Cho dù EVFTA có được Cộng đồng châu Âu cho phép ký kết, nhưng tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu bác bỏ hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa châu Âu và Việt Nam về thời… tiền sử.
Thiền Lâm, Việt Nam Thời báo, ngày 21/11/2018
Nghị viện châu Âu
Vào tháng Sáu năm 2016, Nghị viện châu Âu đã lần đầu tiên phải thể hiện quan điểm và thái độ của mình khi tung ra bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam – mang số hiệu 2016/2755 (RSP), với những lời lẽ cứng rắn chưa từng có, vào lúc chính quyền Việt Nam bắt đầu một chiến dịch đàn áp khốc liệt kéo dài 17 tháng liên tiếp đối với giới đấu tranh nhân quyền ở quốc gia “lệ rơi hình chữ S” này.
Trong vòng 4 tháng của năm 2018, Liên minh châu Âu đã ‘kết án’ nhà cầm quyền Việt Nam bằng cụm từ ‘vi phạm trực tiếp đối với các nghĩa vụ quốc tế’ khi chính quyền này bắt bớ và xử án khốc liệt và dã man hàng loạt thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ – một tổ chức xã hội dân sự đã làm được nhiều hơn bất cứ tổ chức xã hội dân sự nào khác, và hơn hẳn toàn bộ khối tổ chức hội đoàn nhà nước như Mặt trận Tổ quốc, Tổng liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên cộng sản… trong mục tiêu hỗ trợ ngư dân và giáo dân 4 tỉnh miền Trung đòi lại công lý và tiền đền bù sau thảm họa xả thải ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra vào hai năm 2016 và 2017.
Sau nhiều năm giữ thái độ nhu hòa với chính quyền Việt Nam và thậm chí còn bị cho là khá mềm yếu trước quá nhiều vi phạm nhân quyền, từ giữa năm 2016 đến nay EU ngày càng quan tâm đặc biệt đến chủ đề nhân quyền cho Việt Nam và nói thẳng đây là một trong những điều kiện bắt buộc, để nếu Việt Nam không chịu cải thiện nhân quyền thì sẽ không có cơ hội nào có được EVFTA.
Từ nửa cuối năm 2016 đến nay, vai trò đối thoại nhân quyền đã chuyển dần từ Hoa Kỳ sang EU. Một số nghị sĩ của EU đến Hà Nội làm việc về EVFTA và luôn kèm dẫn những điều kiện về nhân quyền – vấn đề trước đây chỉ là yếu tố phụ thì nay đã trở thành một trọng tâm của EVFTA. Đặc biệt là vai trò của Nhà nước Đức khi đàm phán với Việt Nam không chỉ về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà cả về tù nhân lương tâm và quyền tự do xuất cảnh của những người bất đổng chính kiến đang nằm trong ‘nhà tù lớn’.
Nhưng trong nguyên năm 2017, chủ đề nhân quyền đã hoàn toàn không được Việt Nam quan tâm và phản hồi. Thậm chí ngược lại, nhà cầm quyền Việt Nam còn bắt giam đến gần ba chục người bất đồng chính kiến vào năm đó – một “thành tích” tương đương với thời kỳ “khủng bố trắng” từ năm 2008 đến năm 2012.
Kết quả hầu như là con số 0 của Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam vào tháng 12/2017 cùng bản nghị quyết nhân quyền đầy sắc thái cứng rắn của Quốc hội EU trong cùng tháng đó đã cho thấy châu Âu không còn chấp nhận tư thế dễ bị “ăn hiếp” bởi giới chóp bu Việt Nam quá quen mặc cả nhân quyền đổi lấy lợi ích thương mại, đồng thời dựng lên một bức tường đủ cao trước Hà Nội nếu muốn đạt được EVFTA.
“Việt Nam bảo vệ thành công…”
Trong cuộc điều trần EVFTA – nhân quyền vào ngày 10/10/2018 tại Brussels, một người tham dự cuộc họp là bà Granwander Hainz đã chỉ thẳng ra rằng những lời hứa về ILO của Việt Nam chỉ là lời hứa suông từ trước giờ vì chưa có gì được thực hiện.
