Vì sao nhà cầm quyền CSVN lại cấp tập tổ chức các vụ xử án người hoạt động nhân quyền trong hai Tháng Ba và Tư, 2018? Phải chăng là “xử nhanh để bắt tiếp” như nhận định của một số người đấu tranh nhân quyền? Hay “xử nặng để mặc cả hiệp định thương mại với Châu Âu” như nhận định của một số người đấu tranh nhân quyền khác?
‘Danh sách bắt tiếp 48 người?’
Sau Tết Nguyên Đán 2018, hàng loạt vụ án Hội Anh Em Dân Chủ (6 người) và những vụ xử cá nhân đối với những nhà hoạt động nhân quyền như Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Văn Túc, Trần Thị Xuân, Vũ Văn Hùng đã diễn ra gần như đồng loạt ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, với thời gian xử án ngắn gọn, kể cả xử lén lút mà không cho luật sư bảo vệ và gia đình tham dự, với nhiều mức án rất nặng nề…, cho thấy đây là một chủ trương của đảng cầm quyền và ngành tư pháp, nhưng không hẳn mang tính ngắn hạn mang tính chắp vá như những vụ xử án nhân quyền trước đây, mà còn có thể phục vụ cho một “tầm nhìn trung hạn” (cụm từ của đảng) nào đó.
Trừ trường hợp Luật Sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự của anh là cô Lê Thu Hà bị bắt vào cuối năm 2015, đa số những nhà đấu tranh nhân quyền bị đưa ra xử án trên đều bị công an bắt và tống giam trong năm 2017 – năm mà nhà cầm quyền đã bắt đến gần ba chục người bất đồng chính kiến và đạt “thành tích” cao nhất về bắt bớ người hoạt động nhân quyền trong những năm gần đây.
Cho tới nay, ngoài một vài trường hợp như nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Trung Trực ở Quảng Bình chưa đưa ra xử, hầu hết những thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ đều đã ra tòa. Chính quyền cũng coi như đã “tất toán” xong vụ án Hội Anh Em Dân Chủ, còn cái kho tạm giam người bất đồng bị bắt của công an đã vơi đi đáng kể.
Vậy bước tiếp theo của nhà cầm quyền sẽ là gì? Bắt tiếp nhân quyền chăng?
Cùng và ngay sau thời gian diễn ra vụ xử Hội Anh Em Dân Chủ và một số nhà bất đồng khác, trong dư luận và trên mạng xã hội đã lan truyền thông tin về “công an có một danh sách 48 người của Hội Anh Em Dân Chủ và sẽ bắt tiếp.” Nhưng thông tin này là không thể kiểm chứng vì không được dẫn nguồn tin và cũng chẳng có một tài liệu nào nhằm chứng minh.
Trong thực tế nhiều năm qua, đã có những bản “danh sách sắp bắt” hoặc “danh sách bắt tiếp” được một bàn tay bí ẩn nào đó tung ra dư luận và mạng xã hội ngay sau những vụ bắt bớ và xử án người bất đồng – một động tác bị dư luận rất nghi ngờ là do chính công an tung ra để khủng bố tinh thần giới đấu tranh nhân quyền.
Nhưng nếu “danh sách bắt tiếp 48 người” vừa được tung ra là bắt thật, dấu hỏi đặt ra là vì sao nhà cầm quyền lại không bắt ai trong giới bất đồng chính kiến từ đầu năm 2018 đến nay như một chiến thuật “bắt và xử cuốn chiếu?”
‘Hạn chế bắt phản động’
Nếu so sánh, có thể nhận ra một độ vênh khá rõ về tình trạng bắt bớ bất đồng giữa năm 2018 và năm 2017. Vào năm 2017, nhà cầm quyền đã tiến hành chiến dịch bắt bất đồng ngay từ giữa Tháng Ba, để chiến dịch này kéo dài trong 8 tháng liên tục cho đến Tháng Mười cùng năm.
