Khi các ‘đồng chí cảnh sát – an ninh’ áp dụng các thủ đoạn khác nhau, kể cả bạo lực để ngăn chặn mục tiêu của một người hoặc một nhóm người biểu tình, họ không nghĩ rằng, họ đang đẩy đến giới hạn của bạo lực.
Ánh Liên, Việt Nam Thời báo, ngày 22/8/2018
Việt nam là một đất nước yêu chuộng hoà bình? Quan điểm này được khắc hoạ trong hầu hết các cuốn sách giáo khoa về lịch sử, nhưng một dân tộc chuộng hoà bình không đồng nghĩa với sự hiếu chiến giảm đi. Thực ra, hoà bình của dân tộc Việt nam có thể được khắc hoạ bằng câu nói: muốn có hoà bình, phải luôn chuẩn bị chiến tranh.
Kể từ khi lập quốc đến nay, nếu tính 10 đầu ngón tay, thì thời gian hoà bình của Việt nam chỉ vỏn vẹn 2-3 ngón, còn lại hầu hết là tình trạng chiến tranh liên tục, trong đó có cả nội chiến lẫn ngoại chiến.
Miền Bắc – nơi giữ lại hương vị truyền thống của nhà nước Đại Việt, cũng là nơi chứng kiến hàng tá lễ hội khác nhau mang màu sắc bạo lực. Bạo lực lời nói, cho đến bạo lực cả trong không gian lễ, sự giành giật, cướp, đâm chém diễn ra như một lệ tục của dân tộc, và ở chừng mực nào đó, nó khắc hoạ một thứ gì đó rừng rú – không còn hợp thời.
Nhưng không dừng tại đó, mà cụ thể hơn, hầu hết người Việt nam chứa đựng một dòng máu rất nóng, nóng đến mức độ ‘hở ra là đâm chém, giết chóc’. Trong lăng kính của xã hội bình dân xoay quanh hành vi ‘nhậu’ cũng diễn biến một cách bạo lực: nhậu trả tiền cũng chết, nhậu không trả tiền cũng chết, không nhậu cũng chết, và nhậu cũng chết.
Dòng máu bạo lực chỉ được kiềm chế chứ không triệt tiêu, bằng ý thức và trí thức. Nhưng con số này là vô cùng hiếm. Trong một hoạt động đám đông, chỉ cần một kích động nhỏ, sẽ nhanh chóng bùng phát thành một cuộc bạo loạn lớn. Và nếu thiếu sự ôn hoà diễn giải, kiềm chế, thì đổ máu là tất yếu xảy ra sau khi đám đông trở nên hung hãn.
|
Ảnh minh hoạ. |
Nhưng câu chuyện ở đây là gì? Đó chính là quyền biểu tình và những người ôn hoà cũng như sự gìn giữ tính ôn hoà đó trong chính cộng đồng, xã hội Việt nam.
Cụ thể hơn, bấy lâu nay, dù không ban hành Luật biểu tình do lo ngại ý thức dân chưa cao, nhạy cảm hay hàng tá lý do khác. Nhưng quyền biểu tình vẫn được diễn ra như một hệ thức được công nhận trong bản Hiến pháp.
Vấn đề giữa bất hợp pháp và hợp pháp chỉ diễn ra khi mà biểu tình ôn hoà bùng phát thành một cuộc bạo loạn. Và do đó, sự kiềm chế của nhóm người biểu tình ôn hoà được xem như khoá then chốt để đoàn biểu tình thực sự biểu thị quyền của mình trong hướng dẫn của pháp luật.
Tuy nhiên, phía chính quyền không nghĩ vậy. Thường thì họ sẽ cho công an mặc thường phục trà trộn vào kích động, hay dựng nên một nhóm biểu tình kích động để đẩy cuộc biểu tình đi đến hành vi bạo lực. Trong quá trình này, họ tìm cách khoá chặt, hoặc kích động bạo lực đối với người biểu tình ôn hoà, kể cả tấn công vật lý.
Vấn đề là, những người biểu tình ôn hoà nằm trong một đám đông thực sự là giá trị cốt lõi cần phải được gìn giữ. Bởi nếu không gìn giữ mà liên tục tấn công, thì chẳng mấy chốc nhóm người vốn đã rất nhỏ này sẽ hoà vào trong dòng chảy bạo lực lớn, trong sự tấn công bạo lực liên tục của nhóm đến từ chính quyền.
