Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 24, từ ngày 10 đến 16/6/2019: Hàng chục người biểu tình còn bị giam giữ chưa được xét xử

 

 

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 16/6/2019

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam còn giam giữ trước khi xét xử hàng chục người, những người tham gia biểu tình ôn hoà giữa tháng 6 năm 2018 để phản đối hai dự luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền. Trong khi phiên toà xử Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” vào ngày 24-25/6 tới đây thì 9 người khác vẫn còn bị giam giữ để điều tra về cáo buộc “gây rối trật tự” theo Điều 118 của Bộ luật hình sự 2015. Cáo buộc hai người còn lại chưa được công bố. Tất cả họ đều bị biệt giam kể từ khi bị bắt, không được gặp người thân và luật sư.

Sáng 13/6, lực lượng an ninh ở sân bay quốc tế Nội Bài đã chặn không cho nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh xuất cảnh sang Bangkok. Cô bị câu lưu đến nửa đêm, và phía an ninh không trả lại hộ chiếu cho cô.

Ban giám thị trại giam Ba Sao đã kỷ luật 4 tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng, Lê Thanh Tùng, Phan Kim Khánh và Nguyễn Viết Dũng bằng hình thức biệt giam sau khi họ tụ tập bàn về một kiến nghị thư yêu cầu nhà tù cải thiện điều kiện giam giữ. Bốn tù nhân này sẽ bị giam trong buồng kín, không được nhận tiếp tế từ gia đình và không được gọi điện về cho người thân.

Sau khi cùng một số người hoạt động đồng hành cùng gia đình tù nhân lương tâm thăm Trại giam Ba Sao ngày 16/6, nhà hoạt động Trương Minh Hưởng bị mật vụ tỉnh Hà Nam đánh đập một cách dã man. Vụ tấn công để lại hậu quả là nhiều vết bầm tím khắp người, và có nguy cơ gẫy xương sườn.

Mẹ của blogger Lê Anh Hùng đã viết thư gửi nhà chức trách Hà Nội yêu cầu trả tự do cho anh. Anh bị bắt đầu tháng 7 năm ngoái rồi bị buộc phải chữa trị tâm thần tại Bệnh viện tâm thần trung ương 1.

Nhiều tù nhân nhiều tuổi cuả nhóm Ân Đàn Đại Đạo đang bị bệnh hiểm nghèo trong khi thi hành án tù dài hạn. Gia đình họ đã làm đơn xin hoãn thi hành án để chữa trị nhưng nhà cầm quyền vẫn làm ngơ.

Và nhiều tin quan trọng khác.

===== 10/6 =====

Việt Nam còn giam giữ hàng chục người sau cuộc biểu tình chống dự luật Đặc khu Kinh tế, An ninh mạng

Chế độ cộng sản Việt Nam còn giam giữ hàng chục người từng tham gia biểu tình chống hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng giữa tháng Sáu năm 2019.

Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD), ngoài việc bỏ tù hơn 80 người tham gia biểu tình ôn hoà với mức án từ 8 tháng đến 54 tháng, lực lượng công an cộng sản còn giam giữ gần 20 người trong giai đoạn điều tra.

Hai ông Lê Quý Lộc và Trương Hữu Lộc đều bị bắt ngày 11/6/2018 và đều bị cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật hình sự với mức án tù từ 7 đến 15 năm.

Mật vụ cộng sản tiếp tục bắt giữ Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Long Phi và công dân Hoa Kỳ Michael Minh Phương Nguyễn vào giữa tháng 7 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 với mức án đến 20 năm. Phiên toà sơ thẩm xử họ được ấn định vào ngày 24-25/6 tới đây.

Trong dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9, lực lượng an ninh cộng sản lại tiếp tục đợt trấn áp mới, bắt giữ 8 nhà hoạt động thuộc nhóm Hiến Pháp và nhiều người khác. Trong khi ông Lê Minh Thể bị kết án 2 năm về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và ông Huỳnh Trương Ca bị kết án 5.5 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” thì các ông bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Đoàn Thị Hồng, Hồ Văn Cương, Ngô Văn Dũng, Hoàng Thị Thu Vang bị cáo buộc theo Điều 118. Phía công an chưa công bố cáo buộc chống lại hai ông Trần Thanh Phương và Đỗ Thế Hoá. Cả 7 người này đều bị biệt giam và không được gặp gia đình hay luật sư vì phía công an nói chưa kết thúc điều tra.

Chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp trong 5 tháng đầu năm 2019, bắt giữ ít nhất 17 nhà hoạt động khác, trong đó có hai anh em Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga, và gần đây nhất là giảng viên cao đẳng Nguyễn Năng Tĩnh.

Cũng theo thống kê của DTD, Việt Nam đang giam giữ khoảng 200 tù nhân lương tâm, 60 trong số họ đã bị kết án tù từ 10 đến 20 năm. 

——————–

Bộ Công an muốn sửa luật, coi người nghiện là tội phạm

Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói trước Quốc hội rằng Việt Nam cần phải coi người nghiện là tội phạm để có thể đối phó với số người nghiện và phạm tội buôn bán ma tuý ngày càng gia tăng.

Phát biểu trước Quốc hội vào tuần trước, tướng Lâm nói dù lựclượng công an đã gia tăng nỗ lực truy quét tội phạm ma túy và bắt giữ hàng tấn ma túy nhưng giá ma túy trên thị trường Việt Nam vẫn không giảm. Điều này cho thấy là tình hình buôn bán ma túy ở Việt Nam vẫn rất phức tạp.

Cụ thể, các cơ quan chức năng đã thu giữ 7 tấn ma tuý các loại trong vòng 5 tháng đầu năm 2019, so với tổng khối lượng thu giữ trong cả năm 2018 là 2 tấn.

Theo Bộ Công an, hiện có đến nửa số tù nhân ở Việt Nam có liên quan đến các tội về ma túy. Bộ này dự định sẽ có những đề xuất thay đổi vào Luật chống tội phạm ma túy trong thời gian tới.

Theo Bộ luật hình sự 1999, những người nghiện ma túy phải cưỡng bức đi cai nghiện và thậm chí có thể bị tù từ 3 tháng đến 2 năm. Người tái phạmcó thể bịkết ántù từ 2 đến 5 năm.Gia đình người bị đưa đi cai nghiện thường phải đóng nhiều khoản tiền cho trại cai nghiện trong khi những người này phải lao động nặng nhọc và sống trong điều kiện khắc nghiệt.

Tuy nhiên, hiệu quả cai nghiện không cao vì nhân viên của trung tâm cai nghiện lại cung cấp thuốc cho học viên với giá rất cao.  Đã xảy ra nhiều vụ học viên phá trại do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bị đánh đập.

Tuy nhiên, trước sức ép của quốc tế về vấn đề nhân quyền, chính phủ Việt Nam đã phải dần đổi các trung tâm cai nghiện cưỡng bức thành các cơ sở cai nghiện tự nguyện của cộng đồng vào năm 2013.

===== 11/6 =====

Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh kháng cáo, tìm luật sư biện hộ

Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh đã quyết định kháng cáo về bản án 6 năm tù giam và 5 năm quản chế mà anh mới bị Toà án cộng sản tỉnh Bến Tre đưa ra trong phiên xử ngày 06/6 vừa qua.

Anh cũng nói với vợ là cô Nguyễn Thị Châu mời luật sư để bào chữa cho anh trong phiên phúc thẩm. Trong phiên sơ thẩm vừa qua, a bị kết tội “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền, thông tin tài liệu chống phá Nhà nước”theo Điều 117của Bộ luật Hình sự.

Trong phiên toà, chị Châu bị mời tham dự với tư cách người làm chứng. Chị cho biết “Phiên tòa công khai nhưng nó rất nhàm chán, áp đặt. Thẩm phán, Viện kiểm sát chỉ có đọc văn bản và đọc rất lủng củng, giống như bị bắt đọc.”

Tại phiên tòa, kỹ sư thuỷ sản và là chủ đầm tôm Ánh thừa nhận có đăng 74 video live stream, nhưng là để nói lên tiếng nói của mình.

Theo chị Châu, dường như phía nhà cầm quyền Việt Nam không thích việc chồng chị phản đối Trung cộng bành trướng ở Biển Đông, vì như vậy là chia rẽ tình đoàn kết giữa hai quốc gia cộng sản láng giềng.

