Đã gần 73 năm kể từ khi Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, những người lãnh đạo vẫn khất lần nhân dân của họ một đạo luật quan trọng bậc nhất: Luật Biểu tình.
Luật Biểu tình, trước hết, cần nhấn mạnh không phải là câu chuyện do các “thế lực phản động” dựng nên để phá hoại “an ninh quốc gia” và “trật tự an toàn xã hội”.
Từ khi còn chưa tiếp xúc với các văn bản nhân quyền quốc tế, các nhà lập hiến vào năm 1946 đã công nhận quyền hội họp như một bước tiến dân chủ mới so với sự bảo thủ của chính quyền thực dân Pháp trước đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau Cách mạng tháng Tám 1945, cũng đồng thời ra sắc lệnh về quyền biểu tình và chỉ yêu cầu người biểu tình xin phép chính quyền địa phương trước 24 giờ. Cho đến ngày nay, quyền biểu tình cũng đã được chính thức xác định là quyền hiến định trong Hiến pháp 2013.
Tuy nhiên, sau 5 năm trì hoãn kể từ Hiến pháp 2013 và hơn 70 năm thất hứa, với nhiều lần dự luật bị rút ra khỏi chương trình nghị sự của Quốc Hội, quyền biểu tình của người dân vẫn là một thứ quyền xa xỉ bị cả Quốc hội lẫn bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ruồng bỏ.
Thay vào đó, họ thay đổi khái niệm “biểu tình” thành khái niệm “tụ tập đông người” và trói chặt quyền biểu tình bằng hai văn bản dưới luật là Nghị định 38/2005 và Thông tư 09/2005.
Ba năm gần đây, nhiều đại biểu đã chính thức lên tiếng về việc Chính phủ (và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) chơi trò giấu nợ. Năm 2016, nhiều đại biểu khẳng định ra Luật Biểu tình là trả nợ nhân dân. Năm 2017, đại biểu Trương Trọng Nghĩa khẳng định tiếp tục kiểm soát quyền hiến định năm 2013 bằng văn bản dưới luật là vi hiến. Cho đến nay là giữa năm 2018, đạo luật này vẫn hoàn toàn vắng bóng trong chương trình xây dựng luật của Quốc hội.
Quốc hội hiện nay có phải là cơ quan lập pháp đúng nghĩa? Ảnh: Thời báo Tài chính.
Luật trói chân đại biểu Quốc hội
Nếu các đại biểu Quốc hội thật sự mong muốn trả món nợ có lãi cao ngất này, tại sao họ không thực hiện quyền của mình – quyền làm luật?
Trong bài viết “Không thể có những nhà lập pháp hạng nhất nếu đối xử với họ như công dân hạng ba“, tác giả cho rằng các đại biểu Quốc hội Việt Nam gần như bất lực trước quyền lực của Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Và sự bất lực này cũng được thể hiện rõ trong vấn đề làm luật.
Điều 5 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 ghi nhận rõ “Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.”
Các đại biểu vì vậy không có quyền (chủ động) định hình hệ thống dự luật mà họ cho là cần thiết với nhu cầu của cử tri.
Nhưng đại biểu Quốc hội cũng có quyền trình dự án luật chứ nhỉ? Tại sao họ không thử tự mình đưa Luật Biểu tình lên sàn?
Khoản 1 – Điều 29 Luật Tổ chức Quốc Hội 2014 cũng quy định rằng: “Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định”.
Tuy nhiên, “theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định” lại là câu chữ dẫn đến ngõ cụt cho con đường lập pháp chủ động của các đại biểu. Đã từng có ít nhất hai đại biểu từng thử gửi dự án Luật do mình chuẩn bị cho Ủy ban Thường vụ xem xét nhưng không được chấp nhận.
Theo giải thích của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý thời điểm đó, những đề xuất cụ thể về dự án luật phải được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp, xem xét đưa vào Chương trình theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Còn các dự án của hai đại biểu nói trên đến nay vẫn chưa có hồ sơ đầy đủ, chưa trình Chính phủ cho ý kiến theo quy định.
Họ còn cho rằng dự án luật phải qua nhiều bước như lập Ban soạn thảo, tổng kết tình hình, đánh giá tác động, lấy ý kiến đóng góp, rồi sau đó là Chính phủ thông qua và ký Tờ trình ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến… Mọi quá trình đều đòi hỏi phải rất công phu, với sự tham gia của nhiều cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tục này không khác gì khoá tay những đại biểu có chút máu độc lập.
Không thể một mặt trao cho đại biểu quyền trình dự án luật, sau đó lại cho mình toàn quyền không xem xét những dự án do đại biểu trình bởi vì chúng đương nhiên không khả thi, không phù hợp với một văn bản pháp luật khác, bởi vì dự luật này chưa được Chính phủ xem xét. Vậy cơ quan nào là quyền lực nhất của nhà nước Việt Nam? Quốc hội hay Chính phủ? Quốc hội hay Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội?
