Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 30 từ ngày 22 đến 28/7/2019: Nhà hoạt động Hà Hải Ninh bị xử với cáo buộc “lật đổ chính quyền”

 

 

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 28/7/2019:

 

Ngày 23/7, dường như Toà án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức phiên toà sơ thẩm xử nhà hoạt động Hà Hải Ninh về cáo buộc “lật đổ chính quyền.” Phiên toà không được công bố  cho công chúng do vậy không rõ mức án mà anh phải chịu. Anh sinh năm 1988, bị bắt đầu năm 2018 vì có liên quan đến tổ chức lưu vong của Đào Minh Quân, công dân Mỹ gốc Việt thường xuyên kêu gọi lật đổ chế độ cộng sản bằng vũ trang. Ninh từng là thành viên của nhóm Hoàng Sa chống đường lưỡi bò của Trung cộng ở Biển Đông.

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, một trong những người chủ chốt của phong trào dân chủ những năm 1990, đã mất ngày 28/7 sau nhiều năm bị bệnh nghiêm trọng, bao gồm đột quỵ năm 2013. Ông được coi là một trong bốn nhân vật bất đồng chính kiến hàng đầu cùng với ông Hoàng Minh Chính, cựu đại tá công an phản tỉnh Lê Hồng Hà, và nhà văn Hoàng Tiến.

Nhà chức trách Việt Nam đã kéo dài thời gian điều tra công dân Australia gốc Việt Châu Văn Khảm, người bị bắt giữa tháng 1 năm nay cùng với thành viên Hội Anh em Dân chủ Nguyễn Văn Viễn tại thành phố Hồ Chí Minh City. Cả 2 bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự.

Nhà chức trách Việt Nam đã đổi cáo buộc chống lại cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất từ “Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” sang “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 356 của Bộ luật hình sự với mức án tù cao nhất là 15 năm nếu bị kết tội.

Nhà hoạt động Nguyễn Nam Phong, lái xe riêng của linh mục Nguyễn Đình Thục và đồng hành cùng ngư dân kiện Formosa, đã được trả tự do, 4 tháng trước khi mãn án tù 2 năm. Anh đã được trở về nhà ngày 28/7.

Đặng Hoàng Thiện, người bị kết án 16 năm tù về tội danh “khủng bố” trong một vụ án nguỵ tạo và bị kết án bởi một toà án không công bằng năm 2017, đang bị đối xử vô nhân đạo trong trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Sức khoẻ của người thanh niên này đang bị yếu do không được cung cấp thức ăn trong nhiều tháng. Anh cũng bị giam giữ riêng biệt với người tù khác.

Và một số tin quan trọng khác.

===== 22/7 =====

Việt Nam kéo dài thời hạn điều tra đối với công dân Australia Châu Văn Khảm

Hãng thông tấn ABC cho biết cơ quan an ninh cộng sản Việt Nam đã kéo dài thời gian điều tra đối với công dân Australia Châu Văn Khâm, người bị bắt vào tháng 1 năm 2019 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự.

Theo đó, thời hạn giam giữ điều tra sẽ kéo dài đến tháng 9, và có thể được gia hạn tiếp. Trong thực tế, trong nhiều vụ án chính trị, thời gian điều tra có thể kéo dài đến hơn 20 tháng.

Cũng như trong nhiều vụ án chính trị khác, ông Khâm vẫn chưa được tiếp xúc với gia đình và luật sư. Tuy nhiên, ông có được gặp đại diện lãnh sự của Australia tại Việt Nam.

Theo thông tin của lãnh sự Australia, sức khoẻ ông tốt nhưng tinh thần ông xuống nhiều so với thời điểm ông bị bắt ở Sài Gòn lúc gặp ông Nguyễn Văn Viễn, thành viên của Hội Anh em Dân chủ, người cũng bị cáo buộc như ông và bị biệt giam từ đó tới nay.

Ông Khâm là thành viên của đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị của người Việt có trụ sở ở California. Trong quá khứ, đảng này chủ trương lật đổ chế độ cộng sản bằng bạo lực, tuy nhiên, giờ đây đảng có nhiều kỹ sư, bác sỹ, luật sư và muốn đấu tranh bằng con đường bất bạo động.