Truyềnthông lề đảng nói rằng anh Ánh “thừa nhận vi phạm pháp luật và tỏ ra ăn năn hối cải.” Tuy nhiên, chị Châu cho biết trong phiên toà chồng chị rất kiên cường và bất khuất. Chân anh bị đau nhưng không thèm ngồi xuống ghế như chủ toạ đề nghị.

Anh Ánh, một người từng tham gia biểu tình chống Formosa và dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng vào giữa tháng 6 năm ngoái, bị bắt ngày 30/8/2018. Anh bị cho là sử dụng mạng xã hội để phát tán, chia sẻ các nội dung chống phá chế độ. Các thông tin nội dung này “đã phát tán đến hơn 2,4 triệu lượt người xem, hơn 45.000 lượt người thích và 133.000 bình luận.”

Trước và sau phiên toà, hai tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế và Quan sát Nhân quyền kêu gọi Việt Nam trả tự do cho anh vô điều kiện và ngay lập tức, cho rằng những việc anh làm thuộc quyền cơ bản ghi trong Hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.

——————–

Đại sứ Kritenbrink sẽ yêu cầu Hà Nội trục xuất Michael Minh Phương Nguyên sau phiên toà

Ông Daniel Kritenbrink, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết sẽ yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trục xuất công dân người Mỹ gốc Việt Michael Phương Minh Nguyễnngay sau phiên toà xét xử ông.

Theo đài Á Châu Tự do, đây là lời hứa của ông đại sứ với nhóm dân biểu quan tâm đến vụ ông Michael Phương Minh Nguyễn, bao gồm các ông Alan Lownthal, Katie Porter, Ro Khanna, vàZoe Lofgren.

Tòa Đại sứ Hoa Kỳ sẽ cử người đến tham dự và quan sát phiên tòa. Khôngrõ gia đình ông Michael Phương Minh Nguyễn cóđến tham dự phiên toà công khai này không.

Ông Michael Phương Minh Nguyễn, 55 tuổi, bị bắt vào ngày 07/7/2018 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật hình sự, cùng với hai bạn trẻ Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi. Ông về thăm Việt Nam cuối tháng 6 năm ngoái.

Ông bị biệt giam kể từ khi bị bắt tới nay, không được gặp luật sư và người nhà trong suốt quá trình giam giữ, nhưng được gặp người của lãnh sự Hoa Kỳ 1 lần/tháng. Theo quyết định gần đây của toà án cộng sản thành phố Sài Gòn, phiên toà sơ thẩm sẽ được tiến hành vào ngày 24-25/6 tới đây, và ông sẽ được bào chữa bởi luật sư chỉ định bởi phía Việt Nam.

Cũng theo RFA, gia đình của ông đã ra thông cáo báo chí ngày 10/6, bày tỏ lo lắng về một phiên tòa không công bằng. Theo luật hiện hành, ông và hai người bạn có thể bị kết án với mức án từ 12 đến 20 năm tù giam.

Trong tháng 10 năm 2018, 21 dân biểu Hoa Kỳ đã gửi thư đến Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo yêu cầu Chínhphủ của Tổng thống Donald Trump gây áp lực lênnhà cầm quyềnViệt Nam nhằm trả tự do cho ông Michael Phương Minh Nguyễn.

===== 11/6 =====

118 văn nghệ sỹ hàng đầu kiến nghị không để Trung cộng làm đường cao tốc Bắc Nam

Đã có 118 văn nghệ sỹ hàng đầu Việt Nam ký chung vào một bức thư ngỏ kiến nghị nhà cầm quyền Việt Nam không để Trung cộng đầu tư và thầu làm đường cao tốc bộvà sắtBắc Nam.

Trong lá thư ngỏ gửi tới chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng cầm quyền, chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ cùng 15 cơ quan quan trọng nhất của chế độ, các văn nghệ sỹ kiến nghị 2 điểm :

– Ưu tiên huy động nguồn lực trong nước và kêu gọi lòng yêu nước của nhân dân để làm hai đại dự án chiến lược an ninh, kinh tế, xã hội này.

– Không được để cho Trung cộng- quốcgiaduy nhất hiện nay đang xâm chiếm biển đảo, lãnh thổ của ViệtNamtham gia hai đại dự án này.

