Một trạm gác di động của Việt Nam tại Trường Sa. Hình chụp 2010.
Phạm Chí Dũng, Việt Nam Thời báo, ngày 20/11/2019
Sau Bãi Tư Chính với nguồn trữ lượng dầu khí còn khá dồi dào, quần đảo Trường Sa đã trở thành mục tiêu thứ hai liên tiếp mà Bắc Kinh đặt vào tầm ngắm và có thể phát động chiến tranh xâm lược.
Ngày 8/11/2019, Bắc Kinh đã tiến thêm một bước gây hấn khi Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Cảnh Sảng tái khẳng định ‘quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc’. Thông thường, Trung Quốc ra tuyên bố về chủ quyền đối với Trường Sa trong bối cảnh quan hệ Trung – Việt thật sự căng thẳng.
Trước đó vào ngày 18/9, cũng là Cảnh Sảng đã tung ra một tuyên bố chưa từng có: khẳng định Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam phải ngừng mọi hoạt động khai thác dầu khí ở nơi này.
Đã có thể nhìn ra rất rõ ý đồ của Trung Quốc trong chiến dịch mang tên Hải Dương 8 từ đầu tháng 7 năm 2019 đến nay: biến vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành ‘vùng tranh chấp lãnh thổ’ với Trung Quốc, để sau đó từng bước tuyên bố không chỉ Bãi Tư Chính mà cả quần đảo Trường Sa cũng thuộc chủ quyền Trung Quốc, đánh lận con đen với dư luận quốc tế để tạo bàn đạp gây chiến khi cần thiết.
Nếu dầu khí ở Bãi tư Chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên gần như duy nhất còn lại để nuôi bộ máy đảng Cộng sản Việt Nam cùng một thứ tín ngưỡng hệ thức hệ xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ tồn tại trong thực tiễn, Trường Sa tuy diện tích nhỏ nhưng lại có vai trò chiến lược quân sự khi quần đảo này nằm ở vị trí án ngữ ngay các luồng giao thông qua lại trên Biển Đông.
Nếu mất Trường Sa, Việt Nam sẽ mất nốt một cứ điểm quan trọng ở Biển Đông, sau khi quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay Trung Quốc vào năm 1974. Và nếu điều tồi tệ ấy xảy ra, Trung Quốc sẽ có được một trạm ‘BOT đường biển’ hết sức đắc ý mà có thể dựa vào đó để mặc cả và ‘thu phí’ thông thương đối với tàu bè các nước Mỹ, Nhật Bản , Ấn Độ, Úc…, trong đó 4 quốc gia vừa kể tên nằm trong nhóm ‘tứ giác kim cương’ – một liên minh về quân sự đối trọng với Trung Quốc ở vùng Thái Bình Dương.
Kịch bản ngày càng lộ rõ là Việt Nam khó có thể tránh thoát nguy cơ một cuộc tấn công quân sự, dù có thể chỉ ở cấp độ lữ đoàn, từ phía Trung Quốc. Chiến dịch tấn công này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ diễn ra trên biển và rất gần gũi về mặt kinh tuyến và vĩ tuyến với những mỏ dầu mà Việt Nam đang dự định khai thác nhưng nằm trong “đường lưỡi bò” mới được Trung Quốc vẽ bổ sung. Và với Trường Sa.
Bước đầu, Trung Quốc có thể tấn công các tàu hải cảnh của Việt Nam đang bảo vệ Bãi Tư Chính. Sau đó, cuộc chiến sẽ leo thang với sự đụng độ giữa các tàu chiến của hai bên. Sau đó Trung Quốc có thể tấn công Trường Sa. Hoặc có thể sẽ gây chiến ở Trường Sa trước khi đổ quân vào Bãi Tư Chính.
Việt Nam lấy gì để chống trả?
Nếu xét về năng lực hải quân, cho dù có điều động toàn bộ số tàu chiến và hải cảnh ra Biển Đông, phía Việt Nam cũng chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng lượng tàu chiến và hải cảnh của Trung Quốc, chưa kể hàng chục ngàn tàu “thương mại dân sự,” tức tàu cá được bọc sắt, mà Bắc Kinh tung ra như một đòn chiến thuật biển vào những lúc không cần có mặt tàu chiến. Hải quân Việt Nam sẽ khó lòng cầm cự được lâu nếu nổ ra chiến tranh ở Biển Đông.
