Cái chết thương tâm của 39 người Việt ở Anh Quốc đã làm sáng tỏ vấn đề trầm trọng về buôn bán người từ lâu của Việt Nam.
The Diplomat (Vũ Quốc Ngữ dịch)
Nạn buôn người là một vấn đề lớn ở Việt Nam. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán vì nhiều lý do, bao gồm khai thác tình dục và lao động, nô lệ trong nước và một loạt các hoạt động bóc lột khác.
Các nhóm chống nô lệ đã cảnh báo trong nhiều năm về sự gia tăng của tình trạng đưa lậu người Việt Nam vào Vương quốc Anh, nhưng không có kết quả. Nhưng bây giờ thế giới đã chứng kiến một thảm kịch tàn khốc và đau lòng chiếu rọi vào nạn nhân buôn người Việt Nam. 39 người được tìm thấy đã chết trong thùng container của một chiếc xe tải ở Anh, và đây là vụ án giết người lớn nhất trong lịch sử của cảnh sát Essex. Ngay sau đó, đã có xác nhận của cảnh sát rằng tất cả 39 người đã chết trong thùng đông lạnh là người Việt Nam trên hành trình nhập cảnh lậu vào nước này.
Khi Theresa May làm bộ trưởng nội vụ, bà đã thông qua Đạo luật nô lệ hiện đại, có hiệu lực vào năm 2015. Luật mới này nhằm chống lại chế độ nô lệ và tăng án tù giam tối đa cho những người phạm tội từ 14 năm tù đến chung thân. BộNội vụ của Vương quốc Anh ước tính vào thời điểm đó có khoảng 10.000 đến 13.000 người ở Vương quốc Anh là nạn nhân của nạn buôn người.
Đã có sự gia tăng đáng kể số nạn nhân Việt Nam bị buôn người vào Anh Quốc, từ 135 năm 2012 đến 739 năm 2018. Việt Nam là một trong ba quốc gia hàng đầu trên thế giới về số người bị buôn bán vào Vương quốc Anh trong 6 năm qua. Những kẻ buôn người đưa trẻ em và người lớn đi lao động hoặc khai thác tình dục từ Việt Nam đến các quốc gia như Nga, Đức hoặc Pháp trước khi đến Vương quốc Anh.
Khi viết báo cáo với tư cách chuyên gia cho nhiều khách hàng khác nhau, tôi có cơ hội nghe câu chuyện về một cậu bé Việt Nam tên là Tú, bị đưa lậu vào Anh để làm việc trong một trang trại cần sa lúc 10 tuổi. Tú bị nhốt, đánh đập, và buộc phải dùng thuốc gây nghiện. Cháu bị buộc phải làm việc trong điều kiện khủng khiếp, đôi khi phải chịu đựng sự lạm dụng thể xác hoặc tình dục. Và Tú chỉ là một trong số hàng ngàn trẻ em bị buôn bán từ Việt Nam đến Vương quốc Anh.
Những đứa trẻ đó đã thực hiện một hành trình dài, vất vả bao gồm đi bộ đường dài hoặc bám đằng sau những chiếc xe tải. Đôi khi phải mất nhiều tháng và thậm chí nhiều năm để thanh niên Việt Nam đến Vương quốc Anh. Những đứa trẻ này đang bị lạm dụng và khai thác trong thời gian quá cảnh qua ít nhất tám quốc gia ở châu Âu, và tất cả bị buộc phải làm việc trong thời gian này.
Các băng đảng tội phạm cũng đưa phụ nữ Việt Nam đến châu Âu để bán dâm và khai thác tình dục, thường được giấu trong các tiệm mát xa và trung tâm làm đẹp. Phụ nữ cũng bị đưa lậu vào để làm việc nhà, họ phải làm việc trong nhiều năm để trả nợ.