Mục tiêu vẫn là trấn áp. Tất nhiên, phía chính quyền sẽ đạt được mục đích đó. Nhưng trần áp là hành vi sử dụng bạo lực lên trên bạo lực để kiềm chế bạo lực. Tuy nhiên, nó cũng có tác dụng phụ là làm gia tăng yếu tố bạo lực trong các đối tượng lên một một tiêu mới. Thực tế cho thấy, những vụ xô xát hay thậm chí là bạo lực giữa người dân với nhà nước ngày cả gia tăng, về cả hai phía. Người dân vốn dĩ chứa đựng một thùng dầu truyền thống bạo lực bên trong, nay nếu được kích thắp, sẽ bùng lên để họ thực thi công lý của mình.
Nhóm tội trạng khủng bố tưởng chừng như bám bụi trong Bộ Luật hình sự nay lại được sử dụng trong thời gian gần đây. Và cụ thể hơn là việc sử dụng này áp dụng cho các đối tượng tiến hành các hoạt động liên quan đến bom hay chất gay cháy diện rộng. Nhưng người được tuyên bố là ‘kẻ khủng bố’, rất trẻ.
Nhưng những người ‘khủng bổ’ này dù có đi chăng nữa thì cũng là một sản phẩm của một xã hội bạo lực, của nền chuyên chính bạo lực vũ trang để bắt dân nghe lời.
Nếu đặt một vị an ninh có những hành vi gây phản cảm, đi ngược giá trị nhân quyền, sử dụng bạo lực hành vi lẫn lời nói để gây ức chế, khiếp sợ, nắm tâm lý đối tượng. Thì ngay từ lúc đó, hoặc đó là sự sợ hãi, hoặc đó sẽ là nuôi mầm bạo lực bên trong và chờ đến một lúc họ sẽ trả thù trở lại.
Những hành vi diễn ra trong xã hội chưa thấy nhiều, nhưng những video mà lực lượng vũ trang (chủ yếu là công an) ghi lại cảnh đánh đập dân thì theo sau màn đánh đập đó, là những phản hồi không kém phần khác máu, mà đối tượng ‘bị treo cổ’ là những viên công an vốn sử dụng quyền lực trước đó.
Vấn đề các viên công an không hình dung được tác dụng nuôi mầm bạo lực, bởi nghiệp vụ họ chỉ dạy nó ‘khắc chế’ chứ không phản hệ lại những gì họ học. Cuối cùng, về mặt vô hình, họ trở thành tầm ngắm của những nhóm người ưa bạo lực.
Sói cứ tưởng săn thợ, nhưng sói mới thực chất bị săn. Các công an viên chưa đối diện với mức độ tác động cao như đốt nhà, bắt cóc, gây thương tịch… nhưng những mầm mống bạo lực đời đầu thông qua biểu cảm vui mừng, kích động,… khi một công an viên bị tai nạn và chết lại chính là biểu hiện đặc sắc của bạo lực dưới dạng không hành động.
Bạo lực, thậm chí đặt 2 bên vào thế đối lập (như lời viên an ninh ngăn cản nhóm người đến thăm TS Hà Sĩ Phu trong ngày 9.8.2018 – ‘Tôi du côn đấy, làm gì nhau’) là một trong những cách tự sát nhanh nhất trong tương lai. Bởi nó đặt 2 phía rơi vào không gian không còn gì để mất. [https://www.facebook.com/2007003122645713]
Nhưng công an viên vẫn vươi tươi, họ tin vào quyền lực họ đang nắm. Điều kỳ lạ thây, cách họ nắm quyền lực lại làm gia tăng sự mất quyền lực của họ khi con số ‘máu điên’ tăng trưởng theo cấp số nhân trong những thời gian.
Và họ vẫn cười, vẫn nhầm tưởng và vẫn làm bạo lực như chưa từng bước. Họ hả hê khi bức người ôn hoà trở nên thiếu kiềm chế, nhưng họ đồng thời đang dóng búa vào thanh thép được nung nóng, và đến lúc sẽ thành một mũi kiếm.
Vấn đề đặt ra, công an viên có thực sự ý thức và thay đổi nó?