Dù có lý giải thế nào, thứ quy trình quái gở này đã và đang hạn chế sức mạnh lập pháp của Quốc hội, tương lai hoàn thiện của mô hình lập pháp dựa vào năng lực tự thân của đại biểu Quốc hội, cũng như khả năng tập hợp sức mạnh tri thức và ý nguyện người dân bên ngoài bộ máy nhà nước – thứ mà tôi tin là chỉ cần có cơ chế, sẽ có hàng trăm ngàn chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ các đại biểu Quốc Hội.
Đảng làm thay Quốc hội? Ảnh: TTXVN.
Cái bóng của Đảng
Cái bóng của Đảng Cộng sản Việt Nam phủ lấp toàn bộ Quốc hội. Trước khi Dự luật Đặc khu được mang ra Quốc hội để bàn bạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã “phủ đầu” tất cả các đại biểu: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật”.
Đã thành thông lệ, ngay trước mỗi kỳ họp Quốc hội bao giờ cũng là một kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, và ngay trước mỗi kỳ bầu cử Quốc hội bao giờ cũng là một kỳ Đại hội Đảng.
Có rất nhiều cách để Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng kiểm soát Quốc hội, nhưng tôi xin được giới thiệu hai cách tiếp cận đơn giản nhất: về nhân sự và về chủ trương.
Về nhân sự, hay còn được gọi là ‘sự lãnh đạo của Đảng trong công tác tổ chức cán bộ’, tôi cho là có tầm ảnh hưởng tiên quyết đến sự chùn tay của toàn bộ Quốc hội.
Ở mặt gián tiếp, không khó để nhận ra rằng đa số đại biểu Quốc hội đều là đảng viên. Sau đợt ‘bầu cử’ năm 2016, có 96% Đại biểu là đảng viên, và những đảng viên này phần lớn đều kiêm nhiệm chức vụ ở địa phương của mình. Việc họ có được thăng quan tiến chức hay không, nằm cả ở quyết định của cấp uỷ đảng.
Nói đến khía cạnh trực tiếp, Đảng Đoàn Quốc hội sẽ là cơ quan quyết định việc tuyển chọn, bố trí, phân công công tác… đối với những cán bộ thuộc công tác quản lý. Đảng Đoàn cũng sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trước Bộ Chính trị. Ai quyết định ai nắm ghế trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội có lẽ khá rõ ràng.
Vậy nên, khá dễ lý giải khi những đại biểu chịu va chạm nhiều nhất đều là những đại biểu có ngành nghề tương đối độc lập với nhà nước, dù họ có thể cũng là đảng viên.
Về chủ trương, có thể khẳng định trong một thời gian dài quyền lực của Bộ Chính trị đều lấn áp hoàn toàn sức mạnh của cơ quan được Hiến pháp ghi nhận là quyền lực nhất nhà nước Việt Nam – Quốc hội. Điều này được ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc Hội, chia sẻ trong một bài phỏng vấn của Thời Báo Kinh tế Sài Gòn
Ông khẳng định, “với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm, năm năm, khi Ban Chấp hành Trung ương, hay Bộ Chính trị quyết định quá cụ thể các chỉ tiêu, thì không còn dư địa cho Quốc hội bàn. Lúc đó, Đảng quyết định luôn rồi, chứ không chỉ dừng lại ở chủ trương nữa, và chuyện đưa ra Quốc hội chỉ là để hợp thức hóa thôi.”
Không chỉ vậy, Chính phủ trước đây chỉ trình các báo cáo trực tiếp các cơ quan Đảng mà không trình sang Quốc hội. Khi Bộ Chính trị đã kết luận rồi, thì Chính phủ mới đưa sang bên Quốc hội. Ông Phúc cho rằng hiện có xu hướng đổi mới, vì Bộ Chính trị đã để những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội thì Đảng Đoàn Quốc hội có ý kiến trước, các cơ quan Quốc hội giờ “cũng đã có ý kiến.”
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là kiểu trao thẩm quyền, như vua trao cho Bao Công Thượng Phương Bảo Kiếm, chém ai cũng được, nhưng không được chém trái ý vua. Vậy thì làm sao Quốc hội còn được xem là cơ quan quyền lực nhất nhà nước Việt Nam?
Khi Đảng nắm quyền quyết định Quốc hội được ra luật gì, không khó để hiểu lý do vì sao Quốc hội không ra được Luật Biểu tình. Đảng biết rõ hơn ai hết sức mạnh của các cuộc biểu tình, vì họ là bậc thầy về tổ chức biểu tình trong suốt lịch sử của mình.
