Trong trường hợp có tranh chấp, Việt Nam sẽ không bị trừng phạt thương mại trong vòng 3 năm đối với tất cả các nghĩa vụ và 5 năm liên quan đến 2 nghĩa vụ về “Quyền tự do liên kết” và “quyền thương lượng tập thể”.
Đó là ‘lưu ý’ của Quốc hội Việt Nam tại phần “nội dung cần sửa đổi, bổ sung theo Hiệp định” của Bộ luật Lao động 2012, ở Phụ lục 3 “Các bộ luật, luật được sửa đổi, bổ sung theo lộ trình cam kết trong hiệp định CPTPP”, ban hành kèm theo Nghị quyết số 72/2018/QH14 của Quốc hội ngày 12 tháng 11 năm 2018. [http://bit.ly/2P0t2gt]
Quyền tự do liên kết là gì?
Hội nghị lao động quốc tế lần thứ 86 họp tại Geneve tháng 6 năm 1998 đã thông qua Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, xác định bốn nguyên tắc và quyền cơ bản của người lao động, bao gồm: quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể; quyền tự do không bị cưỡng bức hay bắt buộc lao động; xóa bỏ một cách có hiệu quả lao động trẻ em; quyền được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.
Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động được thể hiện trong Công ước 87 và Công ước 98. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn ba công ước cơ bản là Công ước số 87, 98 và 105 liên quan đến tự do liên kết, quyền thương lượng tập thể và loại bỏ lao động cưỡng bức. [*]
Điều 2, Công ước số 87 về quyền tự do công đoàn và bảo về quyền công đoàn của Tổ chức lao động quốc tế (năm 1948) quy định: “Tất cả người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền thành lập và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của họ với điều kiện tuân thủ Điều lệ của các tổ chức đó”. [tải về tại: http://bit.ly/2AnkeMy]
|
Ảnh minh họa. |
Như vậy, quyền tự do công đoàn của người lao động, theo Tổ chức lao động quốc tế ILO, bao gồm quyền được thành lập và gia nhập công đoàn theo sự lựa chọn của họ. Có nghĩa là, những người lao động có thể thành lập nhiều công đoàn khác nhau trong một cơ sở lao động. Trên cơ sở đó, những người lao động khác có quyền tự do lựa chọn tham gia vào công đoàn này, hay công đoàn khác để bảo vệ lợi ích của mình một cách tốt nhất.
“Hiệp định CPTPP và EU-Việt Nam FTA yêu cầu Việt Nam tôn trọng và thúc đẩy Tuyên bố năm 1998 của ILO, đặc biệt là Công ước số 87 về tự do liên kết và Công ước số 98 về quyền thương lượng tập thể. Nói tóm lại, điều này yêu cầu công đoàn phải thực sự là công đoàn – hay theo cách khác, điều này yêu cầu công đoàn trở thành tổ chức của người lao động, như công đoàn ở hầu hết các nước thành viên của ILO”. Giám đốc ILO Việt Nam, Chang-Hee Lee đã nhấn mạnh như vậy trong một bài viết thể hiện dưới dạng hỏi đáp trên trang https://www.ilo.org của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, hồi tháng 3-2018.
Ai đang sợ ‘quyền tự do liên kết’?
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa trong mỗi con người nó biến mình thành người khác lúc nào không biết, nó lái con đường của chúng ta đi vô cùng phức tạp. Về cơ bản là rất tốt rồi, nhưng không phải không có những người cậy mình có chút công lao để sinh ra kiêu ngạo, muốn nói gì thì nói, nói trái điều lệ, trái cương lĩnh. Thế ông có còn đảng viên nữa không, chưa nói là cán bộ. Vừa rồi phải khai trừ khỏi Đảng một vài trường hợp khác. Lúc đầu cũng kêu thế nọ thế kia, giờ có kêu gì được nữa không? Xử như vậy có đúng không?”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được các báo trích lời dẫn trực tiếp như vậy trong bài báo tường thuật buổi tiếp xúc của ông Nguyễn Phú Trọng với cử tri quận Ba Đình, Tây Hồ của thành phố Hà Nội hôm 24-11.
“Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế”. Đó là lời kết của ông Nguyễn Phú Trọng khi nói về chuyện kỷ luật khai trừ đảng đối với giáo sư Chu Hảo.
