Ông Đỗ Công Đương, một người hoạt động vì quyền đất đai và bảo vệ môi trường, bị tòa án tại Huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tuyên 48 tháng tù giam trong phiên sơ thẩm diễn ra ngày 17 tháng 9 với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’.
Cùng bị xét xử với ông Đỗ Công Đương còn có ba bị cáo khác cũng bị kết tội gây rối trật tự công cộng. Phiên tòa diễn ra từ 7:30 sáng đến 2 giờ chiều.
Luật sư của ông Đỗ Công Đương là Hà Huy Sơn vào chiều ngày 17 tháng 9 cho Đài Á Châu Tự Do biết một số thông tin liên quan phiên xử:
“Vụ án có bốn bị cáo, ba bị cáo kia nhận tội. Anh Đương bị mức án cao nhất là 48 tháng tù, tội gây rối trật tự công cộng, theo khoản 2, điều 331 Bộ luật hình sự 2015. Quan điểm của tôi là bản án này đối với anh Đương là oan, sai trái. Hành vi của anh Đương không cấu thành tội gây rối trật tự công cộng.”
Luật sư Sơn cho biết thêm là tổng cộng ba bản án của ba người còn lại là 94 tháng. Ông Đương được biết là đã làm đơn kháng án.
Tổ chức xã hội dân sự độc lập có tên Dự án 88 chuyên theo dõi tình hình nhân quyền và các tù nhân chính trị tại Việt Nam cho biết Ông Đỗ Công Đương, 54 tuổi, sống tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, bị bắt vào ngày 1/6/2018, nhưng trước đó ông đã từng bị bắt giữ mà không có lệnh của tòa án vào tháng giêng năm nay.
Ngoài những hoạt động phản kháng, chống tham nhũng đất đai tại địa phương, ông cũng là người hoạt động rất tích cực trên mạng xã hội, thường xuyên truyền hình trực tiếp những hoạt động của ông trên Facebook.
Từ Sơn, Bắc Ninh là địa phương từng được truyền thông trong nước đề cập đến nhiều từ năm 2014 khi người dân địa phương phản đối dự án nhà máy rác được qui hoạch trên vùng đất được gọi là ‘bờ xôi, ruộng mật’ của người dân.
Dân chúng không đồng tình vì cơ quan chức năng không hề hỏi ý kiến của họ khi tiến hành lập qui hoạch dự án. Theo người dân thì ngoài chuyện lấy đất canh tác, nguồn mưu sinh của dân, thì dự án quá gần khu dân cư sẽ là nguồn ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên cơ quan chức năng vẫn tiến hành dự án và một số người dân kiên quyết giữ đất bị hành hung, bị bắt bớ và bị án tù như vừa nêu.
September 18, 2018
Nhà hoạt động môi trường bị bản án bốn năm tù
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nhà hoạt động Đỗ Công Đương (phải) và bạn
Ông Đỗ Công Đương, một người hoạt động vì quyền đất đai và bảo vệ môi trường, bị tòa án tại Huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tuyên 48 tháng tù giam trong phiên sơ thẩm diễn ra ngày 17 tháng 9 với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’.
Cùng bị xét xử với ông Đỗ Công Đương còn có ba bị cáo khác cũng bị kết tội gây rối trật tự công cộng. Phiên tòa diễn ra từ 7:30 sáng đến 2 giờ chiều.
Luật sư của ông Đỗ Công Đương là Hà Huy Sơn vào chiều ngày 17 tháng 9 cho Đài Á Châu Tự Do biết một số thông tin liên quan phiên xử:
“Vụ án có bốn bị cáo, ba bị cáo kia nhận tội. Anh Đương bị mức án cao nhất là 48 tháng tù, tội gây rối trật tự công cộng, theo khoản 2, điều 331 Bộ luật hình sự 2015. Quan điểm của tôi là bản án này đối với anh Đương là oan, sai trái. Hành vi của anh Đương không cấu thành tội gây rối trật tự công cộng.”
Luật sư Sơn cho biết thêm là tổng cộng ba bản án của ba người còn lại là 94 tháng. Ông Đương được biết là đã làm đơn kháng án.
Tổ chức xã hội dân sự độc lập có tên Dự án 88 chuyên theo dõi tình hình nhân quyền và các tù nhân chính trị tại Việt Nam cho biết Ông Đỗ Công Đương, 54 tuổi, sống tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, bị bắt vào ngày 1/6/2018, nhưng trước đó ông đã từng bị bắt giữ mà không có lệnh của tòa án vào tháng giêng năm nay.
Ngoài những hoạt động phản kháng, chống tham nhũng đất đai tại địa phương, ông cũng là người hoạt động rất tích cực trên mạng xã hội, thường xuyên truyền hình trực tiếp những hoạt động của ông trên Facebook.
Từ Sơn, Bắc Ninh là địa phương từng được truyền thông trong nước đề cập đến nhiều từ năm 2014 khi người dân địa phương phản đối dự án nhà máy rác được qui hoạch trên vùng đất được gọi là ‘bờ xôi, ruộng mật’ của người dân.
Dân chúng không đồng tình vì cơ quan chức năng không hề hỏi ý kiến của họ khi tiến hành lập qui hoạch dự án. Theo người dân thì ngoài chuyện lấy đất canh tác, nguồn mưu sinh của dân, thì dự án quá gần khu dân cư sẽ là nguồn ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên cơ quan chức năng vẫn tiến hành dự án và một số người dân kiên quyết giữ đất bị hành hung, bị bắt bớ và bị án tù như vừa nêu.