Minh Quân, Việt Nam Thời báo, ngày 31/7/2019
Hiện tượng một số tàu dân sự lảng vảng xung quanh tâm điểm là tàu thăm do địa chất Hải Dương 8 ở khu vực Bãi Tư Chính, cùng với hiện tượng Trung Quốc điều động thêm tàu nghiên cứu vào khu vực này và cho tập trận máy bay SU-35 trên Biển Đông, chẳng hề phát ra tín hiệu tốt lành nào mà có thể khiến ‘đảng em’ Việt Nam kê cao gối ngủ ngày.
Tàu dân sự, hoặc tàu thương mại dân sự là một thành phần nằm trong khái niệm ‘vùng xám’ của Trung Quốc.
Một tàu dân quân biển của Trung Quốc.
Theo định nghĩa của giới chuyên gia quân sự, chiến thuật “vùng xám”, hay còn được gọi là những hành động “dưới ngưỡng chiến tranh”, tức là không sử dụng hải quân mà thay bằng những lực lượng quân sự hoặc bán quân sự trá hình tiến hành các hoạt động trên biển nhưng không vượt qua một giới hạn nào đó để không kéo theo phản ứng quá mạnh từ các nước trong khu vực và trên thế giới.
Vào năm 2014, loại hình tàu thương mại dân sự cũng đã xuất hiện trong vụ giàn khoan HD-981, để cùng với các tàu hải giám tham gia trực tiếp chặn đường ngăn cản các tàu kiểm ngư Việt Nam tiếp cận giàn khoan.
Theo dữ liệu của nhóm nghiên cứu C4ADS tại Mỹ, đã có tới khoảng 30 tàu thương mại dân sự được cho là hiện diện quanh giàn khoan HD-981 hồi năm 2014, trong đó chỉ có 10 tàu có thể xác định danh tính. Trong báo cáo được đăng trên trang của Trung tâm an ninh hàng hải quốc tế (CIMSEC), nhóm tác giả cho biết đã có ít nhất 3 tàu thương mại quốc doanh Trung Quốc tiến hành các hành vi phun nước, đâm va và rượt đuổi các tàu VN đang làm nhiệm vụ bảo vệ quyền chủ quyền của VN. Theo dõi đường đi của các con tàu cho thấy chúng phối hợp với nhau, cũng như phối hợp với các tàu Trung Quốc khác trên thực địa.
Ngoài ra ‘vùng xám’ còn bao gồm các tàu dân quân biển ngụy trang dưới dạng tàu cá. Tính đến thời điểm hiện tại, theo dữ liệu theo dõi tàu biển, có khoảng 6 tàu hải cảnh đang tiến hành bảo vệ tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc trên thực địa.
Dân sự – quân sự hỗn hợp luôn là một khái niệm chủ đạo trong quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc và là một cấu phần quan trọng của chiến lược “vùng xám”. Nói một cách đơn giản, trong thời chiến cũng như thời bình, nước này cố gắng kết hợp các lực lượng dân sự (nhân lực, vật lực, tài lực) vào hệ thống hậu cần quân sự chung.
Quan hệ giữa các chủ thể dân sự và quân sự được thể hiện thông qua quan hệ chặt chẽ giữa lực lượng hỗ trợ hậu cần của quân đội Trung Quốc và các công ty dân sự. Vụ HD-981 đã cho thấy một thực tế là Bắc Kinh xem các công ty quốc doanh và các tài sản của họ (cũng như các công ty tư nhân) mang tính lưỡng dụng, có thể tận dụng những tài sản này để đạt mục đích bảo đảm quyền và lợi ích ở nước ngoài.
Việc Trung Quốc sử dụng tàu thương mại dân sự và tàu dân quân biển trong chiến thuật ‘vùng xám’ cho thấy nhiều khả năng Bắc Kinh muốn kéo dài vụ xâm phạm Bãi Tư Chính, còn kéo dài tới bao lâu thì còn tùy thuộc vào một số yếu tố như Trung Quốc có đạt được mục đích,hoặc một phần mục đích gây áp lực buộc Việt Nam phải chia bôi tài sản dầu khí khai thác được, yếu tố mức độ phản ứng của Việt Nam, yếu tố phản ứng của quốc tế, đặc biệt là của Mỹ, đối với Trung Quốc…
Vào năm 2014, giàn khoan Hải Dương 981 đã chỉ chịu rút khỏi Biển Đông sau hơn hai tháng hành hạ tinh thần của Hà Nội bạc nhược, với lý do ‘đã hoàn thành nhiệm vụ’.
Còn lần này sẽ là bao lâu?
Một dấu hiệu có thể căn cứ vào đó để phán đoán cho câu trả lời: sự hiện diện của các tàu dân quân biển và tàu thương mại dân sự. Nếu những tàu ‘ruồi’ này thưa dần, điều đó có nghĩa là Bắc Kinh chuẩn bị ‘mở lượng khoan hồng’ cho ‘đảng em’ Việt Nam để rút tàu Hải Dương 8 về nước.
