(Sydney) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng phía Australia cần thúc ép chính quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền trong cuộc đối thoại nhân quyền Australia -Việt Nam lần thứ 16 vào ngày 29 tháng Tám năm 2019 tại Canberra.
Quan hệ song phương của Australia với Việt Nam đã phát triển đáng kể, và được nâng cấp lên mức Đối tác Chiến lược trong năm 2018. Vào tháng Tám, Thủ tướng Scott Morrison sang thăm Hà Nội, nhưng không hề công khai đề cập những quan ngại về nhân quyền trong chuyến thăm này.
Trong Tờ trình vào tháng Sáu, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã kêu gọi chính phủ Australia tận dụng cơ hội đối thoại để thúc đẩy việc cải thiện hồ sơ nhân quyền yếu kém của Việt Nam, trong đó có việc đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp ôn hòa và tự do tôn giáo. Australia cũng cần tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phóng thích ngay lập tức tất cả tù nhân chính trị, và sửa đổi bộ luật an ninh mạng có quá nhiều vấn đề.
“Có các mối quan hệ gần gũi với Việt Nam đồng nghĩa với việc chính phủ Australia có trách nhiệm công khai lên tiếng về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam,” bà Elaine Pearson, Giám đốc phụ trách Australia của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Xu hướng đàn áp các quyền cơ bản ở Việt Nam đang gia tăng, với số lượng tù nhân chính trị bị giam giữ một cách bất công nhiều hơn và thời hạn kéo dài hơn.”
Tính đến tháng Tám, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ghi nhận có ít nhất 131 người đang bị tù giam ở Việt Nam vì thực hành các quyền tự do cơ bản. Chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích tất cả tù nhân và những người đang bị tạm giam vì lý do chính trị. Một số trường hợp khẩn cấp nhất bao gồm những tù nhân đang gặp vấn đề về nghiêm trọng sức khỏe cần được chữa trị ngay lập tức như nhà hoạt động tôn giáo Ngô Hào, nhà vận động nhân quyền Nguyễn Trung Tôn, các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Nguyễn Văn Túc và Hồ Đức Hòa.
Chính quyền Việt Nam đã tạm giam Châu Văn Khảm, công dân Úc đồng thời là một nhà hoạt động dân chủ, từ tháng Giêng. Ông bị điều tra vì tình nghi phạm các tội theo các điều luật an ninh quốc gia rất chung chung của Việt Nam, trong đó có tội “lật đổ chính quyền.” Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, sau khi công an tuyên bố kết thúc điều tra ông mới được có luật sư bào chữa.
“Australia cần công khai kêu gọi phóng thích ngay lập tức Châu Văn Khảm, một công dân Úc, và tất cả các tù nhân chính trị đã và đang bị giam giữ một cách bất công ở Việt Nam,” bà Pearson nói. “Australia cần gây sức ép để Việt Nam sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự có tính chất vi phạm nhân quyền để tất cả các can phạm hình sự được nhanh chóng tiếp cận nguồn trợ giúp pháp lý đúng như quy định của công pháp quốc tế.”
Các nhà hoạt động và blogger ở Việt Nam thường phải đối mặt với nguy cơ bị hành hung dưới tay các nhân viên công quyền hoặc côn đồ có liên quan tới chính quyền, mà những kẻ thủ ác không bị trừng phạt về các vụ tấn công này. Tháng Giêng năm 2019, nhiều người lạ mặt bắt cóc nhà vận động chống tham nhũng Hà Văn Nam và đưa ông vào một chiếc xe van rồi trùm đầu và đánh ông liên tiếp, cuối cùng bỏ ông bên ngoài một bệnh viện với hai xương sườn bị gẫy.
Trong tháng Bảy, một nhóm các nhà hoạt động cùng đi với bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của tù nhân chính trị Trương Minh Đức, tới Trại giam Số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An để bày tỏ sự ủng hộ với các tù nhân đang tuyệt thực để phản đối tình trạng vi phạm quyền con người của tù nhân. Khi những người đi thăm tới gần trại giam, một đám đông người mặc thường phục tấn công họ bằng gậy và mũ bảo hiểm, đập vỡ điện thoại và cướp tài sản của họ. Nhiều người trong nhóm bị thương, trong đó có blogger nổi tiếng Huỳnh Ngọc Chênh, và vợ ông, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh.
Việc đàn áp quyền tự do thông tin trên mạng đang gia tăng ở Việt Nam. Bộ luật an ninh mạng đầy rẫy vấn đề của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực từ tháng Giêng. Bộ luật quá mơ hồ và lỏng lẻo này trao cho nhà cầm quyền khả năng tùy tiện kiểm duyệt ngôn luận tự do và buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải gỡ bỏ các nội dung khiến chính quyền không hài lòng trong vòng 24 tiếng từ khi nhận được yêu cầu.
Trong tháng Tám, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu rằng Facebook đã tuân thủ khoảng “70 đến 75 phần trăm” các yêu cầu của chính quyền về ngăn chặn nội dung đăng tải, tăng hơn so với “khoảng 30 phần trăm” trong thời gian trước đây. Trong số các nội dung đã bị Facebook gỡ bỏ, theo Bộ này, có “hơn 200 link bài viết có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước.”
