Quá trình thảo luận về EVFTA giữa EU và Việt Nam đã hoàn tất và hai bên đã sẵn sàng cho việc ký kết thỏa thuận vào cuối năm nay.
Bà Miriam Garcia Ferrer, Trưởng ban Kinh tế và Thương mại – Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết như vậy tại Hội thảo Khởi động dự án “Kinh doanh và Quyền con người trong quan hệ thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam”, được tổ chức tại Hà Nội hôm 25/7/2018.
Tại buổi hội thảo, ông Erwin Schweisshelm, Trưởng đại diện Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) tại Việt Nam đánh giá Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa và thương mại quốc tế cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn liên quan tới lao động, do đó EVFTA ngoài việc đề cập tới cơ hội về kinh tế, còn đề cập tới “Thương mại và Phát triển bền vững” nhằm khẳng định lại các tiêu chuẩn quốc tế về lao động và môi trường.
Liên quan đến “Thương mại và phát triển bền vững”, ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại của Nghị viện châu Âu (EP) cho hay, ông kỳ vọng EVFTA sẽ được ký kết vào cuối năm nay, trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 5/2019.
Hiệp định EVFTA được coi là một Hiệp định đầu tư thương mại toàn diện mà EU ký kết với một quốc gia đang phát triển. Khi Hiệp định được thực hiện, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận một thị trường tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 15.000 tỷ USD.
Ngược lại, các nhà đầu tư, xuất khẩu từ EU cũng có nhiều cơ hội hơn để thâm nhập thị trường của một quốc gia đang phát triển với dân số hơn 90 triệu người.
Trong thời gian qua Việt Nam đẩy mạnh tiến trình hoàn tất EVFTA, tuy nhiên giới quan sát cho rằng vụ Hà Nội sang Berlin bắt cóc cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh về nước để xử tù chung thân khiến tiến trình ký kết bị trở ngại.
July 26, 2018
EU và VN đã sẵn sàng ký kết EVFTA cuối năm nay
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Quá trình thảo luận về EVFTA giữa EU và Việt Nam đã hoàn tất và hai bên đã sẵn sàng cho việc ký kết thỏa thuận vào cuối năm nay.
Bà Miriam Garcia Ferrer, Trưởng ban Kinh tế và Thương mại – Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết như vậy tại Hội thảo Khởi động dự án “Kinh doanh và Quyền con người trong quan hệ thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam”, được tổ chức tại Hà Nội hôm 25/7/2018.
Tại buổi hội thảo, ông Erwin Schweisshelm, Trưởng đại diện Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) tại Việt Nam đánh giá Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa và thương mại quốc tế cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn liên quan tới lao động, do đó EVFTA ngoài việc đề cập tới cơ hội về kinh tế, còn đề cập tới “Thương mại và Phát triển bền vững” nhằm khẳng định lại các tiêu chuẩn quốc tế về lao động và môi trường.
Liên quan đến “Thương mại và phát triển bền vững”, ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại của Nghị viện châu Âu (EP) cho hay, ông kỳ vọng EVFTA sẽ được ký kết vào cuối năm nay, trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 5/2019.
Hiệp định EVFTA được coi là một Hiệp định đầu tư thương mại toàn diện mà EU ký kết với một quốc gia đang phát triển. Khi Hiệp định được thực hiện, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận một thị trường tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 15.000 tỷ USD.
Ngược lại, các nhà đầu tư, xuất khẩu từ EU cũng có nhiều cơ hội hơn để thâm nhập thị trường của một quốc gia đang phát triển với dân số hơn 90 triệu người.
Trong thời gian qua Việt Nam đẩy mạnh tiến trình hoàn tất EVFTA, tuy nhiên giới quan sát cho rằng vụ Hà Nội sang Berlin bắt cóc cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh về nước để xử tù chung thân khiến tiến trình ký kết bị trở ngại.