô lý trong một nền báo chí tự do như Mỹ, Anh hay Đài Loan, nơi quyền kinh doanh trong lĩnh vực báo chí được công nhận. Ở các thể chế này, việc đăng tin như thế nào, tần suất ra sao, về vấn đề gì hoàn toàn do tòa soạn đó quyết định, miễn là không vi phạm pháp luật của nước đó (quản lý theo kiểu hậu kiểm). Một tạp chí như The Economist có thể có phiên bản weekly (theo tuần) và daily (theo ngày). Cũng sẽ không có ai phàn nàn gì nếu như Bloomberg, một trang tin tài chính rất chuyên sâu lại theo rất sát diễn biến cuộc biểu tình ở Hong Kong. Nền tảng điện tử khiến cho mọi sự phân loại tạp chí hay báo trở nên lỗi thời.
Ở Việt Nam thì khác, ngoài hệ thống pháp luật quy định các vùng cấm trong thông tin, nhà nước còn quản lý báo chí bằng giấy phép (tiền kiểm). Chỉ có cơ quan tổ chức theo quy định thì mới được mở cơ quan báo chí, và khi hoạt động thì phải theo “tôn chỉ mục đích”. Thực hiện sai tôn chỉ này sẽ bị xử phạt hành chính.
Bạn đọc có thể xem tổng hợp tôn chỉ mục đích của các tờ báo/tạp chí ở đây. Tôn chỉ của các cơ quan thuộc nhóm tạp chí sẽ phải gắn liền với cơ quan chủ quản, và sẽ không có dòng “Thông tin phản ánh tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học – đời sống tới độc giả trong và ngoài nước” như đối với các cơ quan báo. Tức là, nếu tạp chí đưa tin thì sẽ bị xử phạt.
Như vậy, người đọc có thể kỳ vọng một diện mạo mới của báo điện tử Zing.vn với sự vắng bóng của các chuyên mục cập nhật thông tin thời sự, thay vào đó là các bài viết chuyên sâu mang tính chuyên ngành, với đúng “tôn chỉ mục đích” là một cơ quan ngôn luận của Hội Xuất bản Việt Nam.
Nếu đúng như vậy, lượng người đọc của Zing chắc chắn sẽ giảm đi một lượng đáng kể. Việc này cũng sẽ có tác động sâu sắc đến sự sôi động của môi trường thông tin Việt Nam, khi mà Zing.vn cùng với VnExpress đang là hai cái tên chiếm đa số lượng đọc tin tức trên mạng.
Một vấn đề đáng chú ý khác là Zing.vn chỉ mới chính thức trở thành báo điện tử Tri thức trực tuyến thuộc Hội Xuất bản Việt Nam với giấy phép báo điện tử số 236/GP-BTT-TT từ năm 2013. Trong khi đó, Zing News đã ra mắt từ khoảng năm 2007-2008. Trong thời gian đầu, trang này hoạt động với danh nghĩa một đơn vị cung cấp nội dung trên Internet, chuyên đăng tải các thông tin giải trí đi cùng với dịch vụ nghe nhạc Zing mp3 và mạng xã hội Zing Me của công ty VNG. [1]
Zing đã luôn là một phần của Zalo Group (mang tên của ứng dụng nổi tiếng của họ), một nhánh của tập đoàn VNG, công ty công nghệ nổi tiếng ở Việt Nam.
Việc phải nhận một tổ chức làm cơ quan chủ quản là cách duy nhất trong điều kiện chính sách của Việt Nam hiện nay để một doanh nghiệp tư nhân như Zalo Group/VNG tham gia vào thị trường truyền thông một cách hợp pháp.
Đây cũng là cách tồn tại từ năm 2002 của VnExpress, tờ báo điện tử tự nhận là “báo tiếng Việt nhiều người xem nhất”. Một mặt, VnExpress là một đơn vị sự nghiệp của Bộ Khoa học và Công nghệ, mặt khác, tòa soạn này là một phần của FPT Online, nhánh kinh doanh Internet của tập đoàn FPT và đóng góp doanh thu quan trọng từ quảng cáo cho công ty này.
Một trường hợp nổi bật khác là hệ thống các trang thông tin điện tử thuộc VCCorp gồm có Kênh 14, Soha, CafeF… Tất cả các trang này, dù có đội ngũ sản xuất nội dung không khác gì các toà soạn, vẫn đang phải đăng tin với danh nghĩa dẫn nguồn lại từ Báo điện tử Trí thức trẻ, thuộc Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam [3]. Tờ báo này cũng nằm trong danh sách quy hoạch được nhắc ở trên, nay đã trở thành một trang tin của Báo điện tử Tổ quốc, thuộc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch.
Sự nhập nhằng trong quản lý này dường như đã trở thành luật bất thành văn cho đến khi Đề án 2025 ra đời. Các nhà quản lý đang kiên quyết quy hệ thống báo chí về một mối.
Quyết tâm chính trị rất cao
Đề án 2025 xác định mục tiêu chính là “sắp xếp lại hệ thống nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ mục đích trong ngành báo chí”.
Có một số vấn đề ở nội dung và việc thực thi đề án này.
