Vào ngày 22-11 tới đây, blogger kiêm nhà hoạt động xã hội Huỳnh Thục Vy sẽ ra tòa án với cáo buộc “ xúc phạm quốc kỳ”. Theo một số luật gia, cô Huỳnh Thục Vy chắc chắn sẽ bị kết án 3 năm tù giam. Ít ai biết rằng, cha của cô Huỳnh Thục Vy- nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn cũng là một tù nhân lương tâm với bản án 10 năm tù. Em trai của cô Huỳnh Thục Vy là Huỳnh Trọng Hiếu cũng là một người dấn thân cho nhân quyền Việt Nam.
Vào năm 2012, chính quyền Việt Nam đã xử phạt ba cha con nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn 270 triệu đồng vì đã đăng tải các bài viết có “nội dung chống phá nhà nước”. Ba cha con nhà văn đã quyết định không nộp phạt. Cả ba người đều bị tịch thu hộ chiếu và cấm xuất cảnh.
Vào năm 2012, nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và con gái là Huỳnh Thục Vy được trao giải thưởng nhân quyền Hellman Hammett .
Trước phiên tòa xử con gái, nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn đã giành cho VNTB một cuộc phỏng vấn.
Có thông tin cho rằng, ông đã từng là một quân nhân trong chế độ Việt Nam cộng hòa. Điều đó có đúng không?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi sinh năm 1959, năm 1975 tôi mới 16 tuổi, cho nên tôi vẫn còn đi học. Nhưng lúc đó cũng đủ khôn lớn để quan sát và đánh giá tình hình thời cuộc. Hơn nữa VNCH là một chế độ dân chủ, tam quyền phân lập, báo chí tự do, dân chủ đa đảng nên tôi có điều kiện để tham dự vào những sinh hoạt chính trị xã hội, như đi cổ động cho các liên danh hoặc ứng cử viên ra tranh cử trong các kỳ bầu cử.
Thỉnh thoảng nhà trường cũng mời các nhà chính trị đến diễn thuyết nên tôi có hiểu biết và quan điểm chính trị rất sớm so với bây giờ.
Là một nhà văn, ông có những tác phẩm nào? Tác phẩm nào của ông mà ông yêu thích nhất, tại sao?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Sau biến cố tại Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô năm 1991- 1992, tôi hy vọng sẽ có một biến cố chính trị tại VN, tôi quyết định thực hiện hoài bão của mình là viết một tác phẩm văn học để trình bày về cuộc chiến tranh VN mà những người cộng sản gọi là cuộc “ chiến tranh giải phóng miền Nam”.
Tôi muốn trình bày cho thế giới thấy rằng cuộc chiến tranh này là một cuộc chiến ngu xuẩn, tàn phá đất nước và không một người có hiểu biết và lương tri nào ủng hộ.
Đó là cuốn DI TẢN, dài khoảng 200 trang, nói về cuộc chiến tranh VN và biến cố năm 1975.
Ngoài tác phẩm DI TẢN tôi còn viết nhiều truyện ngắn khác nói về cuộc sống của người dân trong thời “bao cấp”.
|
Huỳnh Ngọc Tuấn và những người con của ông. Ảnh: Facebook |
Tôi bị an ninh theo dõi và kiểm duyệt thư từ nên họ biết tôi đang có ý định gởi một tác phẩm văn học ra nước ngoài để phổ biến. Ngày 27/10/1992 tôi bị bắt và lãnh án phạt 10 năm với tội danh “tuyên truyền chống chế độ” theo điều 82 Bộ luật hình sự lúc đó.
Năm 2002 tôi hết án trở về chịu quản chế thêm 4 năm nữa. Trong thời gian này tôi viết cuốn “Hồi ký về nhà tù cộng sản Việt Nam”, “Nữ thần công lý”, “Sống Thừa” và hàng trăm bài chính luận đăng ở nhiều trang báo điện tử hải ngoại như Đàn chim Việt, Dân làm Báo, Thông Luận, Việt Thức…
Tôi còn viết lại tác phẩm DI TẢN để đăng trên Đàn chim Việt.
Trong tất cả những tác phẩm đó tôi yêu quý nhất tác phẩm DI TẢN, vì có thể nói nó là “đỉnh cao” trong sự nghiệp cầm bút của tôi.
Vì sao mà ông bị chính quyền Việt Nam bỏ tù 10 năm?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Nhà cầm quyền CSVN bỏ tù tôi vì họ cho rằng tôi tuyên truyền chống chế độ, nhất là tác phẩm Di Tản đã phủ nhận cuộc chiến “thần thánh giải phóng miền Nam”. Theo kết quả giám định của Hội nhà văn VN lúc đó họ đánh giá DI TẢN là tác phẩm nguy hiểm cho chế độ.