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng tuyên bố Google đã tuân thủ “80 đến 85 phần trăm” các yêu cầu lọc gỡ nội dung trên Youtube và các dịch vụ khác của Google – tăng lên so với “60 phần trăm” trong thời gian trước.
Không rõ Bộ này đã thống kê ra được các con số trên theo cách thức nào, hay tỷ lệ tuân thủ yêu cầu của mạng xã hội khổng lồ tăng lên từ thời điểm nào. Bộ này cũng không công bố cơ sở pháp lý của các yêu cầu nói trên.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nói đã yêu cầu Facebook giới hạn để chỉ các tài khoản đã định danh mới được phép phát sóng trực tiếp (livestream) trên chương trình nền của mình. Không rõ bộ này muốn Facebook định danh tài khoản như thế nào, hay các tiêu chí để một tài khoản muốn định danh phải đáp ứng là gì. Bộ này cũng phát biểu đã yêu cầu Facebook có chính sách “tiền kiểm” các nội dung đăng tải và gỡ các quảng cáo “phát tán tin giả liên quan đến các vấn đề chính trị khi có yêu cầu từ chính phủ.”
Khi được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hỏi về việc sẽ đáp ứng các yêu cầu trên của nhà cầm quyền Việt Nam như thế nào, Facebook cho biết tiêu chuẩn liên quan đến việc phát sóng trực tiếp cũng như các dịch vụ khác của công ty này được áp dụng “trên toàn cầu.” Theo Facebook, quy trình gỡ bỏ nội dung “ở Việt Nam cũng giống như ở các nơi khác trên thế giới.” Các nội dung bị báo cáo trước tiên sẽ được xem xét xem có vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng hay không; nếu nội dung không vi phạm, Facebook sẽ đánh giá xem liệu yêu cầu của chính quyền có hợp pháp hay không.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng đã đề nghị Google bình luận về các tuyên bố của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, nhưng cho đến thời điểm công bố thông cáo báo chí này, Google vẫn chưa hồi âm.
“Chính sách kiểm duyệt trên mạng của Việt Nam ngày càng thô bạo, trong đó có việc thi hành luật an ninh mạng, một nỗ lực dập tắt nhiều tiếng nói phê phán trên mạng,” bà Pearson nói. “Australia cần thúc ép Việt Nam sửa đổi bộ luật này và chấm dứt việc chính quyền đàn áp những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động ôn hòa một cách có hệ thống.”
August 28, 2019
Australia: Cần thúc ép Việt Nam tôn trọng nhân quyền
by Nhan Quyen • [Human Rights]
(Sydney) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng phía Australia cần thúc ép chính quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền trong cuộc đối thoại nhân quyền Australia -Việt Nam lần thứ 16 vào ngày 29 tháng Tám năm 2019 tại Canberra.
Quan hệ song phương của Australia với Việt Nam đã phát triển đáng kể, và được nâng cấp lên mức Đối tác Chiến lược trong năm 2018. Vào tháng Tám, Thủ tướng Scott Morrison sang thăm Hà Nội, nhưng không hề công khai đề cập những quan ngại về nhân quyền trong chuyến thăm này.
Trong Tờ trình vào tháng Sáu, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã kêu gọi chính phủ Australia tận dụng cơ hội đối thoại để thúc đẩy việc cải thiện hồ sơ nhân quyền yếu kém của Việt Nam, trong đó có việc đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp ôn hòa và tự do tôn giáo. Australia cũng cần tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phóng thích ngay lập tức tất cả tù nhân chính trị, và sửa đổi bộ luật an ninh mạng có quá nhiều vấn đề.
“Có các mối quan hệ gần gũi với Việt Nam đồng nghĩa với việc chính phủ Australia có trách nhiệm công khai lên tiếng về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam,” bà Elaine Pearson, Giám đốc phụ trách Australia của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Xu hướng đàn áp các quyền cơ bản ở Việt Nam đang gia tăng, với số lượng tù nhân chính trị bị giam giữ một cách bất công nhiều hơn và thời hạn kéo dài hơn.”
Tính đến tháng Tám, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ghi nhận có ít nhất 131 người đang bị tù giam ở Việt Nam vì thực hành các quyền tự do cơ bản. Chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích tất cả tù nhân và những người đang bị tạm giam vì lý do chính trị. Một số trường hợp khẩn cấp nhất bao gồm những tù nhân đang gặp vấn đề về nghiêm trọng sức khỏe cần được chữa trị ngay lập tức như nhà hoạt động tôn giáo Ngô Hào, nhà vận động nhân quyền Nguyễn Trung Tôn, các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Nguyễn Văn Túc và Hồ Đức Hòa.
Chính quyền Việt Nam đã tạm giam Châu Văn Khảm, công dân Úc đồng thời là một nhà hoạt động dân chủ, từ tháng Giêng. Ông bị điều tra vì tình nghi phạm các tội theo các điều luật an ninh quốc gia rất chung chung của Việt Nam, trong đó có tội “lật đổ chính quyền.” Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, sau khi công an tuyên bố kết thúc điều tra ông mới được có luật sư bào chữa.