Điều mà những người tham gia cuộc điều trần trên đặt câu hỏi muốn biết là Việt Nam sẽ làm gì để cải thiện nhân quyền; kế hoạch cụ thể để cải thiện nhân quyền là gì; Việt Nam cần thể hiện bằng hành động để chứng minh sẽ và có thể thực hiện các cam kết. Ngoài ra cũng yêu cầu rằng 3 công ước còn lại của ILO cần phải được Việt Nam ký chính thức trước khi EU bỏ phiếu chấp thuận EVFTA…
Nhưng đã từ quá lâu, chẳng có gì bảo chứng cho lời cam kết ‘sẽ cải thiện nhân quyền’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam. Bằng chứng về thái độ hai mặt đó đã tích tụ quá nhiều kể từ năm 2013 khi Việt Nam được chấp nhận là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc: nhà cầm quyền Việt Nam vẫn liên tiếp truy bắt, bỏ tù hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền bằng những điều luật cực kỳ mơ hồ và ngụy tạo.
Chính quyền Việt Nam thậm chí còn thoải mái ký kết Công ước quốc tế về chống tra tấn, để ngay sau đó hàng năm cứ liên tiếp xảy ra quá nhiều cảnh công an đánh đập dã man người hoạt động nhân quyền và người dân biểu tình, quá nhiều cảnh công dân phải ‘tự chết’ trong đồn công an, trong đó số trường hợp các nhân viên công an bị phát hiện đã tra tấn đến chết người dân lại quá hiếm hoi…
Nếu không có những quy định chế tài hết sức cụ thể và nghiêm khắc trong Hiệp định EVFTA, khả năng chính quyền Việt Nam nuốt lời, cho dù có chịu ký 3 công ước quốc tế về lao động, là rất lớn.
Bằng chứng nuốt lời mới nhất và vô sỉ nhất đã hiện hình trong cuộc điều trần của chính phủ Việt Nam với Ủy Ban Chống Tra Tấn của Liên Hợp Quốc tại phiên họp định kỳ lần thứ 65 ở Geneva, Thụy Sĩ, trong hai ngày 14 và 15 tháng Mười Một năm 2018. Tại phiên trả lời các câu hỏi của thành viên Ủy Ban Chống Tra Tấn vào hôm 15/11, đoàn Việt Nam được dẫn đầu bởi viên tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an, cơ quan bị người dân quá đỗi căm ghét vì là thủ phạm trực tiếp và gián tiếp của hầu hết các vụ đàn áp nhân quyền và tra tấn dân – đã phủ nhận tất cả các thông tin cáo buộc công an tra tấn người dân.
Tình hình còn trở nên sống sượng, trơ tráo và thách thức đến khó hình dung khi Công An Nhân Dân – tờ báo cơ quan ngôn luận của Bộ Công an – đã rút tít “Việt Nam bảo vệ thành công báo cáo quốc gia lần thứ nhất về thực thi Công ước chống tra tấn”.
Còn rất nhiều bằng chứng khác về tình trạng đàn áp nhân quyền trần trọng của chính quyền Việt Nam – như một bản sao của chế độ đảng độc trị ở Trung Quốc. Ngay trước mắt, Luật An ninh mạng của chính quyền Việt Nam sắp đi vào thực hiện từ đầu năm 2019 sẽ mang lại cơ chế siết bóp nặng nề đối với quyền tự do ngôn luận của người dân, những tiếng nói phản biện xã hội và tiếng nói bất đồng về quan điểm chính trị…
Động thái tung ra bản nghị quyết nhân quyền của Nghị viện châu Âu vào ngày 15/11/2018 đã hàm ý như một thông điệp trực tiếp cho Cộng đồng châu Âu về quan điểm ‘nhân quyền trước hết’, trước khi cơ quan này họp để quyết định có cho phép Ủy ban châu Âu ký EVFTA với Việt Nam hay không.
Bản nghị quyết trên cũng chính thức xác lập quan điểm rất rõ ràng của Nghị viện châu Âu về EVFTA. Điều đó có nghĩa là cho dù EVFTA có được Cộng đồng châu Âu cho phép ký kết, nhưng tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu bác bỏ hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa châu Âu và Việt Nam về thời… tiền sử.