June 20, 2018
Luật Biểu tình – món nợ lãi cao, khó đòi
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Đã gần 73 năm kể từ khi Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, những người lãnh đạo vẫn khất lần nhân dân của họ một đạo luật quan trọng bậc nhất: Luật Biểu tình.
Luật Biểu tình, trước hết, cần nhấn mạnh không phải là câu chuyện do các “thế lực phản động” dựng nên để phá hoại “an ninh quốc gia” và “trật tự an toàn xã hội”.
Từ khi còn chưa tiếp xúc với các văn bản nhân quyền quốc tế, các nhà lập hiến vào năm 1946 đã công nhận quyền hội họp như một bước tiến dân chủ mới so với sự bảo thủ của chính quyền thực dân Pháp trước đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau Cách mạng tháng Tám 1945, cũng đồng thời ra sắc lệnh về quyền biểu tình và chỉ yêu cầu người biểu tình xin phép chính quyền địa phương trước 24 giờ. Cho đến ngày nay, quyền biểu tình cũng đã được chính thức xác định là quyền hiến định trong Hiến pháp 2013.
Tuy nhiên, sau 5 năm trì hoãn kể từ Hiến pháp 2013 và hơn 70 năm thất hứa, với nhiều lần dự luật bị rút ra khỏi chương trình nghị sự của Quốc Hội, quyền biểu tình của người dân vẫn là một thứ quyền xa xỉ bị cả Quốc hội lẫn bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ruồng bỏ.
Thay vào đó, họ thay đổi khái niệm “biểu tình” thành khái niệm “tụ tập đông người” và trói chặt quyền biểu tình bằng hai văn bản dưới luật là Nghị định 38/2005 và Thông tư 09/2005.
Ba năm gần đây, nhiều đại biểu đã chính thức lên tiếng về việc Chính phủ (và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) chơi trò giấu nợ. Năm 2016, nhiều đại biểu khẳng định ra Luật Biểu tình là trả nợ nhân dân. Năm 2017, đại biểu Trương Trọng Nghĩa khẳng định tiếp tục kiểm soát quyền hiến định năm 2013 bằng văn bản dưới luật là vi hiến. Cho đến nay là giữa năm 2018, đạo luật này vẫn hoàn toàn vắng bóng trong chương trình xây dựng luật của Quốc hội.
Quốc hội hiện nay có phải là cơ quan lập pháp đúng nghĩa? Ảnh: Thời báo Tài chính.
Luật trói chân đại biểu Quốc hội
Nếu các đại biểu Quốc hội thật sự mong muốn trả món nợ có lãi cao ngất này, tại sao họ không thực hiện quyền của mình – quyền làm luật?
Trong bài viết “Không thể có những nhà lập pháp hạng nhất nếu đối xử với họ như công dân hạng ba“, tác giả cho rằng các đại biểu Quốc hội Việt Nam gần như bất lực trước quyền lực của Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Và sự bất lực này cũng được thể hiện rõ trong vấn đề làm luật.
Điều 5 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 ghi nhận rõ “Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.”
Các đại biểu vì vậy không có quyền (chủ động) định hình hệ thống dự luật mà họ cho là cần thiết với nhu cầu của cử tri.
Nhưng đại biểu Quốc hội cũng có quyền trình dự án luật chứ nhỉ? Tại sao họ không thử tự mình đưa Luật Biểu tình lên sàn?
Khoản 1 – Điều 29 Luật Tổ chức Quốc Hội 2014 cũng quy định rằng: “Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định”.
Tuy nhiên, “theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định” lại là câu chữ dẫn đến ngõ cụt cho con đường lập pháp chủ động của các đại biểu. Đã từng có ít nhất hai đại biểu từng thử gửi dự án Luật do mình chuẩn bị cho Ủy ban Thường vụ xem xét nhưng không được chấp nhận.
Theo giải thích của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý thời điểm đó, những đề xuất cụ thể về dự án luật phải được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp, xem xét đưa vào Chương trình theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Còn các dự án của hai đại biểu nói trên đến nay vẫn chưa có hồ sơ đầy đủ, chưa trình Chính phủ cho ý kiến theo quy định.
Họ còn cho rằng dự án luật phải qua nhiều bước như lập Ban soạn thảo, tổng kết tình hình, đánh giá tác động, lấy ý kiến đóng góp, rồi sau đó là Chính phủ thông qua và ký Tờ trình ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến… Mọi quá trình đều đòi hỏi phải rất công phu, với sự tham gia của nhiều cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tục này không khác gì khoá tay những đại biểu có chút máu độc lập.
Không thể một mặt trao cho đại biểu quyền trình dự án luật, sau đó lại cho mình toàn quyền không xem xét những dự án do đại biểu trình bởi vì chúng đương nhiên không khả thi, không phù hợp với một văn bản pháp luật khác, bởi vì dự luật này chưa được Chính phủ xem xét. Vậy cơ quan nào là quyền lực nhất của nhà nước Việt Nam? Quốc hội hay Chính phủ? Quốc hội hay Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội?