Còn nếu xét về ý chí “hải quân bám bờ” trong suốt thời gian nhiều năm qua và tâm thế ngậm hột thị hiện thời thì chẳng có hy vọng gì về việc Hải quân Việt Nam dám can đảm chống cự tàu Trung Quốc khi bị tấn công. Thậm chí cảnh “bỏ của chạy lấy người” còn có thể lan tỏa rộng – đúng theo phương cách “chống giặc bằng cờ” mà giới chóp bu Việt Nam đang đốc thúc phát 1 triệu lá cờ đỏ sao vàng cho ngư dân để “bám biển.”
Hiện thời, ngay cả chuyện nêu tên Trung Quốc và Bãi Tư Chính trong những phản ứng hiếm hoi của Bộ Ngoại giao và giới tướng lĩnh quân đội Việt Nam vẫn chỉ là giấc mơ cổ tích.
Rất đồng điệu với thái độ câm nín từ trên xuống dưới, từ Nguyễn Phú Trọng cho đến các ủy viên bộ chính trị và tất nhiên chẳng cần đếm tới gần hai trăm ủy viên trung ương, cho tới nay Bộ Quốc phòng Việt Nam thậm chí còn không đủ can đảm công bố chuyện đưa tên lửa ra Trường Sa để đối đầu với tên lửa Trung Quốc ở đảo Phú Lâm.
Hãy nhớ lại, vào đúng ngày 17/2 năm 2016, như một cách kỷ niệm 37 năm ngày khởi động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở biên giới phía Bắc, Trung Quốc đã bố trí phi pháp 8 tên lửa đất đối không HQ-9 và 1 hệ thống radar trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Những hình ảnh vệ tinh do hãng ImageSat International (ISI) chụp đã chứng minh rất rõ vụ việc này.
Một khi đã công khai đặt tên lửa ở đảo Phú Lâm để từ đó khống chế một phần Biển Đông, Trung Quốc sẽ chẳng mấy ngần ngại chọn Việt Nam như một mắt xích yếu nhất và hèn nhất trong khu vực những quốc gia Đông Nam Á để tạo nên một cuộc xung đột quân sự mang tính răn đe đối với Mỹ và những nước còn lại, đặc biệt sau phán quyết PCA quá bất lợi cho tác giả của “đường lưỡi bò 9 đoạn”.
Đến tháng 8/2016, hãng tin Anh Reuters bất ngờ đẩy thể chế đối ngoại của Việt Nam vào thế không hề êm dịu và buộc phải mở miệng khi dẫn từ một “thông tin tình báo”, cho thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng tên lửa từ đất liền tới 5 căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng trước đó.
Trong khi đó, giới chóp bu Việt Nam lúc nào cũng co rúm trước Trung Quốc như thỏ trước sói. Chuỗi logic của tư thế ẩn nấp tối đa như thế đã dẫn đến hậu quả là Hà Nội cùng Bộ Quốc phòng Việt Nam bị một vố đau điếng: ai đó đã bật mí về những giàn phóng tên lửa mà Việt Nam đang giấu giếm cho Reuters và buộc Việt Nam phải lộ diện trước cú phủ đầu hờm sẵn của Trung Quốc.
Thế nhưng cho tới nay, người ta đã chỉ có thể đoán biết về sự hiện diện của những giàn phóng tên lửa Việt Nam qua lời viên tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam – vào thời điểm năm 2016: “Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi”. Một cách nói chung chung và hàng hai theo đúng phong cách luôn lập lờ thủ thế của quan chức này.
Tuy vậy, Vịnh và những quan chức quân đội khác đã không phủ định sự hiện diện của tên lửa Việt Nam ở Trường Sa.
Có thể giới quan sát quốc tế không mấy biết đến cái tên Nguyễn Chí Vịnh. Nhưng nhiều người ở Việt Nam lại đã hiểu rõ thái độ lấp lửng cố hữu của viên tướng 3 sao này. Dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, tướng Vịnh còn bị một số dư luận cho rằng “có yếu tố thân Trung Quốc”. Biểu hiện rất dễ nhận ra của Nguyễn Chí Vịnh là trong hầu hết những cuộc “đối ngoại” với giới quân sự và các lãnh đạo Bắc Kinh, Vịnh luôn sử dụng một loại văn phong mô tả bầu không khí “Bốn tốt” lẫn “Mười sáu chữ vàng”, thậm chí cả vào lúc tàu hải cảnh Trung Quốc công khai tấn công các tàu cá và giết hại ngư dân Việt Nam.