Gia đình ông Khâm cho rằng cáo buộc chống lại ông là hài hước vì ông chỉ là một ông già về hưu 70 tuổi và chỉ làm điều tốt cho cố quốc.

Vụ bắt giữ ông không quá ầm ĩ. Tuy nhiên, giờ đây cộng đồng người Việt ở Australia đã quan tâm hơn đến trường hợp của ông và thường tổ chức cầu nguyện cho ông. Họ cũng yêu cầu chính phủ Australia hành động để đưa ông trở về.

Trước ông, bà Hồng Võ từ Australia, cũng bị bắt bởi lực lượng an ninh cộng sản và bị hỏi cung hơn 10 giờ/ngày trong suốt 10 ngày trước khi được trả tự do.

Chế độ cộng sản Việt Nam thường sử dụng những điều luật mơ hồ trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự để bắt giữ người hoạt động. Theo Ân xá Quốc tế, Việt Nam đang giam giữ 128 tù nhân lương tâm, còn theo tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền thì con số người hoạt động đang bị giam giữ, cầm tù là 230 người.

——————–

Đặng Hoàng Thiện, người bị gán tội đánh bom, đang bị đàn áp trong tù

Đặng Hoàng Thiện, người thanh niên bị kết án 16 năm tù về tội danh “khủng bố,” đang bị đàn áp trong quá trình thi hành án tại Trại giam K2-Z30 của Bộ Công an cộng sản ở thị xã Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Trong cuộc thăm gặp gần đây, mẹ và anh rể của Thiện cho biết anh chỉ được ăn cơm và rau mà không có thức ăn trong nhiều tháng gần đây. Người thanh niên trẻ này đang bị cô lập và không được giam chung với tù nhân khác, sau một thời gian bị giam chung với hai người trong nhóm của ông Lưu Văn Vịnh. Sức khoẻ của Thiện hiện giờ rất yếu vì bị thiếu chất dinh dưỡng.

Trước đó, Thiện có bị giam chung với anh Nguyễn Văn Đức Độ, phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt, người bị án 11 năm tù giam về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” và anh Nguyễn Quốc Hoàn, người bị kết án 13 năm tù giam trong cùng vụ án. Cả hai bị kỷ luật, không được gặp người thân vì không chịu mặc áo  có in chữ Phạm Nhân. Hiện Độ bị chuyển đi giam nơi khác.

Xin nhắc lại, Thiện và 13 người khác bị kết án với tội danh “khủng bố” trong một vụ án nguỵ tạo. Truyền thông lề đảng dẫn tin từ phía công an cho rằng những người này thuộc một nhóm theo Đào Minh Quân, thủ tướng tự phong lưu vong ở Hoa Kỳ và có kế hoạch đánh bom xăng ở phi trường Tân Sơn Nhất và đốt bãi đỗ xe của công an Sài Gòn năm 2017. Tuy nhiên, thân nhân của nhiều bị cáo trong vụ án nói họ không biết nhau, trong khi phía công an không đưa ra được những hình ảnh, bằng chứng cụ thể về hai vụ trên.

Việc toà án xử vụ án nghiêm trọng chỉ trong 1 ngày cũng cho thấy sự không minh bạch và không tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về một phiên toà công bằng.

Trongvụ án này, 13 người còn lại bị kết tội với mức án từ 5 đến 12 năm tù và 3-5 năm quản thúc ở địa phương.

——————–

Liệu Việt Nam có ngả về phía Hoa Kỳ khi Washington phản đối Bắc Kinh ở Biển Đông

Một câu hỏi khó được đặt ra cho các nhà phân tích và công chúng là liệu Việt Nam có ngả mạnh hơn về phía Hoa Kỳ sau khi Washington ra thông cáo mạnh mẽ yêu cầu BắcKinhdừngcáchành động bắt nạt và can thiệp với hoạt động theo dạng khiêu khích và gây bất ổn tại Biển Đông.