Tuy nhiên từ Tháng Mười Một, 2017 đến nay – tức đã qua 6 tháng, nhà cầm quyền đã chỉ bắt thêm một vụ là nhà hoạt động nhân quyền Vũ Văn Hùng – thuộc tổ chức xã hội dân sự Hội Giáo Chức Chu Văn An, nhưng không dám quy vào tội chính trị mà chụp cho cái mũ “cố ý gây thương tích” rồi đem ra xử án, cho dù đến giờ cả công an lẫn hội đồng xét xử vẫn không hề công bố được “nạn nhân bị gây thương tích” là ai.
Chủ trương của đảng cầm quyền về “hạn chế bắt phản động” ngày càng lộ rõ. Giờ đây, có vẻ kịch bản “vào trước, bắt sau” lại trở về những năm 2007 và năm 2013.
Vào năm 2007, nhà cầm quyền đã rất hạn chế bắt bất đồng để Việt Nam được Mỹ chấp nhận cho tham gia vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO).
Còn vào nửa đầu năm 2013, nhà cầm quyền cũng hạn chế bắt bất đồng trong bối cảnh Trương Tấn Sang (chủ tịch nước) đến Mỹ gặp Tổng Thống Obama để bàn thảo về khả năng Việt Nam được tham gia vào Hiệp Định TPP.
Vào năm 2018, tình hình kinh tế và ngân sách của Việt Nam còn tồi tệ hơn cả năm 2017 và tồi tệ hơn hẳn những năm 2013 và 2007. Đó chính là nguồn cơn khiến giới chóp bu Việt Nam phải chìm đắm hy vọng vào Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA).
Một chiến dịch “quốc tế vận” của chính thể Việt Nam đối với châu Âu đã được tái khởi động từ tháng Mười Một năm 2017, với mục tiêu hồ sơ EVFTA được Ủy Ban Châu Âu Trình Lên Hội Đồng Châu Âu và Nghị Viện Châu Âu để chính thức được phê chuẩn trong năm 2018.
Ráo riết ‘vận động EVFTA’
Hiện tượng nhà cầm quyền Việt Nam cấp tập đưa ra xét xử án những nhà hoạt động nhân quyền cùng mức án nặng vào đầu năm 2018 lại từng có tiền lệ: Vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013, chính quyền cũng cấp tập lôi vụ án Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn với vài chục người ra xét xử với mức án rất nặng nề và có cả án chung thân, để sau đó bất chợt diễn ra tình trạng “hạn chế bắt và xử án,” hoặc có xử cũng “nhẹ” hơn nhiều.
Sự lặp lại của hiện tượng trên vào đầu năm 2018, cùng một ít dấu hiệu “hạn chế bắt phản động” từ cuối năm 2017 đến nay, cho thấy nhiều khả năng bước đi của nhà cầm quyền không phải “xử nhanh để bắt tiếp,” mà sau những vụ xử này sẽ là sự tiếp nối chiến dịch “vận động EVFTA” trong năm 2018 và sang cả năm 2019. Đó cũng là bối cảnh “đặc biệt tế nhị” mà họ sẽ hạn chế bắt người hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến.
Sau khi TPP đổ vỡ lần đầu vào đầu năm 2017 do Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định này, Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang Châu Âu lên đến $25 tỷ mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến $30 tỷ hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng $20 tỷ nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.
Muốn EVFTA được thông qua, Việt Nam cần có toàn bộ đồng thuận của 28 quốc hội ở 28 nước Châu Âu, mà nếu chỉ một nước không đồng ý thì Hà Nội coi như trắng tay.
Đối với chính thể độc đảng ở Việt Nam, EVFTA quan trọng đến mức mà vào Tháng Ba, 2018, người đứng đầu đảng là Nguyễn Phú Trọng đã phải tự thân đến Pháp, để vận động nghị viện Pháp cho EVFTA được Hội Đồng Châu Âu và Nghị Viện Châu Âu “linh hoạt sớm thông qua.”