Cho tới nay, tướng Vịnh vẫn là người như thế. Còn cấp trên của ông ta là Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch thì chưa bao giờ dám phản ứng với Bắc Kinh. Theo một nhận xét gần đây nhất của tướng quân đội Lê Mã Lương, Ngô Xuân Lịch thậm chí còn chưa trải qua trận đánh nào và không biết đọc bản đồ thực địa quân sự!
5 năm sau cái năm 2014 vừa khốn khó vừa phải chịu nhục, chóp bu Việt Nam vẫn ngập ngụa nguyên trạng trong cảnh nguy khốn thực sự cùng tương lai đánh mất dầu khí và lãnh thổ.
Trong khi đó, bài toán ‘đối tác chiến lược’ với Hoa Kỳ – đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc ở Biển Đông – vẫn cứ ì ra đó bởi những quan chức Việt Nam chết đến đít vẫn còn kiêu căng hợm hĩnh ‘Mỹ cần Việt Nam hơn Việt Nam cần Mỹ’.
Ngay trước mắt, nếu Trung Quốc tiến thêm một bước là hạ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 trong khu vực Bãi Tư Chính, hoặc nằm ngoài khu vực này nhưng sát với một lô dầu khí màu mỡ nào đó mà Việt Nam đang khai thác, liệu các lực lượng được xem là ‘chức năng’ và ‘có trách nhiệm’ của Việt Nam có dám phản ứng? Nếu phản ứng thì sẽ là gì?
Khốn thay, dù được xem là quốc gia có lực lượng quân sự hùng hậu nhất Đông Nam Á, nhưng tư thế cúi rúc của Bộ Chính trị đảng ở Việt Nam còn lâu mới vươn kịp dáng đứng thẳng của nhà nước Philippines khi dám kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế và đã thắng kiện vào năm 2016.
November 20, 2019
Trung Quốc đặt Trường Sa trong tầm ngắm?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Một trạm gác di động của Việt Nam tại Trường Sa. Hình chụp 2010.
Phạm Chí Dũng, Việt Nam Thời báo, ngày 20/11/2019
Sau Bãi Tư Chính với nguồn trữ lượng dầu khí còn khá dồi dào, quần đảo Trường Sa đã trở thành mục tiêu thứ hai liên tiếp mà Bắc Kinh đặt vào tầm ngắm và có thể phát động chiến tranh xâm lược.
Bàn đạp của chiến tranh
Ngày 8/11/2019, Bắc Kinh đã tiến thêm một bước gây hấn khi Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Cảnh Sảng tái khẳng định ‘quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc’. Thông thường, Trung Quốc ra tuyên bố về chủ quyền đối với Trường Sa trong bối cảnh quan hệ Trung – Việt thật sự căng thẳng.
Trước đó vào ngày 18/9, cũng là Cảnh Sảng đã tung ra một tuyên bố chưa từng có: khẳng định Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam phải ngừng mọi hoạt động khai thác dầu khí ở nơi này.
Đã có thể nhìn ra rất rõ ý đồ của Trung Quốc trong chiến dịch mang tên Hải Dương 8 từ đầu tháng 7 năm 2019 đến nay: biến vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành ‘vùng tranh chấp lãnh thổ’ với Trung Quốc, để sau đó từng bước tuyên bố không chỉ Bãi Tư Chính mà cả quần đảo Trường Sa cũng thuộc chủ quyền Trung Quốc, đánh lận con đen với dư luận quốc tế để tạo bàn đạp gây chiến khi cần thiết.
Nếu dầu khí ở Bãi tư Chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên gần như duy nhất còn lại để nuôi bộ máy đảng Cộng sản Việt Nam cùng một thứ tín ngưỡng hệ thức hệ xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ tồn tại trong thực tiễn, Trường Sa tuy diện tích nhỏ nhưng lại có vai trò chiến lược quân sự khi quần đảo này nằm ở vị trí án ngữ ngay các luồng giao thông qua lại trên Biển Đông.