August 1, 2019
‘Vùng xám’: Chỉ dấu Trung Quốc muốn kéo dài xâm phạm Bãi Tư Chính
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Minh Quân, Việt Nam Thời báo, ngày 31/7/2019
Hiện tượng một số tàu dân sự lảng vảng xung quanh tâm điểm là tàu thăm do địa chất Hải Dương 8 ở khu vực Bãi Tư Chính, cùng với hiện tượng Trung Quốc điều động thêm tàu nghiên cứu vào khu vực này và cho tập trận máy bay SU-35 trên Biển Đông, chẳng hề phát ra tín hiệu tốt lành nào mà có thể khiến ‘đảng em’ Việt Nam kê cao gối ngủ ngày.
Tàu dân sự, hoặc tàu thương mại dân sự là một thành phần nằm trong khái niệm ‘vùng xám’ của Trung Quốc.
Một tàu dân quân biển của Trung Quốc.
Theo định nghĩa của giới chuyên gia quân sự, chiến thuật “vùng xám”, hay còn được gọi là những hành động “dưới ngưỡng chiến tranh”, tức là không sử dụng hải quân mà thay bằng những lực lượng quân sự hoặc bán quân sự trá hình tiến hành các hoạt động trên biển nhưng không vượt qua một giới hạn nào đó để không kéo theo phản ứng quá mạnh từ các nước trong khu vực và trên thế giới.
Vào năm 2014, loại hình tàu thương mại dân sự cũng đã xuất hiện trong vụ giàn khoan HD-981, để cùng với các tàu hải giám tham gia trực tiếp chặn đường ngăn cản các tàu kiểm ngư Việt Nam tiếp cận giàn khoan.
Theo dữ liệu của nhóm nghiên cứu C4ADS tại Mỹ, đã có tới khoảng 30 tàu thương mại dân sự được cho là hiện diện quanh giàn khoan HD-981 hồi năm 2014, trong đó chỉ có 10 tàu có thể xác định danh tính. Trong báo cáo được đăng trên trang của Trung tâm an ninh hàng hải quốc tế (CIMSEC), nhóm tác giả cho biết đã có ít nhất 3 tàu thương mại quốc doanh Trung Quốc tiến hành các hành vi phun nước, đâm va và rượt đuổi các tàu VN đang làm nhiệm vụ bảo vệ quyền chủ quyền của VN. Theo dõi đường đi của các con tàu cho thấy chúng phối hợp với nhau, cũng như phối hợp với các tàu Trung Quốc khác trên thực địa.
Ngoài ra ‘vùng xám’ còn bao gồm các tàu dân quân biển ngụy trang dưới dạng tàu cá. Tính đến thời điểm hiện tại, theo dữ liệu theo dõi tàu biển, có khoảng 6 tàu hải cảnh đang tiến hành bảo vệ tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc trên thực địa.
Dân sự – quân sự hỗn hợp luôn là một khái niệm chủ đạo trong quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc và là một cấu phần quan trọng của chiến lược “vùng xám”. Nói một cách đơn giản, trong thời chiến cũng như thời bình, nước này cố gắng kết hợp các lực lượng dân sự (nhân lực, vật lực, tài lực) vào hệ thống hậu cần quân sự chung.
Quan hệ giữa các chủ thể dân sự và quân sự được thể hiện thông qua quan hệ chặt chẽ giữa lực lượng hỗ trợ hậu cần của quân đội Trung Quốc và các công ty dân sự. Vụ HD-981 đã cho thấy một thực tế là Bắc Kinh xem các công ty quốc doanh và các tài sản của họ (cũng như các công ty tư nhân) mang tính lưỡng dụng, có thể tận dụng những tài sản này để đạt mục đích bảo đảm quyền và lợi ích ở nước ngoài.
Việc Trung Quốc sử dụng tàu thương mại dân sự và tàu dân quân biển trong chiến thuật ‘vùng xám’ cho thấy nhiều khả năng Bắc Kinh muốn kéo dài vụ xâm phạm Bãi Tư Chính, còn kéo dài tới bao lâu thì còn tùy thuộc vào một số yếu tố như Trung Quốc có đạt được mục đích,hoặc một phần mục đích gây áp lực buộc Việt Nam phải chia bôi tài sản dầu khí khai thác được, yếu tố mức độ phản ứng của Việt Nam, yếu tố phản ứng của quốc tế, đặc biệt là của Mỹ, đối với Trung Quốc…
Vào năm 2014, giàn khoan Hải Dương 981 đã chỉ chịu rút khỏi Biển Đông sau hơn hai tháng hành hạ tinh thần của Hà Nội bạc nhược, với lý do ‘đã hoàn thành nhiệm vụ’.
Còn lần này sẽ là bao lâu?
Một dấu hiệu có thể căn cứ vào đó để phán đoán cho câu trả lời: sự hiện diện của các tàu dân quân biển và tàu thương mại dân sự. Nếu những tàu ‘ruồi’ này thưa dần, điều đó có nghĩa là Bắc Kinh chuẩn bị ‘mở lượng khoan hồng’ cho ‘đảng em’ Việt Nam để rút tàu Hải Dương 8 về nước.