Trúc Giang, Việt Nam Thời báo, ngày 31/7/2019
Người dân đang đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế, phí, lệ phí, vì vậy việc biết và hiểu về ngân sách nhà nước để tường tận ‘Đảng và Nhà nước’ đã chi xài tiền thuế của dân chúng ra sao, là điều đặc biệt cần thiết.
Ngân sách nhà nước có thể có được từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như dầu khí và các loại khoáng sản. Tài nguyên thiên nhiên cũng là một phần tài sản quốc gia vì vậy nó cũng thuộc về người dân.
Người dân cũng là người phải trả các khoản vay của Chính phủ thông qua các khoản thuế người dân phải đóng. Do vậy, có thể nói ngân sách nhà nước là tiền của người dân, và người dân có quyền được tham gia vào quản lý ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, các hoạt động của đảng cộng sản Việt Nam cũng sử dụng từ nguồn ngân sách lấy từ tiền đóng thuế của người dân, do đó ở đây cụ thể là Bộ Chính trị cần giải trình việc đã xài tiền như thế nào, nhằm vào các mục đích gì của ích nước lợi dân, hay chỉ đơn thuần quyền lợi của nội bộ đảng?
Có là những con số khống?
Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, và Luật Tiếp cận thông tin, việc công khai và cung cấp thông tin về ngân sách nhà nước cho người dân là bắt buộc đối với các cơ quan thực hiện ngân sách.
Tuy nhiên trên thật tế thì… mọi chuyện dường như vẫn mới chỉ đi những bước dọ dẫm ban đầu, với những số liệu được công bố rất chung chung, khó xác định độ trung thực, và cũng không rõ các ban ngành đã chi xài vào các việc gì, có đúng quy định pháp luật liên quan hay không?
Năm 2015, có một tổ chức xã hội dân sự ra đời mang tên Liên minh Minh bạch Ngân sách (viết tắt: BTAP), gồm có Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), với sự hỗ trợ của Tổ chức Oxfam, trong khuôn khổ Dự án “Thúc đẩy công khai, minh bạch và sự tham gia của người dân vào quản lý Ngân sách Nhà nước”.
Hôm 30-7-2019, tổ chức BTAP đã công bố Chỉ số công khai ngân sách Bộ, cơ quan Trung ương 2018 (Ministry Open Budget Index, viết tắt là MOBI 2018). Đây là khảo sát độc lập đầu tiên tại Việt Nam nhằm đánh giá mức độ công khai ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương.
Theo BTAP, thì MOBI 2018 là khảo sát dựa trên bằng chứng về công khai các tài liệu ngân sách trên cổng thông tin điện tử của 37 Bộ và cơ quan Trung ương. Nghĩa là độ trung thực đến đâu về những con số này hoàn toàn phụ thuộc công tác thống kê ở chính cơ quan Bộ, ngành đó.
Trong 37 đơn vị được khảo sát có 31 Bộ, cơ quan Trung ương là đơn vị dự toán ngân sách và 6 cơ quan, tổ chức Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Trong số 37 Bộ, cơ quan Trung ương được khảo sát MOBI 2018, có 20 đơn vị không công khai bất cứ thông tin gì về ngân sách, 17 đơn vị có công khai ít nhất 1 tài liệu ngân sách, hoặc có thư mục công khai ngân sách.
“Một số Bộ, cơ quan Trung ương thuộc nhóm đứng đầu trong chi ngân sách có số điểm MOBI 2018 rất thấp hoặc không có điểm nào. Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải là đơn vị có tổng số chi ngân sách nhà nước lớn nhất trong tổng số 37 đơn vị được khảo sát, năm 2019 là 58,56 nghìn tỷ đồng, trong khi điểm MOBI 2018 chỉ đạt 3,7 điểm, xếp thứ 13 trên tổng số 17 đơn vị có điểm MOBI 2018.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo lần lượt đứng các vị trí thứ 4, 5 và 6 trên bảng xếp hạng Dự toán chi ngân sách năm 2019, nhưng lại không có bất kỳ tài liệu ngân sách nào được công khai trên cổng thông tin điện tử của đơn vị tại thời điểm khảo sát”. (Trích Thông cáo báo chí MOBI 2018).
Những Bộ, ngành nào từ chối công khai việc tiêu xài ngân sách?
Có 25 Bộ, cơ quan Trung ương không công khai bất kỳ một tài liệu nào tại thời điểm khảo sát (chiếm 67.57%).