Một phụ nữ Việt Nam, 29 tuổi, bị buôn bán sang Trung Quốc để khai thác tình dục. Cô buộc phải cưới một ông già tàn tật. Cô bị giam trong một căn phòng nhỏ và không được phép liên lạc với những người bên ngoài vì chồng cô sợ cô sẽ trốn thoát. Cuối cùng cô đã trốn thoát và trở về Việt Nam, mang theo vết thương và nước mắt. Đã tám năm kể từ khi băng đảng buôn cô đến Trung Quốc, nhưng những cảnh tượng kinh hoàng này không thể xóa nhòa trong ký ức nạn nhân.
Các nạn nhân của nạn buôn người thường là từ các nhóm dễ bị tổn thương ở Việt Nam. Những người này nghèo, dễ bị tổn thương và xuất thân từ những gia đình tan vỡ. Họ thiếu giáo dục cũng như nhận thức về buôn bán người, và dễ dàng bị dụ dỗ với những lời chào về công việc tốt.
Những kẻ buôn người ngày càng sử dụng Internet, các trang web chơi game và đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội để dụ nạn nhân tiềm năng vào các tình huống dễ bị biến thành nạn nhân của buôn người. Đàn ông thường lôi kéo phụ nữ và cô gái trẻ có mối quan hệ hẹn hò trực tuyến và thuyết phục họ di chuyển ra nước ngoài, sau đó cưỡng bức họlao động hoặc buôn bán tình dục. Những kẻ cho vay nặng nãi có mối liên hệ chặt chẽ với nạn nhân của nạn buôn người và thường đóng vai trò là kẻ môi giới. Những kẻ buôn người thường lợi dụng sự ràng buộc nợ nần để kiểm soát nạn nhân của họ, vì các nạn nhân thường bị dụ dỗ bằng những lời hứa về cơ hội kiếm tiền. Những kẻ buôn người cũng đe dọa các gia đình của họ ở trong nước để đảm bảo các nạn nhân tiếp tục hợp tác.
Mặc dù có những thành tựu đáng kể trong nền kinh tế Việt Nam, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo vẫn không ngừng tăng lên ở Việt Nam trong những năm gần đây. Lao động trẻ và tầng lớp trung lưu phải chịu chi phí sinh hoạt ngày càng tăng và Việt Nam có hàng triệu hộ gia đình nghèo. Giới trẻ tuổi đang vật lộn để kiếm sống và nhiều người có những khoản nợ đáng kể. Năm 2018, GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Việt Nam là 2.563 USD tính đến năm 2018 theo Ngân hàng Thế giới. Nghèo đói khiến những người trẻ tuổi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở nước ngoài.
Một khi nạn nhân được đưa đến Anh, các băng đảng tội phạm Việt Nam hoạt động tại đây buộc các nạn nhân phải làm việc, thường là trồng cần sa, nhà thổ và nhà hàng. Các băng đảng buôn người đưa ra một khoản phí lớn để đưa người lậu từ Việt Nam vào Vương quốc Anh và sau đó chúng buộc nạn nhân phải làm việc để trả nợ. Có nguồn tin nói rằng những kẻ buôn người tính phí khoảng 25.000 bảng để buôn lậu người từ Việt Nam đến Vương quốc Anh.
Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward cảnh báo các nạn nhân tiềm năng rằng mối nguy hiểm đã rõ ràng: Không nghe những người nói với bạn rằng có thể đưa bạn đến Vương quốc Anh bằng con đường lậu và giúp bạn kiếm tiền làm việc bất hợp pháp. Ông cảnh báo nên nhận thức được những rủi ro và đừng trở thành nạn nhân.
Việt Nam áp dụng nhiều biện pháp để đối phó với buôn bán người. Chính phủ Việt Nam hiện đang hợp tác với chính quyền Trung Quốc nâng cao nhận thức về nạn nhân buôn người. Chính quyền Việt Nam cũng đã bắt giữ một số kẻ buôn người liên quan đến những cái chết thê thảm ở Vương quốc Anh.