Ngày 20/7, Phát ngôn nhânMorgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nóirằng những hành động của Trung Cộng ở khu vực bãi Tư Chính đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực.Cô cũng nhắc lại điều mà Ngoại trưởng Mike Pompeo nói hồi đầu năm rằng bằng việc chặn đứng phát triển ở Biển Đông thông qua các  biện pháp bắt nạt, Trung Quốc ngăn không để các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp cận những nguồn năng lượng tái tạo dự trữ lên đến hơn 2,5 ngàn tỷ đô la.

Hoa Kỳ ra thông cáo trên sau khi Việt Nam kêu gọi các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực góp phần nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung.

Như vậy là Washington đã nhanh chóng phản hồi và đưa ra thông cáo có lợi cho Hà Nội trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh ở Biển Đông. Những tưởng sau lời mở này thì nhà cầm quyền Việt Nam sẽ tìm cách rời xa Trung Cộng và ngả mạnh hơn về phía Hoa Kỳ vì đó là phương cách duy nhất để bảo vệ chủ quyền quốc gia không chỉ ở Biển Đông.

Tuy nhiên, truyền thông nhà nước lại đưa tin uỷ viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng, trùm tuyên giáo, dẫn đầu đoàn đại biểu của đảng cộng sản Việt Nam sang Bắc Kinh đểtham dự hội thảo lý luận lần thứ 15 giữa hai đảng cộng sản. Dẫu biết rằng đây là sự kiện được xếp lịch từ trước, nhưng Thưởng và ban lãnh đạo của Việt Nam hoàn toàn có thể huỷ cuộc hội thảo này dựa trên tình hình mới.

Trước đó một tuần, chủ tịch quốc hội bù nhìn Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn tươi cười hớn hở tay bắt mặt mừng với Tập Cận Bình trong chuyến thăm tới Bắc Kinh. Ngân, một trong bốn lãnh đạo cao cấp nhất và là ứng cử viên cho chức tổng bí thư đảng, không có thái độ nào phản đối việc Trung Cộng đang xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Cho tới nay, hành động mạnh mẽ nhất từ phía Việt Nam là phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao chỉ trích miệng hành động của Trung Cộng, và theo vị này thì Hà Nội đã chỉ mới trao công hàm phản đối mà chưa có hành động cứng rắn hơn như triệu đại sứ Trung Cộng hoặc triệu hồi đại sứ của mình tại Bắc Kinh.

Giàn lãnh đạo cao cấp, tứ trụ Việt Nam chưa có bất kỳ phát biểu nào chỉ trích Trung Cộng. Tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trong lần xuất hiện hiếm hoi sau cả tháng biệt tăm, thì lại gặp cán bộ công đoàn và yêu cầu công nhân không được biểu tình hay nghe lời xúi của “thế lực thù địch.”

Từ những sự kiện trên, ta có thể đi đến kết luận rằng, với đảng, chủ quyền đất nước không quan trọng bằng tương lai của đảng, đảng sẽ làm tất cả để củng cố vai trò cai trị của mình và sự hỗ trợ, hợp tác, hay bảo kê của Trung Cộng đóng vai trò quan trọng nhất, hơn cả mong muốn của đại đa số nhân dân trong hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Vì đảng biết rằng, muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Washington, đảng phải cải thiện nhân quyền và dân quyền, là những điều đe doạ đến sự tồn vong của đảng.

===== July 23 =====

Dân biểu Chris Hayes kêu gọi Quốc hội Liên bang Australia quan tâm đến công dân Châu Văn Khảm

Dân biểu Chris Hayes của Quốc hội Liên bang Australia đã kêu gọi nghị viện quan tâm đến công dân Châu Văn Khảm, người đang bị giam giữ ở Việt Nam để điều tra về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” từ hơn 6 tháng qua.

Ông Khảm, người gốc Việt và là đảng viên đảng Việt Tân, đã bị bắt ở Sài Gòn ngày 15/1/2019 trong cuộc gặp với ông Nguyễn Văn Viễn ở một quán cafe. Ông Viễn là thành viên Hội Anh em Dân chủ, một tổ chức đang bị đàn áp khốc liệt bởi chế độ cộng sản, với 8 người bị kết án từ 7 đến 15 năm vì tội danh theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự.