August 22, 2018
Bạo lực và sự nhầm tưởng của những viên an ninh
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Khi các ‘đồng chí cảnh sát – an ninh’ áp dụng các thủ đoạn khác nhau, kể cả bạo lực để ngăn chặn mục tiêu của một người hoặc một nhóm người biểu tình, họ không nghĩ rằng, họ đang đẩy đến giới hạn của bạo lực.
Việt nam là một đất nước yêu chuộng hoà bình? Quan điểm này được khắc hoạ trong hầu hết các cuốn sách giáo khoa về lịch sử, nhưng một dân tộc chuộng hoà bình không đồng nghĩa với sự hiếu chiến giảm đi. Thực ra, hoà bình của dân tộc Việt nam có thể được khắc hoạ bằng câu nói: muốn có hoà bình, phải luôn chuẩn bị chiến tranh.
Kể từ khi lập quốc đến nay, nếu tính 10 đầu ngón tay, thì thời gian hoà bình của Việt nam chỉ vỏn vẹn 2-3 ngón, còn lại hầu hết là tình trạng chiến tranh liên tục, trong đó có cả nội chiến lẫn ngoại chiến.
Miền Bắc – nơi giữ lại hương vị truyền thống của nhà nước Đại Việt, cũng là nơi chứng kiến hàng tá lễ hội khác nhau mang màu sắc bạo lực. Bạo lực lời nói, cho đến bạo lực cả trong không gian lễ, sự giành giật, cướp, đâm chém diễn ra như một lệ tục của dân tộc, và ở chừng mực nào đó, nó khắc hoạ một thứ gì đó rừng rú – không còn hợp thời.
Nhưng không dừng tại đó, mà cụ thể hơn, hầu hết người Việt nam chứa đựng một dòng máu rất nóng, nóng đến mức độ ‘hở ra là đâm chém, giết chóc’. Trong lăng kính của xã hội bình dân xoay quanh hành vi ‘nhậu’ cũng diễn biến một cách bạo lực: nhậu trả tiền cũng chết, nhậu không trả tiền cũng chết, không nhậu cũng chết, và nhậu cũng chết.
Dòng máu bạo lực chỉ được kiềm chế chứ không triệt tiêu, bằng ý thức và trí thức. Nhưng con số này là vô cùng hiếm. Trong một hoạt động đám đông, chỉ cần một kích động nhỏ, sẽ nhanh chóng bùng phát thành một cuộc bạo loạn lớn. Và nếu thiếu sự ôn hoà diễn giải, kiềm chế, thì đổ máu là tất yếu xảy ra sau khi đám đông trở nên hung hãn.
Nhưng câu chuyện ở đây là gì? Đó chính là quyền biểu tình và những người ôn hoà cũng như sự gìn giữ tính ôn hoà đó trong chính cộng đồng, xã hội Việt nam.
Cụ thể hơn, bấy lâu nay, dù không ban hành Luật biểu tình do lo ngại ý thức dân chưa cao, nhạy cảm hay hàng tá lý do khác. Nhưng quyền biểu tình vẫn được diễn ra như một hệ thức được công nhận trong bản Hiến pháp.
Vấn đề giữa bất hợp pháp và hợp pháp chỉ diễn ra khi mà biểu tình ôn hoà bùng phát thành một cuộc bạo loạn. Và do đó, sự kiềm chế của nhóm người biểu tình ôn hoà được xem như khoá then chốt để đoàn biểu tình thực sự biểu thị quyền của mình trong hướng dẫn của pháp luật.
Tuy nhiên, phía chính quyền không nghĩ vậy. Thường thì họ sẽ cho công an mặc thường phục trà trộn vào kích động, hay dựng nên một nhóm biểu tình kích động để đẩy cuộc biểu tình đi đến hành vi bạo lực. Trong quá trình này, họ tìm cách khoá chặt, hoặc kích động bạo lực đối với người biểu tình ôn hoà, kể cả tấn công vật lý.
Vấn đề là, những người biểu tình ôn hoà nằm trong một đám đông thực sự là giá trị cốt lõi cần phải được gìn giữ. Bởi nếu không gìn giữ mà liên tục tấn công, thì chẳng mấy chốc nhóm người vốn đã rất nhỏ này sẽ hoà vào trong dòng chảy bạo lực lớn, trong sự tấn công bạo lực liên tục của nhóm đến từ chính quyền.