Mặc dù Việt Nam đang có những nỗ lực đáng kể để chống nạn buôn người, nhưng chính phủ Việt Nam đã không đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu để loại bỏ nạn buôn người, theo Báo cáo buôn bán người của Anh Quốc năm 2019. Báo cáo cho thấy các quan chức của Việt Nam, chủ yếu ở cấp xã và thôn, tạo điều kiện cho nạn buôn người hoặc khai thác nạn nhân bằng cách nhận hối lộ từ những kẻ buôn người, xem nhẹ nạn buôn người và tống tiền để đổi lấy sự đoàn tụ củanạn nhân với gia đình của họ.
Một cuộc khảo sát gần đây của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho thấy gần một phần ba số người đã hối lộ cho công chức tại Việt Nam. Theo khảo sát tương tự, cảnh sát ở Việt Nam là những người tham nhũng nhất trong số 12 ngành được khảo sát trong cả nước. Tham nhũng tiếp tục lan rộng ở Việt Nam, làm phức tạp các nỗ lực quét sạch nạn buôn người.
Đại đa số nạn nhân buôn người trước đây không muốn tố cáo những kẻ buôn người cho chính quyền địa phương. Họ lo lắng về sự trả thù từ các băng đảng tội phạm có tổ chức và cũng sợ những kẻ buôn người sẽ buộc tội họ là đồng phạm trong tội này.
Trong khi đó, ngay cả sau khi trở về nhà, những nạn nhân cũ của nạn buôn người vẫn gặp khó khăn trong việc bắt đầulại cuộc sống và hòa nhập trở lại với cộng đồng tại Việt Nam. Những nạn nhân buôn người trước đây, những người thường xuyên phải chịu đựng sự lạm dụng thể xác và tình dục, phải đối mặt với những kỳ thị ghê gớm trong xã hội Việt Nam. Thái độ tiêu cực từ hàng xóm cũng có thể ngăn cản họ hợp tác với chính quyền địa phương hoặc cung cấp thông tin về những kẻ buôn người. Do đó, là một phần trong nỗ lực chung, chính quyền Việt Nam cần hỗ trợ nhiều hơn cho nạn nhân buôn người thông qua tài trợ cho các nhà tạm trú, dịch vụ tái hòa nhập, hỗ trợ trị liệu, hỗ trợ pháp lý và tài chính và giáo dục.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã thừa nhận những vấn đề hiện tại, bao gồm thiếu nguồn lực để hỗ trợ nạn nhân. Chính quyền cũng thừa nhận không giúp đỡ những nạn nhân không có giấy tờ tùy thân cần thiết khi trở về Việt Nam.
Theo quan điểm của tôi, chính quyền Việt Nam cần chi nhiều tiền hơn để giải quyết vấn đề buôn người đang diễn ra. Hiện tại, chính phủ đã hạn chế các biện pháp bảo vệ cho các nạn nhân cũ của nạn buôn người. Chính quyền Việt Nam cũng cần giúp đỡ để tất cả các nạn nhân của nạn buôn người trên khắp Việt Nam tái hoà nhập cộng đồng một cách hiệu quả, cả ở nông thôn và thành thị, sử dụng các chương trình tái hòa nhập dài hạn. Các tổ chức phi chính phủ có thể đóng một vai trò quan trọng để nâng cao nhận thức cộng đồng và chung tay hỗ trợ các nạn nhân.
Đây là những giải pháp thực sự cho chính phủ Việt Nam để chống lại vấn đề buôn người. Nếu không, cái chết thương tâm của 39 người Việt Nam sẽ là vô ích.
Thời Nguyễn là nghị viên ở Chatham House và là thành viên của tổ chức Ân xá Quốc tế Vương quốc Anh.