Dù có lý giải thế nào, thứ quy trình quái gở này đã và đang hạn chế sức mạnh lập pháp của Quốc hội, tương lai hoàn thiện của mô hình lập pháp dựa vào năng lực tự thân của đại biểu Quốc hội, cũng như khả năng tập hợp sức mạnh tri thức và ý nguyện người dân bên ngoài bộ máy nhà nước – thứ mà tôi tin là chỉ cần có cơ chế, sẽ có hàng trăm ngàn chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ các đại biểu Quốc Hội.
Đảng làm thay Quốc hội? Ảnh: TTXVN.
Cái bóng của Đảng
Cái bóng của Đảng Cộng sản Việt Nam phủ lấp toàn bộ Quốc hội. Trước khi Dự luật Đặc khu được mang ra Quốc hội để bàn bạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã “phủ đầu” tất cả các đại biểu: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật”.
Đã thành thông lệ, ngay trước mỗi kỳ họp Quốc hội bao giờ cũng là một kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, và ngay trước mỗi kỳ bầu cử Quốc hội bao giờ cũng là một kỳ Đại hội Đảng.
Có rất nhiều cách để Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng kiểm soát Quốc hội, nhưng tôi xin được giới thiệu hai cách tiếp cận đơn giản nhất: về nhân sự và về chủ trương.
Về nhân sự, hay còn được gọi là ‘sự lãnh đạo của Đảng trong công tác tổ chức cán bộ’, tôi cho là có tầm ảnh hưởng tiên quyết đến sự chùn tay của toàn bộ Quốc hội.
Ở mặt gián tiếp, không khó để nhận ra rằng đa số đại biểu Quốc hội đều là đảng viên. Sau đợt ‘bầu cử’ năm 2016, có 96% Đại biểu là đảng viên, và những đảng viên này phần lớn đều kiêm nhiệm chức vụ ở địa phương của mình. Việc họ có được thăng quan tiến chức hay không, nằm cả ở quyết định của cấp uỷ đảng.
Nói đến khía cạnh trực tiếp, Đảng Đoàn Quốc hội sẽ là cơ quan quyết định việc tuyển chọn, bố trí, phân công công tác… đối với những cán bộ thuộc công tác quản lý. Đảng Đoàn cũng sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trước Bộ Chính trị. Ai quyết định ai nắm ghế trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội có lẽ khá rõ ràng.
Vậy nên, khá dễ lý giải khi những đại biểu chịu va chạm nhiều nhất đều là những đại biểu có ngành nghề tương đối độc lập với nhà nước, dù họ có thể cũng là đảng viên.
Về chủ trương, có thể khẳng định trong một thời gian dài quyền lực của Bộ Chính trị đều lấn áp hoàn toàn sức mạnh của cơ quan được Hiến pháp ghi nhận là quyền lực nhất nhà nước Việt Nam – Quốc hội. Điều này được ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc Hội, chia sẻ trong một bài phỏng vấn của Thời Báo Kinh tế Sài Gòn
Ông khẳng định, “với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm, năm năm, khi Ban Chấp hành Trung ương, hay Bộ Chính trị quyết định quá cụ thể các chỉ tiêu, thì không còn dư địa cho Quốc hội bàn. Lúc đó, Đảng quyết định luôn rồi, chứ không chỉ dừng lại ở chủ trương nữa, và chuyện đưa ra Quốc hội chỉ là để hợp thức hóa thôi.”
Không chỉ vậy, Chính phủ trước đây chỉ trình các báo cáo trực tiếp các cơ quan Đảng mà không trình sang Quốc hội. Khi Bộ Chính trị đã kết luận rồi, thì Chính phủ mới đưa sang bên Quốc hội. Ông Phúc cho rằng hiện có xu hướng đổi mới, vì Bộ Chính trị đã để những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội thì Đảng Đoàn Quốc hội có ý kiến trước, các cơ quan Quốc hội giờ “cũng đã có ý kiến.”
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là kiểu trao thẩm quyền, như vua trao cho Bao Công Thượng Phương Bảo Kiếm, chém ai cũng được, nhưng không được chém trái ý vua. Vậy thì làm sao Quốc hội còn được xem là cơ quan quyền lực nhất nhà nước Việt Nam?
Khi Đảng nắm quyền quyết định Quốc hội được ra luật gì, không khó để hiểu lý do vì sao Quốc hội không ra được Luật Biểu tình. Đảng biết rõ hơn ai hết sức mạnh của các cuộc biểu tình, vì họ là bậc thầy về tổ chức biểu tình trong suốt lịch sử của mình.