Thế còn giả thiết về “xử nặng để mặc cả hiệp định thương mại với Châu Âu” như nhận định của một số người đấu tranh nhân quyền khác thì sao?
Hết thời ‘đổi nhân quyền lấy thương mại’
Sau nhiều năm quần quật nếm trải với Việt Nam về nhân quyền, rốt cuộc người Mỹ và đến nay là EU đã rút ra một bài học đắt giá: đặc tính của nhà cầm quyền Việt Nam là luôn dùng tù nhân lương tâm để mặc cả về các hiệp định kinh tế, thương mại và viện trợ. Nhưng khi đạt được mục đích của mình lại ngay lập tức trở mặt và bắt bớ người hoạt động nhân quyền.
Nhưng từ nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam – mang số hiệu 2016/2755 (RSP) mà Nghị Viện Châu Âu tung ra vào Tháng Sáu, 2016 với lời lẽ cứng rắn chưa từng có cho đến gần đây, đã có dấu hiệu rõ ràng EU không còn dễ thỏa hiệp với cơ chế “đổi nhân quyền lấy thương mại.” Trong thời gian gần đây, cũng như Mỹ, EU đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải cải thiện nhân quyền cả gói (ban hành Luật Lập Hội, tự do tôn giáo, tự do báo chí, công đoàn độc lập…) chứ không chỉ đơn giản là thả một ít tù nhân lương tâm như những năm trước. Vì thế, có thể một cơ chế “trao đổi” những thành viên Hội Anh Em Dân Chủ và những người bất đồng bị bắt đã không thể tiến hành do phía EU không chấp nhận cơ chế này. Và càng không chấp nhận khi nhiều nhà đấu tranh nhân quyền bị xử án nặng đến thế trong thời gian qua.
April 23, 2018
Vì sao CSVN cấp tập xử án nhân quyền đầu 2018?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Vì sao nhà cầm quyền CSVN lại cấp tập tổ chức các vụ xử án người hoạt động nhân quyền trong hai Tháng Ba và Tư, 2018? Phải chăng là “xử nhanh để bắt tiếp” như nhận định của một số người đấu tranh nhân quyền? Hay “xử nặng để mặc cả hiệp định thương mại với Châu Âu” như nhận định của một số người đấu tranh nhân quyền khác?
‘Danh sách bắt tiếp 48 người?’
Sau Tết Nguyên Đán 2018, hàng loạt vụ án Hội Anh Em Dân Chủ (6 người) và những vụ xử cá nhân đối với những nhà hoạt động nhân quyền như Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Văn Túc, Trần Thị Xuân, Vũ Văn Hùng đã diễn ra gần như đồng loạt ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, với thời gian xử án ngắn gọn, kể cả xử lén lút mà không cho luật sư bảo vệ và gia đình tham dự, với nhiều mức án rất nặng nề…, cho thấy đây là một chủ trương của đảng cầm quyền và ngành tư pháp, nhưng không hẳn mang tính ngắn hạn mang tính chắp vá như những vụ xử án nhân quyền trước đây, mà còn có thể phục vụ cho một “tầm nhìn trung hạn” (cụm từ của đảng) nào đó.
Trừ trường hợp Luật Sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự của anh là cô Lê Thu Hà bị bắt vào cuối năm 2015, đa số những nhà đấu tranh nhân quyền bị đưa ra xử án trên đều bị công an bắt và tống giam trong năm 2017 – năm mà nhà cầm quyền đã bắt đến gần ba chục người bất đồng chính kiến và đạt “thành tích” cao nhất về bắt bớ người hoạt động nhân quyền trong những năm gần đây.