Những người tham gia ký tên đều là những nhân vật nổi danh, được chế độ tặng thưởng nhiều giải thưởng về văn học, nghệ thuật, có thể kể đến: các nhạc sỹ Phạm Tuyên, Phó Đức Phương, Văn Ký, Dương Thụ…, các nhà văn Vũ Tú Nam Trần Đăng Khoa,Bùi Minh Quốc, các nghệ sỹ âm nhạc, sân khấu và điện ảnh: Trà Giang,Minh Châu,Thanh Hoa, Chu Thuý Quỳnh, Kim Chi, Trần Lực…

Nhiều nhà khoa học nổi danh như giáo sư Trần Ngọc Vương, Phạm Gia Minh, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Trâm,Nguyễn Lân Dũng, Lê Kiên Thành … cũng ký tên vào bản kiến nghị này.

Nhà văn Lưu Trọng Văn bình luận rằng chưa bao giờ làn sóng phản ứng trước nguy cơ các nhà đầu tư và thầu Trung cộng sẽ tham gia hai đại dự án lại mạnh mẽ đến như vậy trong toàn dân.

Phong trào phản đối này đi ngược với ý định của nhiều lãnh đạo cao cấp của chế độ, mà người thể hiện rõ nhất có lẽ là chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và bộ trưởng giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cùng với trưởng ban tổ chức trung ương đảng Phạm Minh Chính.

Gần đây, một số quan chức cao cấp doạ nếu không để cho nhà đầu tư và nhà thầu Trung cộng làm dự án cao tốc Bắc Nam thì nhân dân phải bỏ tiền tiết kiệm ra để cho chính phủ vay để thực hiện.

Một số nhà khoa học cho rằng Việt Nam cần khai thác, mở rộng tuyến đường sắt hiện nay và đẩy mạnh khai thác đường biển để giảm tải cho giao thông đường bộ theo chiều dài Bắc-Nam thay vì tập trung là đường cao tốc nối hai đầu của đất nước.

===== 12/6 =====

Công an Sóc Sơn lại câu lưu nhà hoạt động chống BOT bẩn Huệ Như

Công an huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, lại bắt giữ nhà hoạt động chống BOT bẩn Đặng Thị Huệ (Facebooker Huệ Như) và một tài xế tên là Bùi Tiến tại Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long- Nội Bài vào chiều 11/6.

Theo nhà hoạt động Nguyễn Thị Thu Thuỷ (Facebooker Nguyễn Trần Công), công an Sóc Sơn đã bắt chị Huệ và anh Tiến lúc 18g ngày thứ Ba, và giam giữ họ trong trụ sở công an huyện đến tận 22h30 cùng ngày.

Theo chị Huệ, phía công an muốn lấy cớ nào đó đề khép tội hình sự chị và những người chống BOT bẩn khác.

Xin nhắc lại, chị Huệ chính là người bị công an Sóc Sơn đánh đến truỵ thai trong ngày 20/5 trong văn phòng của Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài. Hai công an trong trang phục dân sự đã thúc đầu gối vào bụng chị trong khi chị đang mang thai ở tuần thứ 5. 5 ngày sau khi bị công an Sóc Sơn đánh, chị phải nhập viện để điều trị nhưng không thành công và bác sỹ khuyên chị phải bỏ thai để bảo toàn tính mạng.

Việc công an cộng sản đánh đập và đàn áp người hoạt động xảy ra phổ biến. Cách đây vài ngày, công an Hà Nội đã bấm huyệt cháu Đoàn Trương Anh Thư, người cháu gái 15 tuổi của dân oan Đoàn Thanh Giang và Trương Thị Quý từ Đồng Nai, trong khi đi biểu tình ở Hà Nội đòi giải quyết việc thu hồi đất bất hợp pháp. Mấy ngày sau khi bị mật vụ bấm huyệt ở cánh tay, giờ đây vết bấm đang phát tán, gây thâm tím cánh tay và rất nhức.

Cách đây vài năm, khi tham gia biểu tình phản đối công an Hà Nội bắt người trái phép ở đồn công an Quang Trung, quận Hà Đông, cháu cũng bị xe công an xô và cán vào chân, nhưng may mắn là cháu không bị thương nặng.