Mục tiêu vẫn là trấn áp. Tất nhiên, phía chính quyền sẽ đạt được mục đích đó. Nhưng trần áp là hành vi sử dụng bạo lực lên trên bạo lực để kiềm chế bạo lực. Tuy nhiên, nó cũng có tác dụng phụ là làm gia tăng yếu tố bạo lực trong các đối tượng lên một một tiêu mới. Thực tế cho thấy, những vụ xô xát hay thậm chí là bạo lực giữa người dân với nhà nước ngày cả gia tăng, về cả hai phía. Người dân vốn dĩ chứa đựng một thùng dầu truyền thống bạo lực bên trong, nay nếu được kích thắp, sẽ bùng lên để họ thực thi công lý của mình.
Nhóm tội trạng khủng bố tưởng chừng như bám bụi trong Bộ Luật hình sự nay lại được sử dụng trong thời gian gần đây. Và cụ thể hơn là việc sử dụng này áp dụng cho các đối tượng tiến hành các hoạt động liên quan đến bom hay chất gay cháy diện rộng. Nhưng người được tuyên bố là ‘kẻ khủng bố’, rất trẻ.
Nhưng những người ‘khủng bổ’ này dù có đi chăng nữa thì cũng là một sản phẩm của một xã hội bạo lực, của nền chuyên chính bạo lực vũ trang để bắt dân nghe lời.
Nếu đặt một vị an ninh có những hành vi gây phản cảm, đi ngược giá trị nhân quyền, sử dụng bạo lực hành vi lẫn lời nói để gây ức chế, khiếp sợ, nắm tâm lý đối tượng. Thì ngay từ lúc đó, hoặc đó là sự sợ hãi, hoặc đó sẽ là nuôi mầm bạo lực bên trong và chờ đến một lúc họ sẽ trả thù trở lại.
Những hành vi diễn ra trong xã hội chưa thấy nhiều, nhưng những video mà lực lượng vũ trang (chủ yếu là công an) ghi lại cảnh đánh đập dân thì theo sau màn đánh đập đó, là những phản hồi không kém phần khác máu, mà đối tượng ‘bị treo cổ’ là những viên công an vốn sử dụng quyền lực trước đó.
Vấn đề các viên công an không hình dung được tác dụng nuôi mầm bạo lực, bởi nghiệp vụ họ chỉ dạy nó ‘khắc chế’ chứ không phản hệ lại những gì họ học. Cuối cùng, về mặt vô hình, họ trở thành tầm ngắm của những nhóm người ưa bạo lực.
Sói cứ tưởng săn thợ, nhưng sói mới thực chất bị săn. Các công an viên chưa đối diện với mức độ tác động cao như đốt nhà, bắt cóc, gây thương tịch… nhưng những mầm mống bạo lực đời đầu thông qua biểu cảm vui mừng, kích động,… khi một công an viên bị tai nạn và chết lại chính là biểu hiện đặc sắc của bạo lực dưới dạng không hành động.
Bạo lực, thậm chí đặt 2 bên vào thế đối lập (như lời viên an ninh ngăn cản nhóm người đến thăm TS Hà Sĩ Phu trong ngày 9.8.2018 – ‘Tôi du côn đấy, làm gì nhau’) là một trong những cách tự sát nhanh nhất trong tương lai. Bởi nó đặt 2 phía rơi vào không gian không còn gì để mất. [https://www.facebook.com/2007 003122645713]
Nhưng công an viên vẫn vươi tươi, họ tin vào quyền lực họ đang nắm. Điều kỳ lạ thây, cách họ nắm quyền lực lại làm gia tăng sự mất quyền lực của họ khi con số ‘máu điên’ tăng trưởng theo cấp số nhân trong những thời gian.
Và họ vẫn cười, vẫn nhầm tưởng và vẫn làm bạo lực như chưa từng bước. Họ hả hê khi bức người ôn hoà trở nên thiếu kiềm chế, nhưng họ đồng thời đang dóng búa vào thanh thép được nung nóng, và đến lúc sẽ thành một mũi kiếm.
Vấn đề đặt ra, công an viên có thực sự ý thức và thay đổi nó?