Cho tới nay, ngoài một vài trường hợp như nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Trung Trực ở Quảng Bình chưa đưa ra xử, hầu hết những thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ đều đã ra tòa. Chính quyền cũng coi như đã “tất toán” xong vụ án Hội Anh Em Dân Chủ, còn cái kho tạm giam người bất đồng bị bắt của công an đã vơi đi đáng kể.
Vậy bước tiếp theo của nhà cầm quyền sẽ là gì? Bắt tiếp nhân quyền chăng?
Cùng và ngay sau thời gian diễn ra vụ xử Hội Anh Em Dân Chủ và một số nhà bất đồng khác, trong dư luận và trên mạng xã hội đã lan truyền thông tin về “công an có một danh sách 48 người của Hội Anh Em Dân Chủ và sẽ bắt tiếp.” Nhưng thông tin này là không thể kiểm chứng vì không được dẫn nguồn tin và cũng chẳng có một tài liệu nào nhằm chứng minh.
Trong thực tế nhiều năm qua, đã có những bản “danh sách sắp bắt” hoặc “danh sách bắt tiếp” được một bàn tay bí ẩn nào đó tung ra dư luận và mạng xã hội ngay sau những vụ bắt bớ và xử án người bất đồng – một động tác bị dư luận rất nghi ngờ là do chính công an tung ra để khủng bố tinh thần giới đấu tranh nhân quyền.
Nhưng nếu “danh sách bắt tiếp 48 người” vừa được tung ra là bắt thật, dấu hỏi đặt ra là vì sao nhà cầm quyền lại không bắt ai trong giới bất đồng chính kiến từ đầu năm 2018 đến nay như một chiến thuật “bắt và xử cuốn chiếu?”
‘Hạn chế bắt phản động’
Nếu so sánh, có thể nhận ra một độ vênh khá rõ về tình trạng bắt bớ bất đồng giữa năm 2018 và năm 2017. Vào năm 2017, nhà cầm quyền đã tiến hành chiến dịch bắt bất đồng ngay từ giữa Tháng Ba, để chiến dịch này kéo dài trong 8 tháng liên tục cho đến Tháng Mười cùng năm.
Tuy nhiên từ Tháng Mười Một, 2017 đến nay – tức đã qua 6 tháng, nhà cầm quyền đã chỉ bắt thêm một vụ là nhà hoạt động nhân quyền Vũ Văn Hùng – thuộc tổ chức xã hội dân sự Hội Giáo Chức Chu Văn An, nhưng không dám quy vào tội chính trị mà chụp cho cái mũ “cố ý gây thương tích” rồi đem ra xử án, cho dù đến giờ cả công an lẫn hội đồng xét xử vẫn không hề công bố được “nạn nhân bị gây thương tích” là ai.
Chủ trương của đảng cầm quyền về “hạn chế bắt phản động” ngày càng lộ rõ. Giờ đây, có vẻ kịch bản “vào trước, bắt sau” lại trở về những năm 2007 và năm 2013.
Vào năm 2007, nhà cầm quyền đã rất hạn chế bắt bất đồng để Việt Nam được Mỹ chấp nhận cho tham gia vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO).
Còn vào nửa đầu năm 2013, nhà cầm quyền cũng hạn chế bắt bất đồng trong bối cảnh Trương Tấn Sang (chủ tịch nước) đến Mỹ gặp Tổng Thống Obama để bàn thảo về khả năng Việt Nam được tham gia vào Hiệp Định TPP.
Vào năm 2018, tình hình kinh tế và ngân sách của Việt Nam còn tồi tệ hơn cả năm 2017 và tồi tệ hơn hẳn những năm 2013 và 2007. Đó chính là nguồn cơn khiến giới chóp bu Việt Nam phải chìm đắm hy vọng vào Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA).
Một chiến dịch “quốc tế vận” của chính thể Việt Nam đối với châu Âu đã được tái khởi động từ tháng Mười Một năm 2017, với mục tiêu hồ sơ EVFTA được Ủy Ban Châu Âu Trình Lên Hội Đồng Châu Âu và Nghị Viện Châu Âu để chính thức được phê chuẩn trong năm 2018.
Ráo riết ‘vận động EVFTA’
Hiện tượng nhà cầm quyền Việt Nam cấp tập đưa ra xét xử án những nhà hoạt động nhân quyền cùng mức án nặng vào đầu năm 2018 lại từng có tiền lệ: Vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013, chính quyền cũng cấp tập lôi vụ án Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn với vài chục người ra xét xử với mức án rất nặng nề và có cả án chung thân, để sau đó bất chợt diễn ra tình trạng “hạn chế bắt và xử án,” hoặc có xử cũng “nhẹ” hơn nhiều.
Sự lặp lại của hiện tượng trên vào đầu năm 2018, cùng một ít dấu hiệu “hạn chế bắt phản động” từ cuối năm 2017 đến nay, cho thấy nhiều khả năng bước đi của nhà cầm quyền không phải “xử nhanh để bắt tiếp,” mà sau những vụ xử này sẽ là sự tiếp nối chiến dịch “vận động EVFTA” trong năm 2018 và sang cả năm 2019. Đó cũng là bối cảnh “đặc biệt tế nhị” mà họ sẽ hạn chế bắt người hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến.
Sau khi TPP đổ vỡ lần đầu vào đầu năm 2017 do Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định này, Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang Châu Âu lên đến $25 tỷ mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến $30 tỷ hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng $20 tỷ nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.
Muốn EVFTA được thông qua, Việt Nam cần có toàn bộ đồng thuận của 28 quốc hội ở 28 nước Châu Âu, mà nếu chỉ một nước không đồng ý thì Hà Nội coi như trắng tay.
Đối với chính thể độc đảng ở Việt Nam, EVFTA quan trọng đến mức mà vào Tháng Ba, 2018, người đứng đầu đảng là Nguyễn Phú Trọng đã phải tự thân đến Pháp, để vận động nghị viện Pháp cho EVFTA được Hội Đồng Châu Âu và Nghị Viện Châu Âu “linh hoạt sớm thông qua.”
Thế còn giả thiết về “xử nặng để mặc cả hiệp định thương mại với Châu Âu” như nhận định của một số người đấu tranh nhân quyền khác thì sao?
Hết thời ‘đổi nhân quyền lấy thương mại’
Sau nhiều năm quần quật nếm trải với Việt Nam về nhân quyền, rốt cuộc người Mỹ và đến nay là EU đã rút ra một bài học đắt giá: đặc tính của nhà cầm quyền Việt Nam là luôn dùng tù nhân lương tâm để mặc cả về các hiệp định kinh tế, thương mại và viện trợ. Nhưng khi đạt được mục đích của mình lại ngay lập tức trở mặt và bắt bớ người hoạt động nhân quyền.
Nhưng từ nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam – mang số hiệu 2016/2755 (RSP) mà Nghị Viện Châu Âu tung ra vào Tháng Sáu, 2016 với lời lẽ cứng rắn chưa từng có cho đến gần đây, đã có dấu hiệu rõ ràng EU không còn dễ thỏa hiệp với cơ chế “đổi nhân quyền lấy thương mại.” Trong thời gian gần đây, cũng như Mỹ, EU đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải cải thiện nhân quyền cả gói (ban hành Luật Lập Hội, tự do tôn giáo, tự do báo chí, công đoàn độc lập…) chứ không chỉ đơn giản là thả một ít tù nhân lương tâm như những năm trước. Vì thế, có thể một cơ chế “trao đổi” những thành viên Hội Anh Em Dân Chủ và những người bất đồng bị bắt đã không thể tiến hành do phía EU không chấp nhận cơ chế này. Và càng không chấp nhận khi nhiều nhà đấu tranh nhân quyền bị xử án nặng đến thế trong thời gian qua.