Trong đó, có 5 đơn vị chỉ có thư mục công khai ngân sách trên cổng thông tin điện tử, mà không có tài liệu ngân sách đính kèm, gồm có: Bộ Giao thông vận tải; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tư pháp; Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Có 20 đơn vị không có thư mục công khai ngân sách và không công khai tài liệu ngân sách nào luôn. Danh sách gồm có: Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Xây dựng; Bộ Ngoại giao; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tấn xã Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Đài Tiếng nói Việt Nam; Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ; Kiểm toán Nhà nước; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Toà án Nhân dân tối cao và Uỷ ban sông Mê Kông.
Loại tài liệu được công bố nhiều nhất là Dự toán ngân sách năm 2019 với 10 trên tổng số 37 đơn vị có công bố (chiếm 27%). Xếp thứ hai là Quyết toán ngân sách năm 2017 với 6 trên tổng số 37 đơn vị có công bố (chiếm 16,2%). Bộ Tài chính là đơn vị duy nhất công bố tài liệu về Báo cáo tình hình thực hiện 9 tháng cũng như cả năm 2018.
Vẫn còn những vùng cấm
Từ kết quả xếp hạng MOBI 2018, ông Phạm Đình Cường, chuyên gia tài chính công của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho rằng thực trạng công khai ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương rất đáng buồn. Các bộ, ngành được Quốc hội giao sử dụng ngân sách mà không công khai là thiếu sót. Tuy nhiên, vị này cho rằng “vấn đề nằm ở nhận thức, các bộ không khó để công khai ngân sách”.
Như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang ra sức đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực, mà một trong những nguyên nhân dẫn đến những vấn nạn này, là việc sử dụng ngân sách khu vực công còn mập mờ; đặc biệt là đối với vấn đề tài chính công trong các hoạt động của đảng cộng sản Việt Nam – nơi mà dường như vẫn còn là vùng cấm đối với những tổ chức xã hội dân sự như Liên minh Minh bạch Ngân sách.
Chi tiết về báo cáo MOBI 2018 có thể tải về tại đây: http://bit.ly/2YvYZlz
August 1, 2019
Tiền đã chi xài vào những việc gì?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trúc Giang, Việt Nam Thời báo, ngày 31/7/2019
Người dân đang đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế, phí, lệ phí, vì vậy việc biết và hiểu về ngân sách nhà nước để tường tận ‘Đảng và Nhà nước’ đã chi xài tiền thuế của dân chúng ra sao, là điều đặc biệt cần thiết.
Ngân sách nhà nước có thể có được từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như dầu khí và các loại khoáng sản. Tài nguyên thiên nhiên cũng là một phần tài sản quốc gia vì vậy nó cũng thuộc về người dân.
Người dân cũng là người phải trả các khoản vay của Chính phủ thông qua các khoản thuế người dân phải đóng. Do vậy, có thể nói ngân sách nhà nước là tiền của người dân, và người dân có quyền được tham gia vào quản lý ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, các hoạt động của đảng cộng sản Việt Nam cũng sử dụng từ nguồn ngân sách lấy từ tiền đóng thuế của người dân, do đó ở đây cụ thể là Bộ Chính trị cần giải trình việc đã xài tiền như thế nào, nhằm vào các mục đích gì của ích nước lợi dân, hay chỉ đơn thuần quyền lợi của nội bộ đảng?
Có là những con số khống?
Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, và Luật Tiếp cận thông tin, việc công khai và cung cấp thông tin về ngân sách nhà nước cho người dân là bắt buộc đối với các cơ quan thực hiện ngân sách.
Tuy nhiên trên thật tế thì… mọi chuyện dường như vẫn mới chỉ đi những bước dọ dẫm ban đầu, với những số liệu được công bố rất chung chung, khó xác định độ trung thực, và cũng không rõ các ban ngành đã chi xài vào các việc gì, có đúng quy định pháp luật liên quan hay không?
Năm 2015, có một tổ chức xã hội dân sự ra đời mang tên Liên minh Minh bạch Ngân sách (viết tắt: BTAP), gồm có Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), với sự hỗ trợ của Tổ chức Oxfam, trong khuôn khổ Dự án “Thúc đẩy công khai, minh bạch và sự tham gia của người dân vào quản lý Ngân sách Nhà nước”.