Từ vụ việc này cho thấy có lẽ vì lo lắng ‘suy thoái chính trị’ nên đảng và nhà nước Việt Nam đã chần chừ phê duyệt Công ước số 87, và đã thòng thêm câu lưu ý ở Nghị quyết số 72/2018/QH14, rằng ‘Trong trường hợp có tranh chấp, Việt Nam sẽ không bị trừng phạt thương mại trong vòng 3 năm đối với tất cả các nghĩa vụ và 5 năm liên quan đến 2 nghĩa vụ về “Quyền tự do liên kết” và “quyền thương lượng tập thể”.
Quyền tự do liên kết có tên gọi khác là quyền tự do lập hội. Công ước số 87 là gọi tắt của “Công ước về Quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức, 1948” (C087 – Freedom of Association and Protection of the Right to Organise Convention, 1948 (No. 87) – http://bit.ly/2BuJ1zI)
Theo nội dung ở Phần 1 có tên “Quyền tự do hiệp hội” của Công ước số 87, thì người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó.
Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó. Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động không thể bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc phải giải tán hoặc đình chỉ.
Phần 1, Công ước 87 tại Điều 5 ghi rõ: “Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền hợp thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn đó đều có quyền gia nhập đều có quyền liên kết với các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động”.
Điều 8.2 của Công ước 87, ghi: “Pháp luật quôc gia không được có những quy định mang tính chất xâm hại, cũng như không được áp dụng với mục đích xâm hại tới những đảm bảo đã được quy định trong Công ước này”.
Lâu nay vì sợ ‘tự diễn biến’, ‘suy thoái chính trị’ nên đảng cầm quyền của Việt Nam đã hạn chế quyền tự do lập hội và hiệp hội. Các hội, nhóm có khuynh hướng, quan điểm chính trị khác với đảng cộng sản sẽ bị trấn áp, buộc giải tán. Mặt khác, quyền lập hội của công dân bị gây khó dễ bởi nhiều thủ tục hành chính, phải nhận được sự đồng ý của chính quyền và chịu sự can thiệp sâu của các cơ quan quản lý.
[*] Hiện tại Việt Nam đã phê chuẩn 5/8 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhưng vẫn chưa phê chuẩn công ước 87 (Tự do liên kết), công ước 98 (Quyền thương lượng tập thể) và 105 (Chống lao động cưỡng bức), vốn là những thành tố quan trọng trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
November 27, 2018
Vì sao chính phủ Việt Nam ngần ngại ‘quyền tự do liên kết’?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trong trường hợp có tranh chấp, Việt Nam sẽ không bị trừng phạt thương mại trong vòng 3 năm đối với tất cả các nghĩa vụ và 5 năm liên quan đến 2 nghĩa vụ về “Quyền tự do liên kết” và “quyền thương lượng tập thể”.
Đó là ‘lưu ý’ của Quốc hội Việt Nam tại phần “nội dung cần sửa đổi, bổ sung theo Hiệp định” của Bộ luật Lao động 2012, ở Phụ lục 3 “Các bộ luật, luật được sửa đổi, bổ sung theo lộ trình cam kết trong hiệp định CPTPP”, ban hành kèm theo Nghị quyết số 72/2018/QH14 của Quốc hội ngày 12 tháng 11 năm 2018. [http://bit.ly/2P0t2gt]
Quyền tự do liên kết là gì?
Hội nghị lao động quốc tế lần thứ 86 họp tại Geneve tháng 6 năm 1998 đã thông qua Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, xác định bốn nguyên tắc và quyền cơ bản của người lao động, bao gồm: quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể; quyền tự do không bị cưỡng bức hay bắt buộc lao động; xóa bỏ một cách có hiệu quả lao động trẻ em; quyền được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.
Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động được thể hiện trong Công ước 87 và Công ước 98. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn ba công ước cơ bản là Công ước số 87, 98 và 105 liên quan đến tự do liên kết, quyền thương lượng tập thể và loại bỏ lao động cưỡng bức. [*]
Điều 2, Công ước số 87 về quyền tự do công đoàn và bảo về quyền công đoàn của Tổ chức lao động quốc tế (năm 1948) quy định: “Tất cả người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền thành lập và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của họ với điều kiện tuân thủ Điều lệ của các tổ chức đó”. [tải về tại: http://bit.ly/2AnkeMy]
Như vậy, quyền tự do công đoàn của người lao động, theo Tổ chức lao động quốc tế ILO, bao gồm quyền được thành lập và gia nhập công đoàn theo sự lựa chọn của họ. Có nghĩa là, những người lao động có thể thành lập nhiều công đoàn khác nhau trong một cơ sở lao động. Trên cơ sở đó, những người lao động khác có quyền tự do lựa chọn tham gia vào công đoàn này, hay công đoàn khác để bảo vệ lợi ích của mình một cách tốt nhất.