Nguồn: https://thediplomat.com/2019/11/vietnams-human-trafficking-problem-is-too-big-to-ignore/
November 16, 2019
Vấn đề buôn người ở Việt Nam là quá lớn để có thể bỏ qua
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Cái chết thương tâm của 39 người Việt ở Anh Quốc đã làm sáng tỏ vấn đề trầm trọng về buôn bán người từ lâu của Việt Nam.
The Diplomat (Vũ Quốc Ngữ dịch)
Nạn buôn người là một vấn đề lớn ở Việt Nam. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán vì nhiều lý do, bao gồm khai thác tình dục và lao động, nô lệ trong nước và một loạt các hoạt động bóc lột khác.
Các nhóm chống nô lệ đã cảnh báo trong nhiều năm về sự gia tăng của tình trạng đưa lậu người Việt Nam vào Vương quốc Anh, nhưng không có kết quả. Nhưng bây giờ thế giới đã chứng kiến một thảm kịch tàn khốc và đau lòng chiếu rọi vào nạn nhân buôn người Việt Nam. 39 người được tìm thấy đã chết trong thùng container của một chiếc xe tải ở Anh, và đây là vụ án giết người lớn nhất trong lịch sử của cảnh sát Essex. Ngay sau đó, đã có xác nhận của cảnh sát rằng tất cả 39 người đã chết trong thùng đông lạnh là người Việt Nam trên hành trình nhập cảnh lậu vào nước này.
Khi Theresa May làm bộ trưởng nội vụ, bà đã thông qua Đạo luật nô lệ hiện đại, có hiệu lực vào năm 2015. Luật mới này nhằm chống lại chế độ nô lệ và tăng án tù giam tối đa cho những người phạm tội từ 14 năm tù đến chung thân. BộNội vụ của Vương quốc Anh ước tính vào thời điểm đó có khoảng 10.000 đến 13.000 người ở Vương quốc Anh là nạn nhân của nạn buôn người.
Đã có sự gia tăng đáng kể số nạn nhân Việt Nam bị buôn người vào Anh Quốc, từ 135 năm 2012 đến 739 năm 2018. Việt Nam là một trong ba quốc gia hàng đầu trên thế giới về số người bị buôn bán vào Vương quốc Anh trong 6 năm qua. Những kẻ buôn người đưa trẻ em và người lớn đi lao động hoặc khai thác tình dục từ Việt Nam đến các quốc gia như Nga, Đức hoặc Pháp trước khi đến Vương quốc Anh.
Khi viết báo cáo với tư cách chuyên gia cho nhiều khách hàng khác nhau, tôi có cơ hội nghe câu chuyện về một cậu bé Việt Nam tên là Tú, bị đưa lậu vào Anh để làm việc trong một trang trại cần sa lúc 10 tuổi. Tú bị nhốt, đánh đập, và buộc phải dùng thuốc gây nghiện. Cháu bị buộc phải làm việc trong điều kiện khủng khiếp, đôi khi phải chịu đựng sự lạm dụng thể xác hoặc tình dục. Và Tú chỉ là một trong số hàng ngàn trẻ em bị buôn bán từ Việt Nam đến Vương quốc Anh.
Những đứa trẻ đó đã thực hiện một hành trình dài, vất vả bao gồm đi bộ đường dài hoặc bám đằng sau những chiếc xe tải. Đôi khi phải mất nhiều tháng và thậm chí nhiều năm để thanh niên Việt Nam đến Vương quốc Anh. Những đứa trẻ này đang bị lạm dụng và khai thác trong thời gian quá cảnh qua ít nhất tám quốc gia ở châu Âu, và tất cả bị buộc phải làm việc trong thời gian này.
Các băng đảng tội phạm cũng đưa phụ nữ Việt Nam đến châu Âu để bán dâm và khai thác tình dục, thường được giấu trong các tiệm mát xa và trung tâm làm đẹp. Phụ nữ cũng bị đưa lậu vào để làm việc nhà, họ phải làm việc trong nhiều năm để trả nợ.
Một phụ nữ Việt Nam, 29 tuổi, bị buôn bán sang Trung Quốc để khai thác tình dục. Cô buộc phải cưới một ông già tàn tật. Cô bị giam trong một căn phòng nhỏ và không được phép liên lạc với những người bên ngoài vì chồng cô sợ cô sẽ trốn thoát. Cuối cùng cô đã trốn thoát và trở về Việt Nam, mang theo vết thương và nước mắt. Đã tám năm kể từ khi băng đảng buôn cô đến Trung Quốc, nhưng những cảnh tượng kinh hoàng này không thể xóa nhòa trong ký ức nạn nhân.
Các nạn nhân của nạn buôn người thường là từ các nhóm dễ bị tổn thương ở Việt Nam. Những người này nghèo, dễ bị tổn thương và xuất thân từ những gia đình tan vỡ. Họ thiếu giáo dục cũng như nhận thức về buôn bán người, và dễ dàng bị dụ dỗ với những lời chào về công việc tốt.
Những kẻ buôn người ngày càng sử dụng Internet, các trang web chơi game và đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội để dụ nạn nhân tiềm năng vào các tình huống dễ bị biến thành nạn nhân của buôn người. Đàn ông thường lôi kéo phụ nữ và cô gái trẻ có mối quan hệ hẹn hò trực tuyến và thuyết phục họ di chuyển ra nước ngoài, sau đó cưỡng bức họlao động hoặc buôn bán tình dục. Những kẻ cho vay nặng nãi có mối liên hệ chặt chẽ với nạn nhân của nạn buôn người và thường đóng vai trò là kẻ môi giới. Những kẻ buôn người thường lợi dụng sự ràng buộc nợ nần để kiểm soát nạn nhân của họ, vì các nạn nhân thường bị dụ dỗ bằng những lời hứa về cơ hội kiếm tiền. Những kẻ buôn người cũng đe dọa các gia đình của họ ở trong nước để đảm bảo các nạn nhân tiếp tục hợp tác.
Mặc dù có những thành tựu đáng kể trong nền kinh tế Việt Nam, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo vẫn không ngừng tăng lên ở Việt Nam trong những năm gần đây. Lao động trẻ và tầng lớp trung lưu phải chịu chi phí sinh hoạt ngày càng tăng và Việt Nam có hàng triệu hộ gia đình nghèo. Giới trẻ tuổi đang vật lộn để kiếm sống và nhiều người có những khoản nợ đáng kể. Năm 2018, GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Việt Nam là 2.563 USD tính đến năm 2018 theo Ngân hàng Thế giới. Nghèo đói khiến những người trẻ tuổi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở nước ngoài.
Một khi nạn nhân được đưa đến Anh, các băng đảng tội phạm Việt Nam hoạt động tại đây buộc các nạn nhân phải làm việc, thường là trồng cần sa, nhà thổ và nhà hàng. Các băng đảng buôn người đưa ra một khoản phí lớn để đưa người lậu từ Việt Nam vào Vương quốc Anh và sau đó chúng buộc nạn nhân phải làm việc để trả nợ. Có nguồn tin nói rằng những kẻ buôn người tính phí khoảng 25.000 bảng để buôn lậu người từ Việt Nam đến Vương quốc Anh.
Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward cảnh báo các nạn nhân tiềm năng rằng mối nguy hiểm đã rõ ràng: Không nghe những người nói với bạn rằng có thể đưa bạn đến Vương quốc Anh bằng con đường lậu và giúp bạn kiếm tiền làm việc bất hợp pháp. Ông cảnh báo nên nhận thức được những rủi ro và đừng trở thành nạn nhân.
Việt Nam áp dụng nhiều biện pháp để đối phó với buôn bán người. Chính phủ Việt Nam hiện đang hợp tác với chính quyền Trung Quốc nâng cao nhận thức về nạn nhân buôn người. Chính quyền Việt Nam cũng đã bắt giữ một số kẻ buôn người liên quan đến những cái chết thê thảm ở Vương quốc Anh.
Mặc dù Việt Nam đang có những nỗ lực đáng kể để chống nạn buôn người, nhưng chính phủ Việt Nam đã không đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu để loại bỏ nạn buôn người, theo Báo cáo buôn bán người của Anh Quốc năm 2019. Báo cáo cho thấy các quan chức của Việt Nam, chủ yếu ở cấp xã và thôn, tạo điều kiện cho nạn buôn người hoặc khai thác nạn nhân bằng cách nhận hối lộ từ những kẻ buôn người, xem nhẹ nạn buôn người và tống tiền để đổi lấy sự đoàn tụ củanạn nhân với gia đình của họ.
Một cuộc khảo sát gần đây của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho thấy gần một phần ba số người đã hối lộ cho công chức tại Việt Nam. Theo khảo sát tương tự, cảnh sát ở Việt Nam là những người tham nhũng nhất trong số 12 ngành được khảo sát trong cả nước. Tham nhũng tiếp tục lan rộng ở Việt Nam, làm phức tạp các nỗ lực quét sạch nạn buôn người.
Đại đa số nạn nhân buôn người trước đây không muốn tố cáo những kẻ buôn người cho chính quyền địa phương. Họ lo lắng về sự trả thù từ các băng đảng tội phạm có tổ chức và cũng sợ những kẻ buôn người sẽ buộc tội họ là đồng phạm trong tội này.
Trong khi đó, ngay cả sau khi trở về nhà, những nạn nhân cũ của nạn buôn người vẫn gặp khó khăn trong việc bắt đầulại cuộc sống và hòa nhập trở lại với cộng đồng tại Việt Nam. Những nạn nhân buôn người trước đây, những người thường xuyên phải chịu đựng sự lạm dụng thể xác và tình dục, phải đối mặt với những kỳ thị ghê gớm trong xã hội Việt Nam. Thái độ tiêu cực từ hàng xóm cũng có thể ngăn cản họ hợp tác với chính quyền địa phương hoặc cung cấp thông tin về những kẻ buôn người. Do đó, là một phần trong nỗ lực chung, chính quyền Việt Nam cần hỗ trợ nhiều hơn cho nạn nhân buôn người thông qua tài trợ cho các nhà tạm trú, dịch vụ tái hòa nhập, hỗ trợ trị liệu, hỗ trợ pháp lý và tài chính và giáo dục.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã thừa nhận những vấn đề hiện tại, bao gồm thiếu nguồn lực để hỗ trợ nạn nhân. Chính quyền cũng thừa nhận không giúp đỡ những nạn nhân không có giấy tờ tùy thân cần thiết khi trở về Việt Nam.
Theo quan điểm của tôi, chính quyền Việt Nam cần chi nhiều tiền hơn để giải quyết vấn đề buôn người đang diễn ra. Hiện tại, chính phủ đã hạn chế các biện pháp bảo vệ cho các nạn nhân cũ của nạn buôn người. Chính quyền Việt Nam cũng cần giúp đỡ để tất cả các nạn nhân của nạn buôn người trên khắp Việt Nam tái hoà nhập cộng đồng một cách hiệu quả, cả ở nông thôn và thành thị, sử dụng các chương trình tái hòa nhập dài hạn. Các tổ chức phi chính phủ có thể đóng một vai trò quan trọng để nâng cao nhận thức cộng đồng và chung tay hỗ trợ các nạn nhân.
Đây là những giải pháp thực sự cho chính phủ Việt Nam để chống lại vấn đề buôn người. Nếu không, cái chết thương tâm của 39 người Việt Nam sẽ là vô ích.
Thời Nguyễn là nghị viên ở Chatham House và là thành viên của tổ chức Ân xá Quốc tế Vương quốc Anh.
Nguồn: https://thediplomat.com/2019/11/vietnams-human-trafficking-problem-is-too-big-to-ignore/