Thứ nhất, đề án các địa phương/tổ chức một khoảng thời gian rất ngắn để đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động cốt lõi của họ. Quyết định ban hành vào tháng Tư, nhưng đến tháng 12 đã phải trình kế hoạch là xóa bỏ tổ chức nào, tức là chỉ có tám tháng. Thời hạn cho việc thực thi giai đoạn một là đến hết năm 2020, chỉ vỏn vẹn một năm. Xét trường hợp thành phố Hồ Chí Minh, đến hết năm 2020, số lượng cơ quan báo chí sẽ phải giảm từ 30 xuống chỉ còn năm.
Thứ hai, đề án không đưa ra tiêu chuẩn nào để lựa chọn giữ hay bỏ cơ quan báo chí nào. Việc này được giao cho cơ quan chủ quản của tờ báo và cơ quan thực thi chính sách, tức Bộ TT-TT, tùy nghi quyết định. Việc quy hoạch có thể sẽ có tác động tốt nếu nó làm tinh gọn được những tổ chức đang dùng ngân sách nhà nước mà không đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, việc can thiệp vào hoạt động của Zing – một tờ báo tự chủ tài chính với lượt đọc, doanh thu quảng cáo cũng như công nghệ truyền thông hàng đầu – cho thấy số phận của một tờ báo không phụ thuộc vào năng lực của tòa soạn.
Thứ ba, các cơ quan liên quan đến Đề án 2025 đang thể hiện quyết tâm chính trị cao trong việc cơ cấu lại hệ thống báo chí. Vào tháng 1/2020, đã có hai báo bịyêu cầu đình bản để thực hiện quy hoạch. Việc cấp phép các trang thông tin điện tử cũng đã bị hoãn lại từ tháng 11/2019 để thực hiện rà soát trên diện rộng các sai phạm. Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nói rằng sẽ kiên quyết đình bản các báo không theo quy hoạch, và việc chậm trễ thực hiện sẽ được xem là “vi phạm kỷ luật Đảng“. Với áp lực cao như vậy, đề án quy hoạch có khả năng cao sẽ thành công về mặt thu hẹp số lượng tổ chức, đồng nghĩa với một gọng kìm chặt hơn lên hệ thống báo chí Việt Nam, vốn đã thuộc nhóm thấp nhất thế giới trên thang đo tự do báo chí.
Báo chí tư nhân ở Việt Nam bị xoá sổ từ năm 1981 với việc tờ Tin Sáng, tờ báo tư nhân cuối cùng bị giải thể. [2] Từ đó đến nay, quản lý báo chí ở Việt Nam vẫn được thực hiện theo kiểu từ trên xuống với nhiều ràng buộc chặt chẽ. Các công ty tư nhân không được phép thành lập cơ quan báo chí mà chỉ được liên kết sản xuất nội dung hoặc thành lập trang thông tin điện tử, nhưng loại hình này lại không được phép tự sản xuất nội dung mà luôn phải dẫn lại từ cơ quan báo chí chính thống. Các cơ quan báo chí chính thống thì luôn có một cơ quan chủ quản, và hoạt động trên cơ sở giấy phép được Bộ TT-TT cấp với quy định về tôn chỉ mục đích. Bộ có thể dựa vào giấy phép này để xử phạt các tờ báo đăng tin ngoài lĩnh vực.
Cùng với sự thâm nhập của kinh tế thị trường từ sau Đổi mới, hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí được tạo điều kiện hơn. Truyền thông bắt đầu trở thành một ngành tạo ra lợi nhuận, vì thế nó thu hút các nhà đầu tư mới. Họ tìm cách đưa vào những cơ chế để họ cũng có thể làm báo. Việc này trở nên dễ dàng hơn nhờ sự trợ giúp của Internet, như trường hợp của Zing, VnExpress hay Kênh 14 như đã phân tích. Nhưng với Đề án 2025, những chiêu lách luật cũ sẽ khó lòng tồn tại được, cho dù việc lách luật đó vô hình trung đã làm cho môi trường báo chí Việt Nam sinh động hơn rất nhiều.
Cho đến nay, vẫn không thấy có một phát ngôn nào từ phía các báo bị chuyển đổi giấy phép. Các phóng viên, nhà báo chỉ truyền tai nhau những câu chuyện không chính thức và chờ quy định tiếp theo.
Chú thích:
[1] Có thể kiểm chứng việc này bằng một ảnh chụp màn hình của Zing.vn vào năm 2007, do archive.org lưu lại tại đây. Phần chân trang ghi rõ năm thành lập 2007, giấy phép ICP (Internet Content Provider) và người đại diện là Lê Hồng Minh, người hiện là CEO của VNG Corporation. Phần chú thích hiện nay của Zing.vn thể hiện sự khác biệt: Báo điện tử Tri Thức Trực Tuyến – Giấy phép báo điện tử số 236/GP-BTTTT – Cơ quan chủ quản Hội Xuất bản Việt Nam – Tổng Biên tập: Ngô Việt Anh
[2] Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hoà (2019), Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam, Tập II, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, trang 395-396.
[3] Dưới mỗi bài viết trên các trang như Kênh 14 hay Soha luôn có dòng chữ “Theo [nguồn tin]”. Họ phải làm như vậy là vì theo Luật Báo chí, các trang thông tin điện tử không được tự sản xuất nội dung mà phải dẫn lại nguồn từ báo chính thống. Tuy nhiên, trên thực tế, VCCorp có đội ngũ sản xuất nội dung riêng.