November 21, 2018
Vì sao EU từ nhu hòa sang cứng rắn với chính quyền VN?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Cho dù EVFTA có được Cộng đồng châu Âu cho phép ký kết, nhưng tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu bác bỏ hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa châu Âu và Việt Nam về thời… tiền sử.
Thiền Lâm, Việt Nam Thời báo, ngày 21/11/2018
Nghị viện châu Âu
Vào tháng Sáu năm 2016, Nghị viện châu Âu đã lần đầu tiên phải thể hiện quan điểm và thái độ của mình khi tung ra bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam – mang số hiệu 2016/2755 (RSP), với những lời lẽ cứng rắn chưa từng có, vào lúc chính quyền Việt Nam bắt đầu một chiến dịch đàn áp khốc liệt kéo dài 17 tháng liên tiếp đối với giới đấu tranh nhân quyền ở quốc gia “lệ rơi hình chữ S” này.
Trong vòng 4 tháng của năm 2018, Liên minh châu Âu đã ‘kết án’ nhà cầm quyền Việt Nam bằng cụm từ ‘vi phạm trực tiếp đối với các nghĩa vụ quốc tế’ khi chính quyền này bắt bớ và xử án khốc liệt và dã man hàng loạt thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ – một tổ chức xã hội dân sự đã làm được nhiều hơn bất cứ tổ chức xã hội dân sự nào khác, và hơn hẳn toàn bộ khối tổ chức hội đoàn nhà nước như Mặt trận Tổ quốc, Tổng liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên cộng sản… trong mục tiêu hỗ trợ ngư dân và giáo dân 4 tỉnh miền Trung đòi lại công lý và tiền đền bù sau thảm họa xả thải ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra vào hai năm 2016 và 2017.
Sau nhiều năm giữ thái độ nhu hòa với chính quyền Việt Nam và thậm chí còn bị cho là khá mềm yếu trước quá nhiều vi phạm nhân quyền, từ giữa năm 2016 đến nay EU ngày càng quan tâm đặc biệt đến chủ đề nhân quyền cho Việt Nam và nói thẳng đây là một trong những điều kiện bắt buộc, để nếu Việt Nam không chịu cải thiện nhân quyền thì sẽ không có cơ hội nào có được EVFTA.
Từ nửa cuối năm 2016 đến nay, vai trò đối thoại nhân quyền đã chuyển dần từ Hoa Kỳ sang EU. Một số nghị sĩ của EU đến Hà Nội làm việc về EVFTA và luôn kèm dẫn những điều kiện về nhân quyền – vấn đề trước đây chỉ là yếu tố phụ thì nay đã trở thành một trọng tâm của EVFTA. Đặc biệt là vai trò của Nhà nước Đức khi đàm phán với Việt Nam không chỉ về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà cả về tù nhân lương tâm và quyền tự do xuất cảnh của những người bất đổng chính kiến đang nằm trong ‘nhà tù lớn’.
Nhưng trong nguyên năm 2017, chủ đề nhân quyền đã hoàn toàn không được Việt Nam quan tâm và phản hồi. Thậm chí ngược lại, nhà cầm quyền Việt Nam còn bắt giam đến gần ba chục người bất đồng chính kiến vào năm đó – một “thành tích” tương đương với thời kỳ “khủng bố trắng” từ năm 2008 đến năm 2012.
Kết quả hầu như là con số 0 của Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam vào tháng 12/2017 cùng bản nghị quyết nhân quyền đầy sắc thái cứng rắn của Quốc hội EU trong cùng tháng đó đã cho thấy châu Âu không còn chấp nhận tư thế dễ bị “ăn hiếp” bởi giới chóp bu Việt Nam quá quen mặc cả nhân quyền đổi lấy lợi ích thương mại, đồng thời dựng lên một bức tường đủ cao trước Hà Nội nếu muốn đạt được EVFTA.
“Việt Nam bảo vệ thành công…”
Trong cuộc điều trần EVFTA – nhân quyền vào ngày 10/10/2018 tại Brussels, một người tham dự cuộc họp là bà Granwander Hainz đã chỉ thẳng ra rằng những lời hứa về ILO của Việt Nam chỉ là lời hứa suông từ trước giờ vì chưa có gì được thực hiện.