Trong thư ngỏ gửi quốc hội, dân biểu Hayes nói rằng Australia có trách nhiệm phải làm tất cả trong khả năng để bảo vệ công dân của mình không trở thành mục tiêu đàn áp của chế độ Việt Nam, một chế độ toàn trị đang trừng phạt hà khắc giới bất đồng chính kiến. Theo ông, Australia cần phải yêu cầu Hà Nội trả tự do cho ông Khảm ngay lập tức mà không bị xét xử.

Ông nghị viên cũng cho biết ông Khảm là một nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở Australia, tham gia vào các hoạt động cổ suý nhân quyền và công lý trong cộng đồng. Trong nhiều năm qua, ông Khảm đã hoạt động để tố cáo sự vi phạm nhân quyền của chế độ cộng sản ở cố quốc.

Nghị sỹ Hayes là một chính khách quan tâm nhiều đến tình hình nhân quyền, môi trường và công đoàn ở Việt Nam. Ông từng lên tiếng cho những nạn nhân của Formosa ở miền Trung, cho người hoạt động công đoàn như cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, người bảo vệ nhân quyền như cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cô Trần Thị Nga và các ông Trần Minh Nhật và Nguyễn Văn Oai.

Ông cũng yêu cầu đưa vấn đề về tù nhân lương tâm vào nội dung đối thoại nhân quyền hàng năm giữa Việt Nam và Australia.

——————–

Thêm một nhà hoạt động bị xét xử kín về cáo buộc “lật đổ chính quyền”

Dường như Toà án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã đưa nhà hoạt động Hà Hải Ninh ra xét xử về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật hình sự 2015 vào ngày 23/7/2019.

Tuy nhiên, phiên toà có vẻ là phiên toà kín và không thấy truyền thông lề đảng đưa tin về phiên toà này. Tin tức về phiên toà lọt ra khi toà án này gửi giấy triệu tập cho một số bạn bè của bị cáo, yêu cầu họ ra trước toà để làm chứng. Theo những người này thì họ nhận được giấy triệu tập vào ngày 24/7.

Truyền thông lề đảng cũng không đưa tin về vụ bắt giữ Hà Hải Ninh, và hầu như mọi người trong giới bất đồng chính kiến đều tỏ ra ngạc nhiên về vụ xét xử này.

Hà Hải Ninh sinh năm 1988, là thợ phu hồ. Người thanh niên này thuộc nhóm Hoàng Sa đấu tranh dân chủ và chống Trung Cộng bành trướng ở Biển Đông. Anh từng nhiều lần tham gia từ thiện ở một số tỉnh phía Bắc.

Có tin Ninh tham gia nhóm ủng hộ chính phủ lưu vong của Đào Minh Quân, một tổ chức chủ trương sử dụng bạo lực để lật đổ chế độ cộng sản.

Để bảo vệ quyền cai trị, đảng cộng sản cầm quyền tăng cường trấn áp giới bất đồng chính kiến, sử dụng những điều luật mơ hồ thuộc phần An ninh quốc gia của Bộ luật hình sự để kết tội người chỉ trích chính phủ.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng an ninh bắt giữ hơn 20 người bất đồng chính kiến và kết án 9 người với tổng số năm tù là 50 năm, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders).

===== 25/7 =====

Gia đình kêu gọi Hoa Kỳ hành động để giải thoát Michael Minh Phương Nguyễn

Gia đình ông Michael Minh Phương Nguyễn, người vừa mới bị chế độ cộng sản Việt Nam kết án 12 năm tù giam, kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ hành động để giải thoát ông và đưa ông về với họ.

Trong một cuộc điều trần với Tiểu ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ về châu Á ngày 25/7 với sự tham dự của một số nghị viên không thuộc tiểu ban này đại diện cho Nam California, vợ ông, bà Helen Hiếu Nguyễn, nói rằng gia đình bà đang rất đau khổ vì chồng bà đang chịu cảnh tù đày ở cố quốc.

Bà nói hơn một năm trước đây, bà đưa tiễn chồng đi nghỉ hè ở Singapore và Việt Nam, và không nghĩ rằng ông lại không được về.