“Australia cần công khai kêu gọi phóng thích ngay lập tức Châu Văn Khảm, một công dân Úc, và tất cả các tù nhân chính trị đã và đang bị giam giữ một cách bất công ở Việt Nam,” bà Pearson nói. “Australia cần gây sức ép để Việt Nam sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự có tính chất vi phạm nhân quyền để tất cả các can phạm hình sự được nhanh chóng tiếp cận nguồn trợ giúp pháp lý đúng như quy định của công pháp quốc tế.”
Các nhà hoạt động và blogger ở Việt Nam thường phải đối mặt với nguy cơ bị hành hung dưới tay các nhân viên công quyền hoặc côn đồ có liên quan tới chính quyền, mà những kẻ thủ ác không bị trừng phạt về các vụ tấn công này. Tháng Giêng năm 2019, nhiều người lạ mặt bắt cóc nhà vận động chống tham nhũng Hà Văn Nam và đưa ông vào một chiếc xe van rồi trùm đầu và đánh ông liên tiếp, cuối cùng bỏ ông bên ngoài một bệnh viện với hai xương sườn bị gẫy.
Trong tháng Bảy, một nhóm các nhà hoạt động cùng đi với bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của tù nhân chính trị Trương Minh Đức, tới Trại giam Số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An để bày tỏ sự ủng hộ với các tù nhân đang tuyệt thực để phản đối tình trạng vi phạm quyền con người của tù nhân. Khi những người đi thăm tới gần trại giam, một đám đông người mặc thường phục tấn công họ bằng gậy và mũ bảo hiểm, đập vỡ điện thoại và cướp tài sản của họ. Nhiều người trong nhóm bị thương, trong đó có blogger nổi tiếng Huỳnh Ngọc Chênh, và vợ ông, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh.
Việc đàn áp quyền tự do thông tin trên mạng đang gia tăng ở Việt Nam. Bộ luật an ninh mạng đầy rẫy vấn đề của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực từ tháng Giêng. Bộ luật quá mơ hồ và lỏng lẻo này trao cho nhà cầm quyền khả năng tùy tiện kiểm duyệt ngôn luận tự do và buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải gỡ bỏ các nội dung khiến chính quyền không hài lòng trong vòng 24 tiếng từ khi nhận được yêu cầu.
Trong tháng Tám, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu rằng Facebook đã tuân thủ khoảng “70 đến 75 phần trăm” các yêu cầu của chính quyền về ngăn chặn nội dung đăng tải, tăng hơn so với “khoảng 30 phần trăm” trong thời gian trước đây. Trong số các nội dung đã bị Facebook gỡ bỏ, theo Bộ này, có “hơn 200 link bài viết có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước.”
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng tuyên bố Google đã tuân thủ “80 đến 85 phần trăm” các yêu cầu lọc gỡ nội dung trên Youtube và các dịch vụ khác của Google – tăng lên so với “60 phần trăm” trong thời gian trước.
Không rõ Bộ này đã thống kê ra được các con số trên theo cách thức nào, hay tỷ lệ tuân thủ yêu cầu của mạng xã hội khổng lồ tăng lên từ thời điểm nào. Bộ này cũng không công bố cơ sở pháp lý của các yêu cầu nói trên.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nói đã yêu cầu Facebook giới hạn để chỉ các tài khoản đã định danh mới được phép phát sóng trực tiếp (livestream) trên chương trình nền của mình. Không rõ bộ này muốn Facebook định danh tài khoản như thế nào, hay các tiêu chí để một tài khoản muốn định danh phải đáp ứng là gì. Bộ này cũng phát biểu đã yêu cầu Facebook có chính sách “tiền kiểm” các nội dung đăng tải và gỡ các quảng cáo “phát tán tin giả liên quan đến các vấn đề chính trị khi có yêu cầu từ chính phủ.”
Khi được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hỏi về việc sẽ đáp ứng các yêu cầu trên của nhà cầm quyền Việt Nam như thế nào, Facebook cho biết tiêu chuẩn liên quan đến việc phát sóng trực tiếp cũng như các dịch vụ khác của công ty này được áp dụng “trên toàn cầu.” Theo Facebook, quy trình gỡ bỏ nội dung “ở Việt Nam cũng giống như ở các nơi khác trên thế giới.” Các nội dung bị báo cáo trước tiên sẽ được xem xét xem có vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng hay không; nếu nội dung không vi phạm, Facebook sẽ đánh giá xem liệu yêu cầu của chính quyền có hợp pháp hay không.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng đã đề nghị Google bình luận về các tuyên bố của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, nhưng cho đến thời điểm công bố thông cáo báo chí này, Google vẫn chưa hồi âm.
“Chính sách kiểm duyệt trên mạng của Việt Nam ngày càng thô bạo, trong đó có việc thi hành luật an ninh mạng, một nỗ lực dập tắt nhiều tiếng nói phê phán trên mạng,” bà Pearson nói. “Australia cần thúc ép Việt Nam sửa đổi bộ luật này và chấm dứt việc chính quyền đàn áp những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động ôn hòa một cách có hệ thống.”