Điều mà những người tham gia cuộc điều trần trên đặt câu hỏi muốn biết là Việt Nam sẽ làm gì để cải thiện nhân quyền; kế hoạch cụ thể để cải thiện nhân quyền là gì; Việt Nam cần thể hiện bằng hành động để chứng minh sẽ và có thể thực hiện các cam kết. Ngoài ra cũng yêu cầu rằng 3 công ước còn lại của ILO cần phải được Việt Nam ký chính thức trước khi EU bỏ phiếu chấp thuận EVFTA…
Nhưng đã từ quá lâu, chẳng có gì bảo chứng cho lời cam kết ‘sẽ cải thiện nhân quyền’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam. Bằng chứng về thái độ hai mặt đó đã tích tụ quá nhiều kể từ năm 2013 khi Việt Nam được chấp nhận là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc: nhà cầm quyền Việt Nam vẫn liên tiếp truy bắt, bỏ tù hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền bằng những điều luật cực kỳ mơ hồ và ngụy tạo.
Chính quyền Việt Nam thậm chí còn thoải mái ký kết Công ước quốc tế về chống tra tấn, để ngay sau đó hàng năm cứ liên tiếp xảy ra quá nhiều cảnh công an đánh đập dã man người hoạt động nhân quyền và người dân biểu tình, quá nhiều cảnh công dân phải ‘tự chết’ trong đồn công an, trong đó số trường hợp các nhân viên công an bị phát hiện đã tra tấn đến chết người dân lại quá hiếm hoi…
Nếu không có những quy định chế tài hết sức cụ thể và nghiêm khắc trong Hiệp định EVFTA, khả năng chính quyền Việt Nam nuốt lời, cho dù có chịu ký 3 công ước quốc tế về lao động, là rất lớn.
Bằng chứng nuốt lời mới nhất và vô sỉ nhất đã hiện hình trong cuộc điều trần của chính phủ Việt Nam với Ủy Ban Chống Tra Tấn của Liên Hợp Quốc tại phiên họp định kỳ lần thứ 65 ở Geneva, Thụy Sĩ, trong hai ngày 14 và 15 tháng Mười Một năm 2018. Tại phiên trả lời các câu hỏi của thành viên Ủy Ban Chống Tra Tấn vào hôm 15/11, đoàn Việt Nam được dẫn đầu bởi viên tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an, cơ quan bị người dân quá đỗi căm ghét vì là thủ phạm trực tiếp và gián tiếp của hầu hết các vụ đàn áp nhân quyền và tra tấn dân – đã phủ nhận tất cả các thông tin cáo buộc công an tra tấn người dân.
Tình hình còn trở nên sống sượng, trơ tráo và thách thức đến khó hình dung khi Công An Nhân Dân – tờ báo cơ quan ngôn luận của Bộ Công an – đã rút tít “Việt Nam bảo vệ thành công báo cáo quốc gia lần thứ nhất về thực thi Công ước chống tra tấn”.
Còn rất nhiều bằng chứng khác về tình trạng đàn áp nhân quyền trần trọng của chính quyền Việt Nam – như một bản sao của chế độ đảng độc trị ở Trung Quốc. Ngay trước mắt, Luật An ninh mạng của chính quyền Việt Nam sắp đi vào thực hiện từ đầu năm 2019 sẽ mang lại cơ chế siết bóp nặng nề đối với quyền tự do ngôn luận của người dân, những tiếng nói phản biện xã hội và tiếng nói bất đồng về quan điểm chính trị…
Động thái tung ra bản nghị quyết nhân quyền của Nghị viện châu Âu vào ngày 15/11/2018 đã hàm ý như một thông điệp trực tiếp cho Cộng đồng châu Âu về quan điểm ‘nhân quyền trước hết’, trước khi cơ quan này họp để quyết định có cho phép Ủy ban châu Âu ký EVFTA với Việt Nam hay không.
Bản nghị quyết trên cũng chính thức xác lập quan điểm rất rõ ràng của Nghị viện châu Âu về EVFTA. Điều đó có nghĩa là cho dù EVFTA có được Cộng đồng châu Âu cho phép ký kết, nhưng tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu bác bỏ hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa châu Âu và Việt Nam về thời… tiền sử.