Đối với ông, nhà tù ở Việt Nam là hiện thân của cái gì?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi đã đi qua 5 nhà tù của chế độ, từ trại tạm giam Hòa Sơn- Đà Nẵng, rồi đến An Điềm- Quảng Nam. Cuối năm 1993 tôi bị chuyển vào trại A20 Xuân Phước- tỉnh Phú Yên, người ta gọi nó là “thung lũng tử thần”, vì tại nơi đây đã có hàng ngàn tù chính trị ngã xuống trên mảnh đất tử thần này.
Đầu năm 1995 tôi bị chuyển ra nhà tù Thanh Hóa. Đầu năm 2000 tôi lại bị chuyển ra nhà tù Nam Hà- tỉnh Hà Nam.
Qua 5 nhà tù, tôi thấy kinh hoàng nhất, khắc nghiệt nhất, tàn độc nhất, bất nhân nhất là nhà tù An Điềm- Quảng Nam, lúc đó do thiếu tá Nguyễn Ngọc Ánh làm giám thị.
Tại nhà tù này có rất nhiều tù nhân phải tự sát vì không chịu nổi sự đói khát và hành hạ.
Ban giám thị trại giam An Điềm bắt tù nhân làm việc bằng 4-5 người nhà nông. Nhiều người đã kiệt sức và chết trên cánh đồng, hoặc tự tử vì không chịu nổi “chỉ tiêu” lao động do trại đưa ra.
Ngoài ra tù nhân còn bị đánh đập dã man bởi cán bộ và tù nhân đầu gấu , họ dùng tù trị tù.
Còn những nhà tù khác thì sự tàn độc cũng không khác gì địa ngục. Kết luận của tôi: nhà tù cộng sản là địa ngục trần gian.
Các con ông cũng lên tiếng đấu tranh cho nhân quyền, liệu ông có tự hào về điều đó? Tại sao? Ngày 22-11 tới đây, con gái ông là Huỳnh Thục Vy phải ra tòa và có thể nhận bản án 3 năm tù giam? Suy nghĩ của ông về vấn đề này như thế nào? Ông buồn hay vui, hay hối hận?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Các con tôi lớn lên trong hoàn cảnh nghiệt ngã, bất hạnh do chế độ này gây ra, điều này đã có tác động đến tâm lý và ý thức của các cháu.
Khi tôi ở tù, các cháu sống trong sự thương yêu của hai cô em gái và mẹ tôi, cuộc sống nghèo khổ tận cùng, bị phân biệt đối xử và khủng bố tinh thần của chế độ.
Chính những điều đó đã giúp cho các cháu định hình thái độ chính trị của mình.
Các cháu đã chia sẻ những giá trị mà tôi theo đuổi, đó là tự do, dân chủ và nhân quyền trong nhà nước pháp trị.
Khi lớn lên các cháu đã dấn thân cho những giá trị đó, nhất là Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu. Tôi vui mừng và tự hào về các con tôi.
Các cháu đã trưởng thành và còn hơn cả tôi. “Con hơn cha là nhà có phúc”, gia đình tôi là như vậy.
Ông có tin rằng, Huỳnh Thục Vy sẽ dũng cảm chịu đựng và vượt qua những năm tháng bị đày đọa trong lao tù?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Ngày 22 tháng 11 này Huỳnh Thục Vy sẽ bị đưa ra tòa xét xử về “tội xúc phạm quốc kỳ”. Theo tôi, tội danh này là một điều ngớ ngẩn, nó cho thấy cái não trạng bảo thủ, cực đoan, lạc hậu của đảng cộng sản.
Việc xịt sơn lên lá cờ biểu tượng của chế độ chỉ là hành động mang tính biểu đạt quan điểm chính trị, nó không hề làm hại ai, gây nguy hiểm cho ai và cho xã hội.
Truy tố Huỳnh Thục Vy chỉ là cách bịt miệng những tiếng nói khác biệt và đối lập, đây là hành động lạm quyền của chế độ. Nó vi phạm công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà nhà nước cộng sản VN tham gia.
|
Cô Huỳnh Thục Vy và người con của cô. Ảnh: Facebook |
Tôi ủng hộ con gái mình đã can đảm bày tỏ thái độ đối với biểu tượng của nhà nước hà khắc, độc tài.
Không thể bảo vệ sự ổn định của chế độ bằng cách buộc mọi người tuân thủ tuyệt đối và vô điều kiện ý chí của nhà cầm quyền. Ổn định thực sự chỉ có trong một xã hội hài hòa.
Ba năm tù hoặc hơn nữa đối với Huỳnh Thục Vy cũng không thể mang lại chính danh cho nhà cầm quyền. Tính chính danh chỉ có khi được người dân ủy thác qua những cuộc trưng cầu dân ý và bầu cử tự do. Tôi tin rằng, Huỳnh Thục Vy là một phụ nữ không những can đảm mà còn chín chắn.
Huỳnh Thục Vy đã vượt qua nhiều thử thách trong quá trình dấn thân cho những giá trị tiến bộ và nhân bản, cháu ý thức việc mình làm và sẵn sàng trả giá, cháu sẽ trưởng thành hơn nữa trong nhà tù.
Người thân trong họ hàng, hàng xóm của ông đồng tình hay phản đối việc đấu tranh của ông và các con ông? Có ai đi trên con đường gian truân mà ông và các con ông đã đi và đang đi không?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Người dân Việt đã và đang sống trong một chế độ hà khắc, công an trị từ hơn nửa thế kỷ.
Nổi sợ hãi đã trở thành thâm căn cố đế truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho nên thái độ của họ đối những người dấn thân cho giá trị tự do dân chủ và nhân quyền như gia đình tôi là một điều kín đáo, nhưng có thể chia làm hai thành phần.
Thành phần thứ nhất không có quan hệ quyền lợi với chế độ thì hết sức ủng hộ. Thành phần thứ hai có quan hệ quyền lợi với chế độ thì chống đối.
Ông có nhận định gì về phong trào đấu tranh vì nhân quyền ở Việt Nam hiện nay?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Công cuộc đấu tranh cho nhân quyền hiện nay thuận lợi hơn bao giờ hết vì thế giới ngày hôm nay được kết nối và chia sẻ qua mạng internet.
Sự độc quyền thông tin không còn, hơn nữa xã hội VN đang ở vào một giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ với dân số trẻ và hội nhập nhanh.
Đó là chưa nói đến cục diện an ninh và chính trị khu vực đang đứng trước cơ hội và thách thức được đặt ra trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy đầy tham vọng có thể dẫn đến biến động lớn…Biến động này sẽ thay đổi cục diện tại VN.
November 19, 2018
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: “Tôi ủng hộ con gái mình bày tỏ thái độ”
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Vào ngày 22-11 tới đây, blogger kiêm nhà hoạt động xã hội Huỳnh Thục Vy sẽ ra tòa án với cáo buộc “ xúc phạm quốc kỳ”. Theo một số luật gia, cô Huỳnh Thục Vy chắc chắn sẽ bị kết án 3 năm tù giam. Ít ai biết rằng, cha của cô Huỳnh Thục Vy- nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn cũng là một tù nhân lương tâm với bản án 10 năm tù. Em trai của cô Huỳnh Thục Vy là Huỳnh Trọng Hiếu cũng là một người dấn thân cho nhân quyền Việt Nam.
Vào năm 2012, chính quyền Việt Nam đã xử phạt ba cha con nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn 270 triệu đồng vì đã đăng tải các bài viết có “nội dung chống phá nhà nước”. Ba cha con nhà văn đã quyết định không nộp phạt. Cả ba người đều bị tịch thu hộ chiếu và cấm xuất cảnh.
Vào năm 2012, nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và con gái là Huỳnh Thục Vy được trao giải thưởng nhân quyền Hellman Hammett .
Trước phiên tòa xử con gái, nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn đã giành cho VNTB một cuộc phỏng vấn.
Có thông tin cho rằng, ông đã từng là một quân nhân trong chế độ Việt Nam cộng hòa. Điều đó có đúng không?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi sinh năm 1959, năm 1975 tôi mới 16 tuổi, cho nên tôi vẫn còn đi học. Nhưng lúc đó cũng đủ khôn lớn để quan sát và đánh giá tình hình thời cuộc. Hơn nữa VNCH là một chế độ dân chủ, tam quyền phân lập, báo chí tự do, dân chủ đa đảng nên tôi có điều kiện để tham dự vào những sinh hoạt chính trị xã hội, như đi cổ động cho các liên danh hoặc ứng cử viên ra tranh cử trong các kỳ bầu cử.
Thỉnh thoảng nhà trường cũng mời các nhà chính trị đến diễn thuyết nên tôi có hiểu biết và quan điểm chính trị rất sớm so với bây giờ.
Là một nhà văn, ông có những tác phẩm nào? Tác phẩm nào của ông mà ông yêu thích nhất, tại sao?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Sau biến cố tại Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô năm 1991- 1992, tôi hy vọng sẽ có một biến cố chính trị tại VN, tôi quyết định thực hiện hoài bão của mình là viết một tác phẩm văn học để trình bày về cuộc chiến tranh VN mà những người cộng sản gọi là cuộc “ chiến tranh giải phóng miền Nam”.
Tôi muốn trình bày cho thế giới thấy rằng cuộc chiến tranh này là một cuộc chiến ngu xuẩn, tàn phá đất nước và không một người có hiểu biết và lương tri nào ủng hộ.
Đó là cuốn DI TẢN, dài khoảng 200 trang, nói về cuộc chiến tranh VN và biến cố năm 1975.
Ngoài tác phẩm DI TẢN tôi còn viết nhiều truyện ngắn khác nói về cuộc sống của người dân trong thời “bao cấp”.
Tôi bị an ninh theo dõi và kiểm duyệt thư từ nên họ biết tôi đang có ý định gởi một tác phẩm văn học ra nước ngoài để phổ biến. Ngày 27/10/1992 tôi bị bắt và lãnh án phạt 10 năm với tội danh “tuyên truyền chống chế độ” theo điều 82 Bộ luật hình sự lúc đó.
Năm 2002 tôi hết án trở về chịu quản chế thêm 4 năm nữa. Trong thời gian này tôi viết cuốn “Hồi ký về nhà tù cộng sản Việt Nam”, “Nữ thần công lý”, “Sống Thừa” và hàng trăm bài chính luận đăng ở nhiều trang báo điện tử hải ngoại như Đàn chim Việt, Dân làm Báo, Thông Luận, Việt Thức…
Tôi còn viết lại tác phẩm DI TẢN để đăng trên Đàn chim Việt.
Trong tất cả những tác phẩm đó tôi yêu quý nhất tác phẩm DI TẢN, vì có thể nói nó là “đỉnh cao” trong sự nghiệp cầm bút của tôi.
Vì sao mà ông bị chính quyền Việt Nam bỏ tù 10 năm?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Nhà cầm quyền CSVN bỏ tù tôi vì họ cho rằng tôi tuyên truyền chống chế độ, nhất là tác phẩm Di Tản đã phủ nhận cuộc chiến “thần thánh giải phóng miền Nam”. Theo kết quả giám định của Hội nhà văn VN lúc đó họ đánh giá DI TẢN là tác phẩm nguy hiểm cho chế độ.
Đối với ông, nhà tù ở Việt Nam là hiện thân của cái gì?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi đã đi qua 5 nhà tù của chế độ, từ trại tạm giam Hòa Sơn- Đà Nẵng, rồi đến An Điềm- Quảng Nam. Cuối năm 1993 tôi bị chuyển vào trại A20 Xuân Phước- tỉnh Phú Yên, người ta gọi nó là “thung lũng tử thần”, vì tại nơi đây đã có hàng ngàn tù chính trị ngã xuống trên mảnh đất tử thần này.
Đầu năm 1995 tôi bị chuyển ra nhà tù Thanh Hóa. Đầu năm 2000 tôi lại bị chuyển ra nhà tù Nam Hà- tỉnh Hà Nam.
Qua 5 nhà tù, tôi thấy kinh hoàng nhất, khắc nghiệt nhất, tàn độc nhất, bất nhân nhất là nhà tù An Điềm- Quảng Nam, lúc đó do thiếu tá Nguyễn Ngọc Ánh làm giám thị.
Tại nhà tù này có rất nhiều tù nhân phải tự sát vì không chịu nổi sự đói khát và hành hạ.
Ban giám thị trại giam An Điềm bắt tù nhân làm việc bằng 4-5 người nhà nông. Nhiều người đã kiệt sức và chết trên cánh đồng, hoặc tự tử vì không chịu nổi “chỉ tiêu” lao động do trại đưa ra.
Ngoài ra tù nhân còn bị đánh đập dã man bởi cán bộ và tù nhân đầu gấu , họ dùng tù trị tù.
Còn những nhà tù khác thì sự tàn độc cũng không khác gì địa ngục. Kết luận của tôi: nhà tù cộng sản là địa ngục trần gian.
Các con ông cũng lên tiếng đấu tranh cho nhân quyền, liệu ông có tự hào về điều đó? Tại sao? Ngày 22-11 tới đây, con gái ông là Huỳnh Thục Vy phải ra tòa và có thể nhận bản án 3 năm tù giam? Suy nghĩ của ông về vấn đề này như thế nào? Ông buồn hay vui, hay hối hận?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Các con tôi lớn lên trong hoàn cảnh nghiệt ngã, bất hạnh do chế độ này gây ra, điều này đã có tác động đến tâm lý và ý thức của các cháu.
Khi tôi ở tù, các cháu sống trong sự thương yêu của hai cô em gái và mẹ tôi, cuộc sống nghèo khổ tận cùng, bị phân biệt đối xử và khủng bố tinh thần của chế độ.
Chính những điều đó đã giúp cho các cháu định hình thái độ chính trị của mình.
Các cháu đã chia sẻ những giá trị mà tôi theo đuổi, đó là tự do, dân chủ và nhân quyền trong nhà nước pháp trị.
Khi lớn lên các cháu đã dấn thân cho những giá trị đó, nhất là Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu. Tôi vui mừng và tự hào về các con tôi.
Các cháu đã trưởng thành và còn hơn cả tôi. “Con hơn cha là nhà có phúc”, gia đình tôi là như vậy.
Ông có tin rằng, Huỳnh Thục Vy sẽ dũng cảm chịu đựng và vượt qua những năm tháng bị đày đọa trong lao tù?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Ngày 22 tháng 11 này Huỳnh Thục Vy sẽ bị đưa ra tòa xét xử về “tội xúc phạm quốc kỳ”. Theo tôi, tội danh này là một điều ngớ ngẩn, nó cho thấy cái não trạng bảo thủ, cực đoan, lạc hậu của đảng cộng sản.
Việc xịt sơn lên lá cờ biểu tượng của chế độ chỉ là hành động mang tính biểu đạt quan điểm chính trị, nó không hề làm hại ai, gây nguy hiểm cho ai và cho xã hội.
Truy tố Huỳnh Thục Vy chỉ là cách bịt miệng những tiếng nói khác biệt và đối lập, đây là hành động lạm quyền của chế độ. Nó vi phạm công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà nhà nước cộng sản VN tham gia.
Tôi ủng hộ con gái mình đã can đảm bày tỏ thái độ đối với biểu tượng của nhà nước hà khắc, độc tài.
Không thể bảo vệ sự ổn định của chế độ bằng cách buộc mọi người tuân thủ tuyệt đối và vô điều kiện ý chí của nhà cầm quyền. Ổn định thực sự chỉ có trong một xã hội hài hòa.
Ba năm tù hoặc hơn nữa đối với Huỳnh Thục Vy cũng không thể mang lại chính danh cho nhà cầm quyền. Tính chính danh chỉ có khi được người dân ủy thác qua những cuộc trưng cầu dân ý và bầu cử tự do. Tôi tin rằng, Huỳnh Thục Vy là một phụ nữ không những can đảm mà còn chín chắn.
Huỳnh Thục Vy đã vượt qua nhiều thử thách trong quá trình dấn thân cho những giá trị tiến bộ và nhân bản, cháu ý thức việc mình làm và sẵn sàng trả giá, cháu sẽ trưởng thành hơn nữa trong nhà tù.
Người thân trong họ hàng, hàng xóm của ông đồng tình hay phản đối việc đấu tranh của ông và các con ông? Có ai đi trên con đường gian truân mà ông và các con ông đã đi và đang đi không?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Người dân Việt đã và đang sống trong một chế độ hà khắc, công an trị từ hơn nửa thế kỷ.
Nổi sợ hãi đã trở thành thâm căn cố đế truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho nên thái độ của họ đối những người dấn thân cho giá trị tự do dân chủ và nhân quyền như gia đình tôi là một điều kín đáo, nhưng có thể chia làm hai thành phần.
Thành phần thứ nhất không có quan hệ quyền lợi với chế độ thì hết sức ủng hộ. Thành phần thứ hai có quan hệ quyền lợi với chế độ thì chống đối.
Ông có nhận định gì về phong trào đấu tranh vì nhân quyền ở Việt Nam hiện nay?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Công cuộc đấu tranh cho nhân quyền hiện nay thuận lợi hơn bao giờ hết vì thế giới ngày hôm nay được kết nối và chia sẻ qua mạng internet.
Sự độc quyền thông tin không còn, hơn nữa xã hội VN đang ở vào một giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ với dân số trẻ và hội nhập nhanh.
Đó là chưa nói đến cục diện an ninh và chính trị khu vực đang đứng trước cơ hội và thách thức được đặt ra trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy đầy tham vọng có thể dẫn đến biến động lớn…Biến động này sẽ thay đổi cục diện tại VN.
Chân thành cám ơn ông!