Hôm 30-7-2019, tổ chức BTAP đã công bố Chỉ số công khai ngân sách Bộ, cơ quan Trung ương 2018 (Ministry Open Budget Index, viết tắt là MOBI 2018). Đây là khảo sát độc lập đầu tiên tại Việt Nam nhằm đánh giá mức độ công khai ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương.
Theo BTAP, thì MOBI 2018 là khảo sát dựa trên bằng chứng về công khai các tài liệu ngân sách trên cổng thông tin điện tử của 37 Bộ và cơ quan Trung ương. Nghĩa là độ trung thực đến đâu về những con số này hoàn toàn phụ thuộc công tác thống kê ở chính cơ quan Bộ, ngành đó.
Trong 37 đơn vị được khảo sát có 31 Bộ, cơ quan Trung ương là đơn vị dự toán ngân sách và 6 cơ quan, tổ chức Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Trong số 37 Bộ, cơ quan Trung ương được khảo sát MOBI 2018, có 20 đơn vị không công khai bất cứ thông tin gì về ngân sách, 17 đơn vị có công khai ít nhất 1 tài liệu ngân sách, hoặc có thư mục công khai ngân sách.
“Một số Bộ, cơ quan Trung ương thuộc nhóm đứng đầu trong chi ngân sách có số điểm MOBI 2018 rất thấp hoặc không có điểm nào. Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải là đơn vị có tổng số chi ngân sách nhà nước lớn nhất trong tổng số 37 đơn vị được khảo sát, năm 2019 là 58,56 nghìn tỷ đồng, trong khi điểm MOBI 2018 chỉ đạt 3,7 điểm, xếp thứ 13 trên tổng số 17 đơn vị có điểm MOBI 2018.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo lần lượt đứng các vị trí thứ 4, 5 và 6 trên bảng xếp hạng Dự toán chi ngân sách năm 2019, nhưng lại không có bất kỳ tài liệu ngân sách nào được công khai trên cổng thông tin điện tử của đơn vị tại thời điểm khảo sát”. (Trích Thông cáo báo chí MOBI 2018).
Những Bộ, ngành nào từ chối công khai việc tiêu xài ngân sách?
Có 25 Bộ, cơ quan Trung ương không công khai bất kỳ một tài liệu nào tại thời điểm khảo sát (chiếm 67.57%).
Trong đó, có 5 đơn vị chỉ có thư mục công khai ngân sách trên cổng thông tin điện tử, mà không có tài liệu ngân sách đính kèm, gồm có: Bộ Giao thông vận tải; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tư pháp; Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Có 20 đơn vị không có thư mục công khai ngân sách và không công khai tài liệu ngân sách nào luôn. Danh sách gồm có: Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Xây dựng; Bộ Ngoại giao; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tấn xã Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Đài Tiếng nói Việt Nam; Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ; Kiểm toán Nhà nước; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Toà án Nhân dân tối cao và Uỷ ban sông Mê Kông.
Loại tài liệu được công bố nhiều nhất là Dự toán ngân sách năm 2019 với 10 trên tổng số 37 đơn vị có công bố (chiếm 27%). Xếp thứ hai là Quyết toán ngân sách năm 2017 với 6 trên tổng số 37 đơn vị có công bố (chiếm 16,2%). Bộ Tài chính là đơn vị duy nhất công bố tài liệu về Báo cáo tình hình thực hiện 9 tháng cũng như cả năm 2018.
Vẫn còn những vùng cấm
Từ kết quả xếp hạng MOBI 2018, ông Phạm Đình Cường, chuyên gia tài chính công của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho rằng thực trạng công khai ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương rất đáng buồn. Các bộ, ngành được Quốc hội giao sử dụng ngân sách mà không công khai là thiếu sót. Tuy nhiên, vị này cho rằng “vấn đề nằm ở nhận thức, các bộ không khó để công khai ngân sách”.
Như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang ra sức đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực, mà một trong những nguyên nhân dẫn đến những vấn nạn này, là việc sử dụng ngân sách khu vực công còn mập mờ; đặc biệt là đối với vấn đề tài chính công trong các hoạt động của đảng cộng sản Việt Nam – nơi mà dường như vẫn còn là vùng cấm đối với những tổ chức xã hội dân sự như Liên minh Minh bạch Ngân sách.
Chi tiết về báo cáo MOBI 2018 có thể tải về tại đây: http://bit.ly/2YvYZlz