Ông Michael Minh Phương Nguyễn đến Việt Nam cuối tháng 6 năm 2018. Ông cùng nhóm bạn đi du lịch Đà Nẵng và Huế, và khi trở về Sài Gòn vào ngày 7/7 thì bị mật vụ cộng sản bắt cả nhóm, với cáo buộc thành lập nhóm và có kế hoạch mua vũ khí với ngân sách 2.000 USD để lật đổ chế độ cộng sản. Ngày 24/6/2019, ông bị toà án cộng sản thành phố Sài Gòn kết tội và tuyên án 12 năm tù giam và sau đó sẽ bị trục xuất về Mỹ. Hai người bạn trẻ Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi bị án tương ứng là 10 và 8 năm tù. Ông Huỳnh Đức Thịnh bị án 1 năm tù vì tội danh không tố giác tội phạm.

Trong phiên toà, ông Michael không có luật sư riêng để hỗ trợ pháp lý. Sau phiên toà, ông đã kháng cáo phản đối quyết định hà khắc của toà. Dự kiến phiên toà phúc thẩm sẽ được tiến hành trong thời gian tới.

Trong buổi điều trần, các nghị sỹ cam kết sẽ hỗ trợ việc giải phóng cho ông Michael. Họ cho rằng chính phủ Hoa Kỳ cần xem xét lại quan hệ thương mại với Việt Nam và có thể sử dụng làm đòn bẩy đòi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

Chủ tịch tiểu banBrad Sherman, D-Sherman Oaksnói với gia đình rằng tiểu ban của ông sẽ làm việc hết sức mình để đưa ông Michaek Minh Phương Nguyễn về Hoa Kỳ.

——————–

Cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất bị đổi cáo buộc

Cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ công an cộng sản Việt Nam đã thay đổi cáo buộc đối với cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, người bị bắt cóc về từ Bangkok cuối tháng 1 và đưa về giam giữ ở Trại tạm giam T16 của bộ này.

Trong buổi gặp ngày 25/7 với vợ tên là Cao Thị Xuân Phượng tại trại giam, ông Nhất cho biết ông đã bị đổi cáo buộc từ “Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” sang “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 356 của Bộ luật hình sự với mức án tù cao nhất là 15 năm nếu bị kết tội.

Việc chuyển cáo buộc này được thực hiện sau khi phía công an không chứng minh được ông lợi dụng quyền hạn để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ông Nhất cũng nói với vợ mình rằng ông cũng phủ nhận cáo buộc mới này.

Gần 5 tháng sau khi bắt cóc và giam giữ ông, ngày 10/6, Bộ công an công bố cáo buộc đối với ông. Cùng ngày, công an đã tiến hành khám xét nhà ôngở Đà Nẵng.

Gần đây, Bộ Công an cũng thông báo luật sư Trần Vũ Hải không đủ điều kiện để bảo vệ pháp lý cho ông Nhất. Đầu tháng này, công an Khánh Hoà đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can cáo buộc hai vợ chồng luật sư này trốn thuế trong một giao dịch bất động sản. Khi khám nhà và văn phòng luật của ông Hải, công an đã thu giữ nhiều tài liệu của các vụ án khác, trong đó có vụ ông được gia đình ông Nhất thuê hỗ trợ pháp lý.

ÔngNhất là cựu tù nhân lương tâm, bị kết án 2 năm tù giam vì nhiều bài viết chỉ trích chế độ cộng sản đăng tải ở blog Một Góc Nhìn Khác. Ông bị bắt cóc và đưa về Việt Nam đầu năm nay sau khi đã đăng ký xin tỵ nạn chính trị với Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Người tỵ nạn ở Bangkok. Sau cuộc điều tra nghiêm túc, nhiều chuyên gia của Liên Hợp quốc nói rằng ông bị cảnh sát Thái bắt cóc và giao cho mật vụ Việt Nam.

===== 28/7 =====

Người đấu tranh tiên phong Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang mất sau nhiều năm bệnh tật

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, một trong người nhà đấu tranh dân chủ gạo cội, đã tạ thế ngày 28/7/2019 tại nhà riêng ở thủ đô Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi.