——————–

Gia đình yêu cầu trả tự do cho tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng

Bà Trần Thị Niệm, mẹ của tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng, vừa gửi thư yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho ông để gia đình chăm sóc cho ông sau khi ông bị cưỡng bức điều trị tâm thần.

Trong lá thư gửi công an và viện kiểm sát thành phố Hà Nội, bệnh viện tâm thần trung ương I, bà Niệm đề nghị được đưa con trai mình về nhà chăm sóc, sau một thời gian anh bị cưỡng bức giám định và điều trị tâm thần, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và tinh thần.

Bà khẳng định con trai mình không bị bệnh tâm thần, vẫn bình thường và khỏe mạnh; cũng như việc cưỡng bức anh đi giám định và điều trị tâm thần là không đúng.

Bàcho biết sau các lần gặp contraitại bệnh viện tâm thần trung ương Ithì thấy anh gầy gộc, xơ xác, tiều tụy sức khỏe, tinh thần suy sụp. Theobà,trước đây anhrất minh mẫn và nêu lý do việc anh bị cưỡng bức tiêm, uống thuốc tâm thần.

Blogger Lê Anh Hùng sinh năm 1973, bị bắt vào ngày 5/7/2018 và bị khởi tố theo Điều 331 Bộluật hình sự với cáobuộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”

Từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019, anh bị đem đi giám định tâm thần hai lần mà theo như lời kể của bà Niêm là gia đình không hề hay biết. Sau đó, anhg bị cưỡng bức đưa vào điều trị tại bệnh viện tâm thần nói trên.

Anh từng gửi đơn tố cáo bíthư thành uỷ Hà Nội về buôn bán ma tuýnhưng không được giải quyết.Anh cũng nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Cộng bành trướng ở Biển Đông, bảo vệ môi trường và cổ súy cho dân chủ, nhân quyền trong nước.

Anhlà một cây viết thường xuyên của đài Tiếng nói Hoa Kỳ và có nhiều bài viết cho Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

===== 13/6 =====

Nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh bị chặn xuất cảnh, câu lưu nhiều giờ trong đồn công an

Lực lượng an ninh cộng sản ở phi trường quốc tế Nội Bài đã bắt giữ nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh vào lúc 7.30 sáng ngày thứ Năm khi cô đang làm thủ tục xuất cảnh để đi du lịch Bangkok, Thái Lan.

Theo nhóm Cây Xanh (Green Tees) nơi cô là thành viên chủ chốt, thì trong tin nhắn cuối cùng gửi bạn bè trong nhóm , Thịnh cho biết sỹ quan của bộ công an đang đến đưa cô đi. Theo thông tin từ an ninh phi trường thì cục an ninh nội địa của bộ công an đã bắt giữ cô vì vẫn chưa làm việc xong với cô sau vụ bắt giữ hôm 27/3.

Đây là lần câu lưu cô thứ 2 chỉ trong vòng 3 tháng. Trong lần thứ nhất vào ngày 27/3, cô bị tịch thu máy xách tay, điện thoại và giam giữ, câu lưu một ngày để tra hỏi về bộ phim “Đừng sợ,” một bộ phim về chủ đề xã hội dân sự do nhóm Cây Xanh sản xuất.

Cao Vĩnh Thịnh là thành viên nòng cốt của nhóm Cây Xanh. Ngoài việc hoạt động rất tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường, cô còn có hai cửa hàng Zero Waste Hà Nội cổ suý tiêu dùng thân thiện với môi trường.

Cô cùng một số thành viên khác của Green Trees viết bản báo cáo “Tổng quan thảm họa môi trường biển Việt Nam” 2016 nói về thảm họa do Formosa gây ra ở miền Trung, và làm bộ phim tài liệu đầu tiên về xã hội dân sự ở Việt Nam mang tên “Đừng sợ.”  Sau khi báo cáo về thảm hoạ Formosa được công bố vào tháng 10 năm 2016, cô Thịnh cùng hai thành viên khác của nhóm Green Treesbị đưa vào danh sách cấm nhập cảnh vào Đài Loan.

Cô là một trong hàng trăm nhà hoạt động bị cấm xuất cảnh trong vài năm gần đây.

===== 14/6 =====

Thêm một Facebooker bị phạt tiền vì “xúc phạm lãnh đạo”

Thêm một công dân mạng bị xử phạt vi phạm hành chính vì “xúc phạm lãnh đạo và uy tín của tổ chức” bằng bài viết trên trang Facebook cá nhân.

Ngày 13/6, phó cảnh thanh tra sở thông tin và truyền thông tỉnh Trà Vinh đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính ông Nguyễn Văn Vũvới số tiền 7,5 triệu đồng về hành vi “xúc phạm uy tín của tổ chức.”Cụ thể, vào ngày 08/4, ông Vũ được cho là đã viết trên Facebook rằng “cộng sản là một lũ ô hợp ngu dốt và tham lam, chúng làm lãnh đạo thì tất nhiên con cháu của chúng cũng sẽ làm lãnh đạo.”

Báo lề đảng đưa tin sở này đã mời ông Vũ đến làm việc và ông thừa nhận mình đã viết status đó.

Ông Vũ là một trong nhiều người bị phạt vi phạm hành chính vì cáo buộc “xúc phạm lãnh đạo/tổ chức” trên mạng xã hội Facebook kể từ đầu năm nay khi luật An ninh mạng có hiệu lực.

Trước đó, vào giữa tháng 5, nhà cầm quyền huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá quyết định xử phạt hành chính tổng cộng 30 triệu đồng đối với 4 công dân địa phương do “có hành vi bình luận, xúc phạm, nói xấu lãnh đạo đảng, nhà nước và lực lượng công an nhân dân.”

Những người bị phạt mỗi người 7.5 triệu đồng là Lê Quang Cường, Nguyễn Thị Loan, Lê Khắc Linh và Đặng Nguyên Tùng. Họ đều là người dân lăng mạ nhà cầm quyền địa phương vì đã cướp đất của họ mà không đền bù thoả đáng.

——————–

HCM cưỡng chế, tháo dỡ quán bún bò “Không bán nước”

Tin từ Sài Gòn, ngày 14/6/2019: Nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn đã ra quyết định cưỡng chế quán bún bò “không bán nước” của cựu ca sỹ Hoàng Dũng (Dũng Đinh), với lý do rất mơ hồ.

Quán bún bò đặc biệt này được dựng lên trên một mảnh đất ở địa chỉ 45 đường Cao Lỗ, phường 4, quận 8. Mảnh đất này nằm trong khu vực thuộc quy hoạch của thành phố để xây trường học, do đó, chủ nhân không xây quán kiên cố mà chỉ dựng tạm. Tuy nhiên, không vì thế mà không bị nhà cầm quyền ra lệnh cưỡng chế vì vi phạm quy định về xây dựng.

Tuy nhiên, lý do chính của việc cưỡng chế nằm ở slogan rất đặc biệt “Không bán nước” cùng với một số “nội quy thú vị và hóm hỉnh như: không nhiều chuyện, lên trên mạng nói xấu chủ quán; nếu ăn thấy dở ẹc thì ráng chịu không được chê; quý khách ăn thiếu vui lòng thế chấp giấy tờ nhà, giấy hôn thú… Nhà chức trách đã tịch thu biển hiệu nhí nhảnh này, và slogan Không bán nước.

Khách ăn của quán bún bò này có thể uống nước tuỳ thích, và do đó có slogan “không bán nước.” Tuy nhiên, slogan này có thể hiểu theo nghĩa khác, khiến ban lãnh đạo của thành phố, và rộng ra là của quốc gia, cho rằng chủ quán có ý chỉ trích đảng và chính phủ bán một phần lãnh thổ phía bắc và biển đảo của Việt Nam cho Trung cộng.

Quán bún bò Không bán nước có rất nhiều khách hàng vì món ăn độc đáo, không sử dụng hoá chất, trang trí bắt mắt và thái độ phục vụ lịch sự.

Dũng Đinh từng gặt hái được những thành công nhất định vào thời “nhạc Hồng Kông lời Việt” rất thịnh hành tại Việt Nam ở thập niên 90 với những bài hátnhưCuộc Chơi Vô Nghĩa, Một Đời Mơ Mong, Tấm Lòng Em Trong Sáng. Sau một thời gian hoạt động ca nhạc và đào tạo ca sỹ, Dũng Đinh chuyển sang buôn bán đủ thể loại, từ quần áo, bất động sản, kinh doanh tiệm vàng…

===== 15/6 =====

Giới bất đồng chính kiến tiếc thương con gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Nam Phong

Giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội đã bày tỏ niềm thương tiếc đối với cháu Maria Nguyễn Thị Giang, con gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Nam Phong, người đã trút hơi thở cuối cùng sáng nay vì bệnh ung thư xương.

Hàng trăm người đã chia sẻ tin tức trên Facebook về sự ra đi của cô gái 16 tuổi tại nhà riêng ở giáo xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu. Cháu ra đi sau nhiều tháng chống chọi với căn bệnh quái ác, và không được nhìn thấy cha mình lần cuối.

Cha của cô gái là Nguyễn Nam Phong, người đang thụ án tù 2 năm tại Trại giam Xuân Hà (tỉnh Hà Tĩnh). Anh bị bắt ngày 28/11/2017 với tội danh nguỵ tạo “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 của Bộ luật hình sự.

Anh là lái xe riêng của linh mục Nguyễn Đình Thục thuộc giáo xứ Song Ngọc. Ngày 15/5/2017, anh lái xe đưa linh mục cùng nhà hoạt động Hoàng Đức Bình đi công chuyện, và bị cảnh sát Nghệ An dừng xe với mục tiêu bắt anh Bình. Khi công an yêu cầu anh mở cửa xe, anh đã từ chối và đó chính là lý do để chúng cáo buộc anh sau này. Xin nhắc lại, anh Bình sau đó bị bắt và bị kết án 14 năm tù chỉ vì những hoạt động cổ suý nhân quyền và trợ giúp nạn nhân của Formosa.

Anh Phong được nhiều tổ chức như Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) coi là tù nhân lương tâm. Hẳn anh rất đau lòng trong trại giam khi được tin con gái yêu của mình đã ra đi mãi mãi.

——————–

Luật sư, cựu trung tá công an cũng bị bắt giữ trái pháp luật

Luật sư Phan Hữu Thanh Hồi, người từng là trung tá của Cơ quan an ninh điều tra thuộc Sở công an tỉnh Vĩnh Long, viết đơn tố cáo nhà cầm quyền địa phương đã bắt giữ ông trái pháp luật.

Theo đơn tố cáo, ông Thành, 45 tuổi, tham gia bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự trong vụ tranh chấp đất sản xuất lúa tại xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Tân, vào ngà 23/9/2017 thì bị tịch thu điện thoại di động, còng tay đưa về trụ sở uỷ ban nhân dân xã.

Sau đó, ông Hồi, người đã rời ngành công an để làm việc như một luật sư, đã nhiều lần khiếu nại gửi cơ quan chức năng huyện Bình Tân và tỉnh Vĩnh Long tố cáo chủ tịch xã Nguyễn Văn Thảnh và yêu cầu khởi tố vụ án để điều tra việc ông bị “bắt giữ trái pháp luật” và “cướp tài sản.”

Tuy nhiên, trong năm 2018, các cơ quan chức năng của huyện này đã ra quyết định không khởi tố vụ án và bác khiếu nại của ông. Sau đó, viện kiểm sát tỉnh bác các quyết định của huyện và yêu cầu nhà cầm quyền huyện thụ lý đơn tố cáo, giải quyết khiếu nại của ông Hồi.

Tuy nhiên, cho tới nay, các cơ quan bảo vệ pháp luật của huyện Bình Tân vẫn chưa có động thái xử lý sự việc.

Việc bắt giữ độc đoán xảy ra thường xuyên ở nhiều địa phương ở Việt Nam, và đây là phương thức mà chế độ toàn trị thường áp dụng để trấn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội. Tuy nhiên, đây là trường hợp hiếm hoi một cựu trung tá công an lại là nạn nhân.

===== 16/6 =====

Mật vụ Hà Nam chặn xe, đánh đập nhà hoạt động Trương Minh Hưởng

Mật vụ cộng sản tỉnh Hà Nam đã chặn xe của nhà hoạt động Trương Minh Hưởng và đánh đập ông ngay sau khi ông cùng một số người bất đồng chính kiến đồng hành cùng gia đình tù nhân lương tâm đi tiếp tế ở Trại giam Ba Sao.

Sau khi chia tay với nhóm Bầu Bí Tương Thân và nhiều gia đình tù nhân lương tâm trong buổi trưa ngày 16/6, ông Hưởng lái xe máy của mình về nhà của ông ở thị trấn Ba Sao. Một nhóm mật vụ đi trên 3 xe máy ép ông dừng xe và cướp chìa khoá vứt xuống mương, rồi quay ra đánh ông: chúng đấm, đá, dùng mũ bảo hiểm của ông để đập vào người ông.

Sau khi được cấp báo, những người hoạt động khác quay lại hiện trường thì bọn mật vụ lên xe bỏ đi.

Hiện ông Hưởng bị nhiều vết thâm tím trên khắp người, và có khả năng ông bị gãy xương sườn.

Ông Hưởng là một dân oan bị nhà cầm quyền Hà Nam cướp đất. Ông khiếu kiện nhiều nơi nhưng không được giải quyết. Từ đó, ông tham gia phong trào đấu tranh đòi nhân quyền và dân chủ, chống tham nhũng, hỗ trợ người yếu thế trong địa bàn huyện Kim Bảng.

Do những hoạt động xã hội của ông, nhà cầm quyền tỉnh Hà Nam và huyện Kim Bảng rất cay cú, thực hiện nhiều hành động sách nhiễu, đàn áp ông và gia đình. Bên cạnh việc giam lỏng ông trong nhà hay tấn công nhà riêng của ông bằng gạch đá, mật vụ Hà Nam đã nhiều lần đánh đập ông khi ông đi công chuyện.

Cuối tháng 12 năm 2016, ông bị mật vụ Hà Nam đánh đập với nhiều vết thương và máu me khắp người trước sự chứng kiến của luật sư nhân quyền Hà Huy Sơn. Hai năm trước đó, ông cũng bị mật vụ Hà Nam đánh đập dã man.

Trại giam Ba Sao là nơi đày đoạ nhiều tù nhân lương tâm như Phạm Văn Trội, Lê Đình Lượng, Nguyễn Viết Dũng, Phan Kim Khánh….

——————–

4 TNLT bị biệt giam ở Trại giam Ba Sao vì đòi cải thiện điều kiện giam giữ

Ban giám thị Trại giam Ba Sao (nằm ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã thi hành kỷ luật bằng hình thức biệt giam 4 tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng, Lê Thanh Tùng, Phan Kim Khánh, và Nguyễn Viết Dũng.

Việc trừng phạt 4 tù nhân lương tâm được tiến hành sau khi họ trèo lên mái nhà trong quá trình lao động sửa chữa nhà giam để bàn thảo về bản yêu sách đòi cải thiện chế độ giam giữ hà khắc.

Thay vì lắng nghe ý kiến của 4 tù nhân lương tâm, ban giám thị lại cho rằng họ vi phạm kỷ luật trại giam. Với hình thức kỷ luật này, họ sẽ không được nhận tiếp tế từ gia đình và cũng không được gọi điện về nhà.

Cũng như nhiều trại giam khác nằm rải rác khắp cả nước, Trại giam Ba Sao thực hiện chính sách đày đoạ tù nhân, đặc biệt là những tù nhân lương tâm, những người bị bỏ tù vì những hành động ôn hoà cổ suý tự do dân chủ và nhân quyền.

Trong tù, tù nhân phải chịu đựng chế độ ăn uống nghèo nàn do bị bớt xén, lao động vất vả, buồng giam chật hẹp và thiếu vệ sinh. Họ còn phải mua thức ăn và nhu yếu phẩm thêm từ canteen của nhà tù với giá cao gấp nhiều lần so với giá thị trường.

Hai ông Lê Đình Lượng và Lê Thanh Tùng đều bị kết tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” với án tù tương ứng là 20 năm và 12 năm trong khi Phan Kim Khánh và Nguyễn Viết Dũng đều bị án 6 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.”

Biệt giam là hình thức trừng phạt khắc nghiệt nhất ở Việt Nam mà Ân xá Quốc tế đã báo cáo lên cộng đồng quốc tế sau một cuộc điều tra nghiêm túc năm 2015. Người tù bị cùm chân trong phòng kín và hẹp, và buộc phải phóng uế ngay tại chỗ và chỉ được ăn ít cơm cùng với vài sợi rau mỗi ngày.

====================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây