Quốc hội Việt Nam hôm 12 tháng 11, đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và là quốc gia thứ 7 thông qua hiệp định này.
Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore trước đó đã chính thức phê chuẩn CPTPP. Brunei, Chile, Malaysia và Peru là bốn thành viên còn lại chưa phê chuẩn hiệp ước. Hiệp ước sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.
Theo Reuters, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất của khu vực, bởi xuất khẩu và đầu tư nước ngoài mạnh mẽ. Ngoài ra, quốc gia Đông Nam Á này cũng được cho là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất trong thỏa thuận thương mại CPTPP.
Tuyên bố ngay sau khi vừa thông qua CPTPP, chính phủ Việt Nam cho rằng, đây không chỉ là một thỏa thuận thương mại, CPTPP cũng đòi hỏi những đột phá trong việc thực hiện và thực thi pháp luật, trong việc quản lý nhà nước và quản trị xã hội…
Trước đó, Việt Nam đã ký khoảng hơn 10 hiệp ước thương mại tự do để xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế đối với nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu.
Chính phủ cho biết hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam sang Canada sẽ được giảm 43% thuế ngay lập tức sau khi thỏa thuận CPTPP có hiệu lực và giảm đến 100% sau bốn năm.
Ngoài ra, xuất khẩu sản phẩm giày dép và hải sản cũng sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này.
Trả lời Reuters, ông Chang-Hee Lee, Giám đốc đại diện tổ chức Lao động Quốc tế ở Việt Nam cho rằng, hiệp định CPTPP bao gồm các yêu cầu cụ thể về quyền lao động và điều kiện làm việc, cũng được dự kiến sẽ giúp Việt Nam thăng tiến trong cải cách lao động và nhu cầu cải cách như vậy trước hết xuất phát từ bối cảnh nội bộ của đất nước.
Hoa Kỳ là quốc gia khởi xướng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước tham gia. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump hồi đầu năm ngoái tuyên bố Mỹ rút khỏi hiệp định này sau khi ông trở thành vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.
November 13, 2018
Việt Nam trở thành nước thứ bảy phê chuẩn hiệp định CPTPP
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Quốc hội Việt Nam hôm 12 tháng 11, đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và là quốc gia thứ 7 thông qua hiệp định này.
Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore trước đó đã chính thức phê chuẩn CPTPP. Brunei, Chile, Malaysia và Peru là bốn thành viên còn lại chưa phê chuẩn hiệp ước. Hiệp ước sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.
Theo Reuters, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất của khu vực, bởi xuất khẩu và đầu tư nước ngoài mạnh mẽ. Ngoài ra, quốc gia Đông Nam Á này cũng được cho là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất trong thỏa thuận thương mại CPTPP.
Tuyên bố ngay sau khi vừa thông qua CPTPP, chính phủ Việt Nam cho rằng, đây không chỉ là một thỏa thuận thương mại, CPTPP cũng đòi hỏi những đột phá trong việc thực hiện và thực thi pháp luật, trong việc quản lý nhà nước và quản trị xã hội…
Trước đó, Việt Nam đã ký khoảng hơn 10 hiệp ước thương mại tự do để xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế đối với nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu.
Chính phủ cho biết hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam sang Canada sẽ được giảm 43% thuế ngay lập tức sau khi thỏa thuận CPTPP có hiệu lực và giảm đến 100% sau bốn năm.
Ngoài ra, xuất khẩu sản phẩm giày dép và hải sản cũng sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này.
Trả lời Reuters, ông Chang-Hee Lee, Giám đốc đại diện tổ chức Lao động Quốc tế ở Việt Nam cho rằng, hiệp định CPTPP bao gồm các yêu cầu cụ thể về quyền lao động và điều kiện làm việc, cũng được dự kiến sẽ giúp Việt Nam thăng tiến trong cải cách lao động và nhu cầu cải cách như vậy trước hết xuất phát từ bối cảnh nội bộ của đất nước.
Hoa Kỳ là quốc gia khởi xướng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước tham gia. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump hồi đầu năm ngoái tuyên bố Mỹ rút khỏi hiệp định này sau khi ông trở thành vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.