Theo nhiều nhà tranh đấu, ông cùng Giáo sư Hoàng Minh Chính, cựu đại tá công an Lê Hồng Hà và nhà văn Hoàng Tiến được xem là “bộ tứ dân chủ”trong những năm mà phong trào dân chủ còn có ít người dám dấn thân.

Ông bắt đầu viết bài chỉ trích chế độ toàn trị và cổ suý dân chủ và nhân quyền từ năm 1996, cùng cựu đại tá quân đội Phạm Quế Dương lập ra báo Nguyệt san Tổ Quốc để đăng tải nhiều bài viết của nhiều người hoạt động trong nước. Ông từng bị giam cầm 3 tháng và nhiều lần bị công an Hà Nội tra khảo. Nhà ông thường xuyên bị canh giữ bởi mật vụ nhằm hạn chế ông tiếp xúc với những người đấu tranh khác.

Tiến sĩ Giang đượcbiết đến là một nhà khoa học Địa chất–Vật lý, người Việt Nam đầu tiên được Liên Hợp quốc mời trình bày về Cổ từ học trong hội thảo quốc tế ở Kuala Lumpur năm 1980.

Ông cổ suý đấu tranh dân chủ với phương pháp hoàn toàn bất bạo động, sử dụng văn phong ôn hoàđểchỉ rõ những tình trạng tiêu cực trong bộ máy công quyền, nêu ra những đường lối ông cho là cần phải thay đổi để dẫn đến dân chủ.

Ông có niềm tin vào tương lai của dân tộc. Ông từng nói “…tôi vẫn tin vào nhân dân tôi, tin ở dân tộc tôi. Đến một lúc nào đó thì sẽ có một sự phát biểu chính thức của quần chúng, của nhân dân, của dân tộc. Lúc bấy giờ tôi cho là nhân dân tôi sẽ quyết định. Đến giờ phút quyết định, khi nhân dân thấy rằng không còn chịu đựng được nữa, thì nhân dân sẽ có biện pháp của nhân dân.”

Ông bị tai biến não từ năm 2013 và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

Ông ra đi để lại nhiều tác phẩm như “Người đội số phận” và “Đêm dày lấp lánh”và nhiều bài viết có giá trị về dân chủ và nhân quyền.

Lễ viếng ôngsẽ được tổ chức vào sáng ngày 2/8/2019 tại nhà tang lễ Cầu Giấy (phố Trần Vĩ, phường Mai Dịch, quậnCầu Giấy).

——————–

Tù nhân lương tâm Nguyễn Nam Phong mãn án tù

Tù nhân lương tâm Nguyễn Nam Phong, người bị kết án tù 2 năm vì những hoạt động nhân quyền trợ giúp nạn nhân Formosa, đã mãn hạn tù ngày 28/7 và trở về gia đình ở tỉnh Nghệ An.

Theo linh mục Nguyễn Đình Thục thuộc giáo xứ Song Ngọc thì gia đình và người thân định thuê xe để vào đón anh từ trại giam Xuân Hòa (Hà Tĩnh) nhưng nhà cầm quyền địa phương can thiệp, buộc nhà xe phải huỷ hợp đồng.

Khi gia đình và anh em bạn bè khổ sở chạy cả trăm cây số vào trại giam nhưng đợi cả tiếng đồng hồ mới được phía trạm giam thông báo anh đã được trở về nhà và không còn ở đó nữa. Sau đó mọi người được biết công an chở thằng về nhà bố mẹ vợ của anh tại thị trấn Cầu Giát, Quỳnh Lưu lúc 8 giờ.

Anh Phong là tài xế của linh mục Thục. Anh bị bắt một cách độc đoán vào tháng 11/2017 và bị Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An kết án 2 năm tù giam về tội danh “Chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 Bộ luật Hình sự 1999 vì từ chối mở cửa xe cho mật vụ bắt giữ nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, người sau này bị kết án 14 năm tù giam vì hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi Formosa.

Anh đồng hành cùng người dân đi nạp đơn khiếu kiện Formosa ngày 14/02/2017.

=================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây