Với nhiều người, thật khó để đánh giá đúng nhất và đầy đủ nhất vai trò của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights), nếu chỉ nhìn đơn thuần rằng đây là một tài liệu luật quốc tế quan trọng đã được Liên Hợp Quốc soạn thảo và thông qua cách đây 70 năm.
Vai trò cơ chế diễn đàn giải quyết mâu thuẫn quốc tế và hoạch định việc phát triển luật pháp quốc tế của Liên Hợp Quốc đang ngày càng bị nghi ngờ.
Khi mà các siêu cường như Mỹ, Nga, Trung Quốc đang ngày ngày tranh giành ảnh hưởng bằng sức mạnh kinh tế và quân sự, Liên Hợp Quốc nhiều khi trông như… anh thư ký quèn, bất lực và không quan trọng trong các tính toán địa chính trị cục bộ, ích kỷ và lằng nhằng của các chính phủ quốc gia.
Khi mà làn sóng chủ nghĩa dân tộc đặt nặng lợi ích quốc gia dường như cuốn qua khắp thế giới, những cơ quan chủ trương đoàn kết và liên kết thế giới như Liên Hợp Quốc trông như… một nhóm những người mộng mị đang vận động cho một thứ triết lý “thế giới đại đồng” không thực tế và ít hữu dụng.
Khi mà chính trong giới nghiên cứu học thuật về luật quốc tế đang có thêm nhiều người chất vấn phương cách phát triển luật pháp chú trọng vào việc áp đặt các tiêu chuẩn bảo vệ những thứ “nhân quyền” có nội dung có vẻ mù mờ của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác, sức nặng của Liên Hợp Quốc cùng những tài liệu nhân quyền của họ càng trông có vẻ ít ỏi hơn.
Vâng, văn kiện 70 năm tuổi thì đã sao, khi nội dung nó quá chung chung, dễ gây tranh cãi, và bên soạn thảo ra nó thì đang ngày càng… lép vế và chẳng có lấy trong tay một công cụ chế tài – ép buộc thi hành nào xài được?
Một nhóm chuyên gia về luật hiến pháp đã tìm cách trả lời câu hỏi này trong một nghiên cứu chuyên ngành được xuất bản tháng 9 năm ngoái của họ.
Nghiên cứu ảnh hưởng thực tế của Tuyên ngôn như thế nào?
Nhóm chuyên gia, gồm Zachary Elkins (Đại học Texas), Tom Ginsburg (Đại học Chicago) và James Melton (Đại học California), đã sử dụng một nguồn dữ liệu đồ sộ, bao gồm tài liệu, bản ghi chép của nhóm soạn thảo Tuyên ngôn lẫn các cuộc họp của Liên Hợp Quốc, cùng với 332 bản hiến pháp và nội dung thảo luận hiến pháp của các nước trên thế giới.
Với các nguồn tài liệu trên, các nhà nghiên cứu chia việc tìm hiểu Tuyên ngôn ra thành nhiều bước nhỏ để có thể bóc tách được ảnh hưởng của Tuyên ngôn ra khỏi các nguồn ảnh hưởng khác.
Tức là, họ hiểu rõ rằng việc một quyền con người được đưa vào hiến pháp của một nước có thể do nhiều hơn một nguyên nhân.
Có thể đơn giản là văn hóa của người dân nước đó đã sẵn đề cao quyền con người đó, chứ không nhất thiết là nhờ Tuyên ngôn nên người dân nước đó mới biết đến quyền con người đó.
Các nhà nghiên cứu vì thế không chăm chăm đi tìm những trường hợp cho thấy Tuyên ngôn đã ảnh hưởng trực tiếp được đến việc đưa một quyền con người bất kỳ vào nội dung hiến pháp một nước nào đó.
Nói cách khác, họ không đi nhặt nhạnh những bằng chứng có lợi nhất cho lập luận rằng Tuyên ngôn có ảnh hưởng mạnh và có giá trị thực tế.
Trái lại, họ tìm hiểu rộng và xét đến tầm ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài Tuyên ngôn.
Ví dụ, họ kiểm tra xem các quyền con người mà Tuyên ngôn đề cập phải chăng là đã được nhắc đến trong các bản hiến pháp của các nước từ trước năm 1948 (trước khi Tuyên ngôn ra đời) hay không.
Bằng cách nghiên cứu với tư duy rộng mở như thế, các nhà nghiên cứu đã đưa ra được những kiến giải mới lạ, hữu dụng, tương đối khách quan nhất có thể thay vì phiến diện hay mang nặng thiên kiến.
Các kiến giải mới lạ đó là gì?
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền: Văn bản tương đối có ảnh hưởng đến hiến pháp tại rất nhiều nước
Theo dõi lịch sử hình thành và phát triển của 116 quyền con người, thông qua nội dung 332 bản hiến pháp ra đời từ sau năm 1948 khi Tuyên ngôn được ban hành, các nhà nghiên cứu Elkins, Ginsburg và Melton thấy rằng: Tuyên ngôn tương đối có ảnh hưởng thực tế. Cụ thể là những quyền nào đã được Tuyên ngôn nhắc đến, thì khả năng các quyền đó được đưa vào các bản hiến pháp quốc gia sau năm 1948 tăng 11%.
Ảnh hưởng này là tương đối so với các yếu tố gây ảnh hưởng khác. Ví dụ, nếu một quyền con người đã có sẵn trong hiến pháp của một nước từ trước năm 1948, thì khả năng quyền đó vẫn được đưa vào các bản hiến pháp mới (hay hiến pháp sửa đổi) của nước đó sau năm 1948 tăng đến 50%.
Xét trong lịch sử lập hiến của một số quốc gia nhất định, Tuyên ngôn có tác động thực tế thông qua việc được nhắc đến, được trích dẫn và được sử dụng trong các tranh luận về nội dung hiến pháp của các cơ quan lập pháp tại nhiều nước.
Cụ thể tại Quốc hội Brazil, Tuyên ngôn được nhắc đến nhiều hơn trong quá trình nước này soạn thảo bản hiến pháp dân chủ năm 1988. Trong giai đoạn 1987-1988, Tuyên ngôn được nhắc đến 0,47 lần/ngày. Trong khi đó, khi Quốc hội Brazil soạn thảo bản hiến pháp độc tài quân sự hồi các năm 1966-1967, Tuyên ngôn chỉ được nhắc đến 0,18 lần/ngày.
Tuyên ngôn được trích dẫn trực tiếp trong một phần tư tổng số hiến pháp của các nước độc lập trên thế giới sau năm 1948. Có đến 59 nước còn chọn đưa toàn bộ nội dung Tuyên ngôn vào thành luật pháp nước họ.
Kể từ năm 1989, Tuyên ngôn còn trở nên phổ biến hơn nữa. Trong 161 bản hiến pháp được ban hành sau năm 1989, có 59 bản hiến pháp trích dẫn trực tiếp Tuyên ngôn, trong khi có 33 bản hiến pháp trực tiếp đưa toàn bộ nội dung Tuyên ngôn vào thành luật pháp trong nước.
Như vậy, qua phân tích sử dụng dữ liệu lớn của các nhà nghiên cứu Elkins, Ginsberg và Melton, chúng ta có thể định lượng rõ ràng hơn vai trò và ảnh hưởng thực tế đã có của Tuyên ngôn trong 70 năm tồn tại của nó.
Các nhà nghiên cứu kết luận là nếu không có Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, số quyền con người đang tồn tại trong các bản hiến pháp trên thế giới sẽ ít đi nhiều.
Tuyên ngôn giúp cho nhiều quyền con người được đưa vào hiến pháp quốc gia hơn. Đó chính là một thành quả rõ rệt cần được nhớ đến, trong dịp kỷ niệm 70 năm tồn tại của bản Tuyên ngôn này.
–
Từ khoá:
Nhân quyền, quyền con người: human rights
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền: Universal Declaration of Human Rights
Liên hợp Quốc: United Nations
Hiến pháp: Constitution
Tranh luận lập hiến: Constitutional debates
December 18, 2018
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã ảnh hưởng tới các bản hiến pháp trên thế giới như thế nào
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Với nhiều người, thật khó để đánh giá đúng nhất và đầy đủ nhất vai trò của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights), nếu chỉ nhìn đơn thuần rằng đây là một tài liệu luật quốc tế quan trọng đã được Liên Hợp Quốc soạn thảo và thông qua cách đây 70 năm.
Vai trò cơ chế diễn đàn giải quyết mâu thuẫn quốc tế và hoạch định việc phát triển luật pháp quốc tế của Liên Hợp Quốc đang ngày càng bị nghi ngờ.
Khi mà các siêu cường như Mỹ, Nga, Trung Quốc đang ngày ngày tranh giành ảnh hưởng bằng sức mạnh kinh tế và quân sự, Liên Hợp Quốc nhiều khi trông như… anh thư ký quèn, bất lực và không quan trọng trong các tính toán địa chính trị cục bộ, ích kỷ và lằng nhằng của các chính phủ quốc gia.
Khi mà làn sóng chủ nghĩa dân tộc đặt nặng lợi ích quốc gia dường như cuốn qua khắp thế giới, những cơ quan chủ trương đoàn kết và liên kết thế giới như Liên Hợp Quốc trông như… một nhóm những người mộng mị đang vận động cho một thứ triết lý “thế giới đại đồng” không thực tế và ít hữu dụng.
Khi mà chính trong giới nghiên cứu học thuật về luật quốc tế đang có thêm nhiều người chất vấn phương cách phát triển luật pháp chú trọng vào việc áp đặt các tiêu chuẩn bảo vệ những thứ “nhân quyền” có nội dung có vẻ mù mờ của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác, sức nặng của Liên Hợp Quốc cùng những tài liệu nhân quyền của họ càng trông có vẻ ít ỏi hơn.
Vâng, văn kiện 70 năm tuổi thì đã sao, khi nội dung nó quá chung chung, dễ gây tranh cãi, và bên soạn thảo ra nó thì đang ngày càng… lép vế và chẳng có lấy trong tay một công cụ chế tài – ép buộc thi hành nào xài được?
Một nhóm chuyên gia về luật hiến pháp đã tìm cách trả lời câu hỏi này trong một nghiên cứu chuyên ngành được xuất bản tháng 9 năm ngoái của họ.
Nghiên cứu ảnh hưởng thực tế của Tuyên ngôn như thế nào?
Nhóm chuyên gia, gồm Zachary Elkins (Đại học Texas), Tom Ginsburg (Đại học Chicago) và James Melton (Đại học California), đã sử dụng một nguồn dữ liệu đồ sộ, bao gồm tài liệu, bản ghi chép của nhóm soạn thảo Tuyên ngôn lẫn các cuộc họp của Liên Hợp Quốc, cùng với 332 bản hiến pháp và nội dung thảo luận hiến pháp của các nước trên thế giới.
Với các nguồn tài liệu trên, các nhà nghiên cứu chia việc tìm hiểu Tuyên ngôn ra thành nhiều bước nhỏ để có thể bóc tách được ảnh hưởng của Tuyên ngôn ra khỏi các nguồn ảnh hưởng khác.
Tức là, họ hiểu rõ rằng việc một quyền con người được đưa vào hiến pháp của một nước có thể do nhiều hơn một nguyên nhân.
Có thể đơn giản là văn hóa của người dân nước đó đã sẵn đề cao quyền con người đó, chứ không nhất thiết là nhờ Tuyên ngôn nên người dân nước đó mới biết đến quyền con người đó.
Các nhà nghiên cứu vì thế không chăm chăm đi tìm những trường hợp cho thấy Tuyên ngôn đã ảnh hưởng trực tiếp được đến việc đưa một quyền con người bất kỳ vào nội dung hiến pháp một nước nào đó.
Nói cách khác, họ không đi nhặt nhạnh những bằng chứng có lợi nhất cho lập luận rằng Tuyên ngôn có ảnh hưởng mạnh và có giá trị thực tế.
Trái lại, họ tìm hiểu rộng và xét đến tầm ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài Tuyên ngôn.
Ví dụ, họ kiểm tra xem các quyền con người mà Tuyên ngôn đề cập phải chăng là đã được nhắc đến trong các bản hiến pháp của các nước từ trước năm 1948 (trước khi Tuyên ngôn ra đời) hay không.
Bằng cách nghiên cứu với tư duy rộng mở như thế, các nhà nghiên cứu đã đưa ra được những kiến giải mới lạ, hữu dụng, tương đối khách quan nhất có thể thay vì phiến diện hay mang nặng thiên kiến.
Các kiến giải mới lạ đó là gì?
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền: Văn bản tương đối có ảnh hưởng đến hiến pháp tại rất nhiều nước
Theo dõi lịch sử hình thành và phát triển của 116 quyền con người, thông qua nội dung 332 bản hiến pháp ra đời từ sau năm 1948 khi Tuyên ngôn được ban hành, các nhà nghiên cứu Elkins, Ginsburg và Melton thấy rằng: Tuyên ngôn tương đối có ảnh hưởng thực tế. Cụ thể là những quyền nào đã được Tuyên ngôn nhắc đến, thì khả năng các quyền đó được đưa vào các bản hiến pháp quốc gia sau năm 1948 tăng 11%.
Ảnh hưởng này là tương đối so với các yếu tố gây ảnh hưởng khác. Ví dụ, nếu một quyền con người đã có sẵn trong hiến pháp của một nước từ trước năm 1948, thì khả năng quyền đó vẫn được đưa vào các bản hiến pháp mới (hay hiến pháp sửa đổi) của nước đó sau năm 1948 tăng đến 50%.
Xét trong lịch sử lập hiến của một số quốc gia nhất định, Tuyên ngôn có tác động thực tế thông qua việc được nhắc đến, được trích dẫn và được sử dụng trong các tranh luận về nội dung hiến pháp của các cơ quan lập pháp tại nhiều nước.
Cụ thể tại Quốc hội Brazil, Tuyên ngôn được nhắc đến nhiều hơn trong quá trình nước này soạn thảo bản hiến pháp dân chủ năm 1988. Trong giai đoạn 1987-1988, Tuyên ngôn được nhắc đến 0,47 lần/ngày. Trong khi đó, khi Quốc hội Brazil soạn thảo bản hiến pháp độc tài quân sự hồi các năm 1966-1967, Tuyên ngôn chỉ được nhắc đến 0,18 lần/ngày.
Tuyên ngôn được trích dẫn trực tiếp trong một phần tư tổng số hiến pháp của các nước độc lập trên thế giới sau năm 1948. Có đến 59 nước còn chọn đưa toàn bộ nội dung Tuyên ngôn vào thành luật pháp nước họ.
Kể từ năm 1989, Tuyên ngôn còn trở nên phổ biến hơn nữa. Trong 161 bản hiến pháp được ban hành sau năm 1989, có 59 bản hiến pháp trích dẫn trực tiếp Tuyên ngôn, trong khi có 33 bản hiến pháp trực tiếp đưa toàn bộ nội dung Tuyên ngôn vào thành luật pháp trong nước.
Như vậy, qua phân tích sử dụng dữ liệu lớn của các nhà nghiên cứu Elkins, Ginsberg và Melton, chúng ta có thể định lượng rõ ràng hơn vai trò và ảnh hưởng thực tế đã có của Tuyên ngôn trong 70 năm tồn tại của nó.
Các nhà nghiên cứu kết luận là nếu không có Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, số quyền con người đang tồn tại trong các bản hiến pháp trên thế giới sẽ ít đi nhiều.
Tuyên ngôn giúp cho nhiều quyền con người được đưa vào hiến pháp quốc gia hơn. Đó chính là một thành quả rõ rệt cần được nhớ đến, trong dịp kỷ niệm 70 năm tồn tại của bản Tuyên ngôn này.
–
Từ khoá:
Nhân quyền, quyền con người: human rights
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền: Universal Declaration of Human Rights
Liên hợp Quốc: United Nations
Hiến pháp: Constitution
Tranh luận lập hiến: Constitutional debates