Defend the Defenders/SBTN.TV
Một câu hỏi khó được đặt ra cho các nhà phân tích và công chúng là: liệu Việt Nam có ngả mạnh hơn về phía Hoa Kỳ, sau khi Washington ra thông cáo mạnh mẽ yêu cầu Bắc Kinh dừng các hành động bắt nạt và can thiệp với hoạt động theo dạng khiêu khích và gây bất ổn tại Biển Đông?
Ngày 20/7, Phát ngôn nhân Morgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng những hành động của Trung Cộng ở khu vực bãi Tư Chính đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực. Bà nhắc lại điều Ngoại trưởng Mike Pompeo nói hồi đầu năm, rằng bằng việc chặn đứng phát triển ở Biển Đông thông qua các biện pháp bắt nạt, Trung Quốc ngăn không để các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp cận những nguồn năng lượng tái tạo dự trữ lên đến hơn 2,5 ngàn tỷ đô la.
Hoa Kỳ ra thông cáo trên sau khi Việt Nam kêu gọi các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực góp phần nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung.
Như vậy là Washington đã nhanh chóng trả lời, và đưa ra thông cáo có lợi cho Hà Nội trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh ở Biển Đông. Tưởng rằng sau lời mở này, nhà cầm quyền CSVN sẽ rời xa Trung Cộng, và ngả mạnh hơn về phía Hoa Kỳ, vì đó là phương cách duy nhất để bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông.
Tuy nhiên, uỷ viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng, trùm tuyên giáo, dẫn đầu đoàn đại biểu của đảng cộng sản Việt Nam sang Bắc Kinh để tham dự hội thảo lý luận lần thứ 15 giữa hai đảng cộng sản. Dẫu biết rằng đây là sự kiện được xếp lịch từ trước, nhưng ông Thưởng và ban lãnh đạo của Việt Nam hoàn toàn có thể huỷ cuộc hội thảo này dựa trên tình hình mới.
Trước đó một tuần, chủ tịch quốc hội bù nhìn Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn tươi cười hớn hở tay bắt mặt mừng với Tập Cận Bình trong chuyến thăm tới Bắc Kinh. Ngân, một trong bốn lãnh đạo cao cấp nhất và là ứng cử viên cho chức tổng bí thư đảng, không có thái độ nào phản đối việc Trung Cộng đang xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Cho tới nay, hành động mạnh mẽ nhất từ phía Việt Nam là việc phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao chỉ trích miệng hành động của Trung Cộng, và theo vị này thì Hà Nội đã chỉ mới trao công hàm phản đối mà chưa có hành động cứng rắn hơn như triệu đại sứ Trung Cộng hoặc triệu hồi đại sứ của mình tại Bắc Kinh.
Giàn lãnh đạo cao cấp, tứ trụ Việt Nam chưa có bất kỳ phát biểu nào chỉ trích Trung Cộng. Tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trong lần xuất hiện hiếm hoi sau cả tháng biệt tăm, thì lại gặp cán bộ công đoàn và yêu cầu công nhân không được biểu tình hay nghe lời xúi của “thế lực thù địch.”
Từ những sự kiện trên, cho thấy đối với đảng CSVN, chủ quyền đất nước không quan trọng bằng sự tồn vong của đảng. Đảng sẽ làm tất cả để củng cố vai trò cai trị của mình. Sự hợp tác, bảo kê của Trung Cộng đóng vai trò quan trọng nhất với đảng, hơn cả mong muốn của đại đa số nhân dân trong hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Vì đảng hiểu rằng muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Washington phải cải thiện dân chủ nhân quyền, là những điều đe doạ đến sự tồn vong của đảng.
July 25, 2019
Việt Nam có ngả về phía Mỹ sau khi Washington phản đối Bắc Kinh ở Biển Đông?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ảnh: Facebook Việt Tân
Defend the Defenders/SBTN.TV
Một câu hỏi khó được đặt ra cho các nhà phân tích và công chúng là: liệu Việt Nam có ngả mạnh hơn về phía Hoa Kỳ, sau khi Washington ra thông cáo mạnh mẽ yêu cầu Bắc Kinh dừng các hành động bắt nạt và can thiệp với hoạt động theo dạng khiêu khích và gây bất ổn tại Biển Đông?
Ngày 20/7, Phát ngôn nhân Morgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng những hành động của Trung Cộng ở khu vực bãi Tư Chính đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực. Bà nhắc lại điều Ngoại trưởng Mike Pompeo nói hồi đầu năm, rằng bằng việc chặn đứng phát triển ở Biển Đông thông qua các biện pháp bắt nạt, Trung Quốc ngăn không để các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp cận những nguồn năng lượng tái tạo dự trữ lên đến hơn 2,5 ngàn tỷ đô la.
Hoa Kỳ ra thông cáo trên sau khi Việt Nam kêu gọi các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực góp phần nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung.
Như vậy là Washington đã nhanh chóng trả lời, và đưa ra thông cáo có lợi cho Hà Nội trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh ở Biển Đông. Tưởng rằng sau lời mở này, nhà cầm quyền CSVN sẽ rời xa Trung Cộng, và ngả mạnh hơn về phía Hoa Kỳ, vì đó là phương cách duy nhất để bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông.
Tuy nhiên, uỷ viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng, trùm tuyên giáo, dẫn đầu đoàn đại biểu của đảng cộng sản Việt Nam sang Bắc Kinh để tham dự hội thảo lý luận lần thứ 15 giữa hai đảng cộng sản. Dẫu biết rằng đây là sự kiện được xếp lịch từ trước, nhưng ông Thưởng và ban lãnh đạo của Việt Nam hoàn toàn có thể huỷ cuộc hội thảo này dựa trên tình hình mới.
Trước đó một tuần, chủ tịch quốc hội bù nhìn Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn tươi cười hớn hở tay bắt mặt mừng với Tập Cận Bình trong chuyến thăm tới Bắc Kinh. Ngân, một trong bốn lãnh đạo cao cấp nhất và là ứng cử viên cho chức tổng bí thư đảng, không có thái độ nào phản đối việc Trung Cộng đang xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Cho tới nay, hành động mạnh mẽ nhất từ phía Việt Nam là việc phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao chỉ trích miệng hành động của Trung Cộng, và theo vị này thì Hà Nội đã chỉ mới trao công hàm phản đối mà chưa có hành động cứng rắn hơn như triệu đại sứ Trung Cộng hoặc triệu hồi đại sứ của mình tại Bắc Kinh.
Giàn lãnh đạo cao cấp, tứ trụ Việt Nam chưa có bất kỳ phát biểu nào chỉ trích Trung Cộng. Tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trong lần xuất hiện hiếm hoi sau cả tháng biệt tăm, thì lại gặp cán bộ công đoàn và yêu cầu công nhân không được biểu tình hay nghe lời xúi của “thế lực thù địch.”
Từ những sự kiện trên, cho thấy đối với đảng CSVN, chủ quyền đất nước không quan trọng bằng sự tồn vong của đảng. Đảng sẽ làm tất cả để củng cố vai trò cai trị của mình. Sự hợp tác, bảo kê của Trung Cộng đóng vai trò quan trọng nhất với đảng, hơn cả mong muốn của đại đa số nhân dân trong hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Vì đảng hiểu rằng muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Washington phải cải thiện dân chủ nhân quyền, là những điều đe doạ đến sự tồn vong của đảng.