“Hiệp định CPTPP và EU-Việt Nam FTA yêu cầu Việt Nam tôn trọng và thúc đẩy Tuyên bố năm 1998 của ILO, đặc biệt là Công ước số 87 về tự do liên kết và Công ước số 98 về quyền thương lượng tập thể. Nói tóm lại, điều này yêu cầu công đoàn phải thực sự là công đoàn – hay theo cách khác, điều này yêu cầu công đoàn trở thành tổ chức của người lao động, như công đoàn ở hầu hết các nước thành viên của ILO”. Giám đốc ILO Việt Nam, Chang-Hee Lee đã nhấn mạnh như vậy trong một bài viết thể hiện dưới dạng hỏi đáp trên trang https://www.ilo.org của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, hồi tháng 3-2018.
Ai đang sợ ‘quyền tự do liên kết’?
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa trong mỗi con người nó biến mình thành người khác lúc nào không biết, nó lái con đường của chúng ta đi vô cùng phức tạp. Về cơ bản là rất tốt rồi, nhưng không phải không có những người cậy mình có chút công lao để sinh ra kiêu ngạo, muốn nói gì thì nói, nói trái điều lệ, trái cương lĩnh. Thế ông có còn đảng viên nữa không, chưa nói là cán bộ. Vừa rồi phải khai trừ khỏi Đảng một vài trường hợp khác. Lúc đầu cũng kêu thế nọ thế kia, giờ có kêu gì được nữa không? Xử như vậy có đúng không?”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được các báo trích lời dẫn trực tiếp như vậy trong bài báo tường thuật buổi tiếp xúc của ông Nguyễn Phú Trọng với cử tri quận Ba Đình, Tây Hồ của thành phố Hà Nội hôm 24-11.
“Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế”. Đó là lời kết của ông Nguyễn Phú Trọng khi nói về chuyện kỷ luật khai trừ đảng đối với giáo sư Chu Hảo.
Từ vụ việc này cho thấy có lẽ vì lo lắng ‘suy thoái chính trị’ nên đảng và nhà nước Việt Nam đã chần chừ phê duyệt Công ước số 87, và đã thòng thêm câu lưu ý ở Nghị quyết số 72/2018/QH14, rằng ‘Trong trường hợp có tranh chấp, Việt Nam sẽ không bị trừng phạt thương mại trong vòng 3 năm đối với tất cả các nghĩa vụ và 5 năm liên quan đến 2 nghĩa vụ về “Quyền tự do liên kết” và “quyền thương lượng tập thể”.
Quyền tự do liên kết có tên gọi khác là quyền tự do lập hội. Công ước số 87 là gọi tắt của “Công ước về Quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức, 1948” (C087 – Freedom of Association and Protection of the Right to Organise Convention, 1948 (No. 87) – http://bit.ly/2BuJ1zI)
Theo nội dung ở Phần 1 có tên “Quyền tự do hiệp hội” của Công ước số 87, thì người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó.
Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó. Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động không thể bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc phải giải tán hoặc đình chỉ.
Phần 1, Công ước 87 tại Điều 5 ghi rõ: “Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền hợp thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn đó đều có quyền gia nhập đều có quyền liên kết với các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động”.
Điều 8.2 của Công ước 87, ghi: “Pháp luật quôc gia không được có những quy định mang tính chất xâm hại, cũng như không được áp dụng với mục đích xâm hại tới những đảm bảo đã được quy định trong Công ước này”.
Lâu nay vì sợ ‘tự diễn biến’, ‘suy thoái chính trị’ nên đảng cầm quyền của Việt Nam đã hạn chế quyền tự do lập hội và hiệp hội. Các hội, nhóm có khuynh hướng, quan điểm chính trị khác với đảng cộng sản sẽ bị trấn áp, buộc giải tán. Mặt khác, quyền lập hội của công dân bị gây khó dễ bởi nhiều thủ tục hành chính, phải nhận được sự đồng ý của chính quyền và chịu sự can thiệp sâu của các cơ quan quản lý.
Chú thích:
[*] Hiện tại Việt Nam đã phê chuẩn 5/8 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhưng vẫn chưa phê chuẩn công ước 87 (Tự do liên kết), công ước 98 (Quyền thương lượng tập thể) và 105 (Chống lao động cưỡng bức), vốn là những thành tố quan trọng trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).