Nếu mất Trường Sa, Việt Nam sẽ mất nốt một cứ điểm quan trọng ở Biển Đông, sau khi quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay Trung Quốc vào năm 1974. Và nếu điều tồi tệ ấy xảy ra, Trung Quốc sẽ có được một trạm ‘BOT đường biển’ hết sức đắc ý mà có thể dựa vào đó để mặc cả và ‘thu phí’ thông thương đối với tàu bè các nước Mỹ, Nhật Bản , Ấn Độ, Úc…, trong đó 4 quốc gia vừa kể tên nằm trong nhóm ‘tứ giác kim cương’ – một liên minh về quân sự đối trọng với Trung Quốc ở vùng Thái Bình Dương.
Kịch bản ngày càng lộ rõ là Việt Nam khó có thể tránh thoát nguy cơ một cuộc tấn công quân sự, dù có thể chỉ ở cấp độ lữ đoàn, từ phía Trung Quốc. Chiến dịch tấn công này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ diễn ra trên biển và rất gần gũi về mặt kinh tuyến và vĩ tuyến với những mỏ dầu mà Việt Nam đang dự định khai thác nhưng nằm trong “đường lưỡi bò” mới được Trung Quốc vẽ bổ sung. Và với Trường Sa.
Bước đầu, Trung Quốc có thể tấn công các tàu hải cảnh của Việt Nam đang bảo vệ Bãi Tư Chính. Sau đó, cuộc chiến sẽ leo thang với sự đụng độ giữa các tàu chiến của hai bên. Sau đó Trung Quốc có thể tấn công Trường Sa. Hoặc có thể sẽ gây chiến ở Trường Sa trước khi đổ quân vào Bãi Tư Chính.
Việt Nam lấy gì để chống trả?
Nếu xét về năng lực hải quân, cho dù có điều động toàn bộ số tàu chiến và hải cảnh ra Biển Đông, phía Việt Nam cũng chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng lượng tàu chiến và hải cảnh của Trung Quốc, chưa kể hàng chục ngàn tàu “thương mại dân sự,” tức tàu cá được bọc sắt, mà Bắc Kinh tung ra như một đòn chiến thuật biển vào những lúc không cần có mặt tàu chiến. Hải quân Việt Nam sẽ khó lòng cầm cự được lâu nếu nổ ra chiến tranh ở Biển Đông.
Còn nếu xét về ý chí “hải quân bám bờ” trong suốt thời gian nhiều năm qua và tâm thế ngậm hột thị hiện thời thì chẳng có hy vọng gì về việc Hải quân Việt Nam dám can đảm chống cự tàu Trung Quốc khi bị tấn công. Thậm chí cảnh “bỏ của chạy lấy người” còn có thể lan tỏa rộng – đúng theo phương cách “chống giặc bằng cờ” mà giới chóp bu Việt Nam đang đốc thúc phát 1 triệu lá cờ đỏ sao vàng cho ngư dân để “bám biển.”
Hiện thời, ngay cả chuyện nêu tên Trung Quốc và Bãi Tư Chính trong những phản ứng hiếm hoi của Bộ Ngoại giao và giới tướng lĩnh quân đội Việt Nam vẫn chỉ là giấc mơ cổ tích.
Rất đồng điệu với thái độ câm nín từ trên xuống dưới, từ Nguyễn Phú Trọng cho đến các ủy viên bộ chính trị và tất nhiên chẳng cần đếm tới gần hai trăm ủy viên trung ương, cho tới nay Bộ Quốc phòng Việt Nam thậm chí còn không đủ can đảm công bố chuyện đưa tên lửa ra Trường Sa để đối đầu với tên lửa Trung Quốc ở đảo Phú Lâm.
Hãy nhớ lại, vào đúng ngày 17/2 năm 2016, như một cách kỷ niệm 37 năm ngày khởi động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở biên giới phía Bắc, Trung Quốc đã bố trí phi pháp 8 tên lửa đất đối không HQ-9 và 1 hệ thống radar trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Những hình ảnh vệ tinh do hãng ImageSat International (ISI) chụp đã chứng minh rất rõ vụ việc này.
Một khi đã công khai đặt tên lửa ở đảo Phú Lâm để từ đó khống chế một phần Biển Đông, Trung Quốc sẽ chẳng mấy ngần ngại chọn Việt Nam như một mắt xích yếu nhất và hèn nhất trong khu vực những quốc gia Đông Nam Á để tạo nên một cuộc xung đột quân sự mang tính răn đe đối với Mỹ và những nước còn lại, đặc biệt sau phán quyết PCA quá bất lợi cho tác giả của “đường lưỡi bò 9 đoạn”.
Đến tháng 8/2016, hãng tin Anh Reuters bất ngờ đẩy thể chế đối ngoại của Việt Nam vào thế không hề êm dịu và buộc phải mở miệng khi dẫn từ một “thông tin tình báo”, cho thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng tên lửa từ đất liền tới 5 căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng trước đó.
Trong khi đó, giới chóp bu Việt Nam lúc nào cũng co rúm trước Trung Quốc như thỏ trước sói. Chuỗi logic của tư thế ẩn nấp tối đa như thế đã dẫn đến hậu quả là Hà Nội cùng Bộ Quốc phòng Việt Nam bị một vố đau điếng: ai đó đã bật mí về những giàn phóng tên lửa mà Việt Nam đang giấu giếm cho Reuters và buộc Việt Nam phải lộ diện trước cú phủ đầu hờm sẵn của Trung Quốc.
Thế nhưng cho tới nay, người ta đã chỉ có thể đoán biết về sự hiện diện của những giàn phóng tên lửa Việt Nam qua lời viên tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam – vào thời điểm năm 2016: “Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi”. Một cách nói chung chung và hàng hai theo đúng phong cách luôn lập lờ thủ thế của quan chức này.
Tuy vậy, Vịnh và những quan chức quân đội khác đã không phủ định sự hiện diện của tên lửa Việt Nam ở Trường Sa.
Có thể giới quan sát quốc tế không mấy biết đến cái tên Nguyễn Chí Vịnh. Nhưng nhiều người ở Việt Nam lại đã hiểu rõ thái độ lấp lửng cố hữu của viên tướng 3 sao này. Dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, tướng Vịnh còn bị một số dư luận cho rằng “có yếu tố thân Trung Quốc”. Biểu hiện rất dễ nhận ra của Nguyễn Chí Vịnh là trong hầu hết những cuộc “đối ngoại” với giới quân sự và các lãnh đạo Bắc Kinh, Vịnh luôn sử dụng một loại văn phong mô tả bầu không khí “Bốn tốt” lẫn “Mười sáu chữ vàng”, thậm chí cả vào lúc tàu hải cảnh Trung Quốc công khai tấn công các tàu cá và giết hại ngư dân Việt Nam.
Cho tới nay, tướng Vịnh vẫn là người như thế. Còn cấp trên của ông ta là Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch thì chưa bao giờ dám phản ứng với Bắc Kinh. Theo một nhận xét gần đây nhất của tướng quân đội Lê Mã Lương, Ngô Xuân Lịch thậm chí còn chưa trải qua trận đánh nào và không biết đọc bản đồ thực địa quân sự!
Kẻ quỳ người đứng
5 năm sau cái năm 2014 vừa khốn khó vừa phải chịu nhục, chóp bu Việt Nam vẫn ngập ngụa nguyên trạng trong cảnh nguy khốn thực sự cùng tương lai đánh mất dầu khí và lãnh thổ.
Trong khi đó, bài toán ‘đối tác chiến lược’ với Hoa Kỳ – đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc ở Biển Đông – vẫn cứ ì ra đó bởi những quan chức Việt Nam chết đến đít vẫn còn kiêu căng hợm hĩnh ‘Mỹ cần Việt Nam hơn Việt Nam cần Mỹ’.
Ngay trước mắt, nếu Trung Quốc tiến thêm một bước là hạ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 trong khu vực Bãi Tư Chính, hoặc nằm ngoài khu vực này nhưng sát với một lô dầu khí màu mỡ nào đó mà Việt Nam đang khai thác, liệu các lực lượng được xem là ‘chức năng’ và ‘có trách nhiệm’ của Việt Nam có dám phản ứng? Nếu phản ứng thì sẽ là gì?
Khốn thay, dù được xem là quốc gia có lực lượng quân sự hùng hậu nhất Đông Nam Á, nhưng tư thế cúi rúc của Bộ Chính trị đảng ở Việt Nam còn lâu mới vươn kịp dáng đứng thẳng của nhà nước Philippines khi dám kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế và đã thắng kiện vào năm 2016.