Policy Forum, ngày 16/4/2018
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng dân số tăng, ô nhiễm môi trường gia tăng, thời tiết khắc nghiệt và thách thức trong việc thực hiện hiệu quả các chính sách quốc gia, Thang Đỗ viết.
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức về nước. Mặc dù lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 mm, lượng nước mưa thay đổi theo mùa và phân bố không đồng đều trên cả nước. Sự khan hiếm nước đã trở nên nghiêm trọng ở nhiều vùng. Một đợt hạn hán tàn phá ở đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên vào năm 2016 gây thiệt hại khoảng700 triệu USD và ảnh hưởng đến đời sống của hơn hai triệu người.
Với dân số ngày càng tăng hơn 90 triệu người và công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng, nguồn nước bề mặt và nước ngầm đang bị khai thác quá mức. Việt Nam đang gặp khó trong việc cấp nước cho thủy lợi, công nghiệp và hộ gia đình.
|
Ảnh minh họa |
Nguồn nước sạch cũng giảm do ô nhiễm nước tăng lên từ các khu đô thị và khu công nghiệp. Chỉ có 10% nước thải sinh hoạt và 25% nước thải công nghiệp được xử lý trước khi thải ra sông. Nước thải chưa qua xử lý đã giết chết phần lớn sông và hồ nằm trong và xung quanh các thành phố lớn và các khu công nghiệp, phá hoại sức khoẻ và sinh kế của hàng triệu người.
Sự khan hiếm nước và ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn do sự thay đổi khí hậu và phát triển thủy điện ở thượng nguồn. Người ta ước tính mực nước biển dâng cao một mét vào cuối thế kỷ này sẽ ảnh hưởng tới khoảng 11% dân số, chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long và dọc theo bờ biển dài 3.000 km.
Nhiều cơn bão gần đây, cộng thêm thời tiết khắc nghiệt khác như hạn hán và lũ lụt, gây ra thiệt hại khoảng 1,75 tỷ đô la Mỹ. Thêm vào đó, lũ lụt nhiều hơn vào mùa mưa và hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô gần đây đã là một vấn đề đang xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long, một vùng sản xuất hơn 50% sản lượng gạo của Việt Nam. Năm 2016, lần đầu tiên, nước mặn tiến vào 100 km trong đất liền, làm hỏng cây trồng và gây ô nhiễm nguồn nước uống.
Khủng hoảng về nước ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng mặc dù Chính phủ đã phản ứng bằng một loạt các biện pháp chính sách, bao gồm việc ban hành Luật Tài nguyên nước năm 2012 và Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014. Mục đích của Luật Tài nguyên nước là tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước cũng như phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục hậu quả do nước gây ra. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 chi phối các hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm bảo vệ môi trường nước.
Một phần của vấn đề là việc xây dựng chính sách nước và triển khai thực hiện được phân chia cho nhiều bộ. Bộ Tài nguyên Môi trường được thành lập năm 2002 để quản lý sự phát triển chính sách và quản lý nguồn nước từ những bộ giám sát việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước cho phát triển kinh tế như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương.
Nhưng có sự phối hợp hạn chế giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với nhiều bộ khác và chính quyền các tỉnh. Chẳng hạn, năm 2006, nhiều uỷ ban bảo vệ môi trường được thành lập ở 3 lưu vực sông chính (sông Cầu, sông Nhuệ – Đáy, và sông Đồng Na i- Sài Gòn) nhưng đã phải vật lộn để hoàn thành mục tiêu.
Việt Nam cần khẩn trương xem lại việc quản trị nguồn nước để xác định những thiếu sót và xây dựng các giải pháp.
Một vấn đề cần giải pháp là vấn đề mô hình quản lý lưu vực sông phù hợp nhất với quốc gia. Mặc dù Nghị định về quản lý lưu vực sông đã được ban hành trong năm 2008 nhưng việc triển khai thực hiện khá chậm. Một số mô hình khác nhau đã được đề xuất nhưng vẫn chưa được chính phủ chấp thuận.
Ở Việt Nam, nước sông và suối vì lợi ích của môi trường không được thừa nhận rõ ràng và không được cung cấp hợp lý. Điều này có nghĩa là nước môi trường này nhận được ưu tiên thấp trong các quyết định về cấp nước.
Hơn nữa, việc không tuân thủ các tiêu chuẩn phẩm chất nước đã làm cho các con sông và hồ trở thành một bãi rác thải. Việc đánh giá các quy định hiện hành ở Việt Nam là cần thiết để công nhận về mặt pháp lý tầm quan trọng của nước sạch.
Nếu không có thông tin về giá trị của tài nguyên nước và sử dụng nước thì việc phân bổ hành chính về nước ở Việt Nam chủ yếu dựa vào thông tin sinh-lý hạn hẹp. Do vậy, thông thường không cung cấp và phân bổ nước một cách tối ưu và không khuyến khích sử dụng nước hiệu quả.
Mặc dù khái niệm về các giá trị môi trường đã được thừa nhận thông qua luật pháp quốc gia nhưng trong thực tế các nhà nghiên cứu và các quan chức có năng lực hạn chế để thực hiện việc đánh giá và chia sẻ kết quả với những người hoạch định chính sách.
Do đó, đánh giá nước sẽ là một công cụ hữu ích để phân bổ nước hiệu quả và quản lý sự cân bằng giữa sự bền vững môi trường và phát triển kinh tế. Nó cũng sẽ theo hướng sử dụng nhiều hơn các công cụ dựa trên thị trường trong quản lý nước đã được đề ra trong các chính sách về nước gần đây.
Trong khi Việt Nam đang đối mặt với các vấn đề nước quan trọng ngăn cản nó đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, quốc gia này có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước khác trong quản lý nước – bao gồm cả Australia thông qua Hợp tác Chiến lược đã ký kết gần đây. Ba lĩnh vực chính của việc chuyển giao chuyên môn là tổ chức quản lý lưu vực sông, công nhận hợp pháp về tỷ lệ nước trong môi trường, và phân bổ nguồn nước theo giá trị.
Hợp tác quốc tế có thể cho phép tiến bộ lớn ở Việt Nam và đảm bảo rằng nó không chỉ là những ý tưởng tốt về quản lý lượng nước chảy vào đất nước.
Tácgiả bài viết là Tiến sỹ Đỗ Nam Thắng, nghiên cứu viên tại Đại học Crawford về Chính sách công, trường Tổng hợp Australia. Ông đã làm việc hơn 20 năm ở Bộ Tài nguyên và Môi trường.
April 21, 2018
Những thách thức về nước của Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Policy Forum, ngày 16/4/2018
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng dân số tăng, ô nhiễm môi trường gia tăng, thời tiết khắc nghiệt và thách thức trong việc thực hiện hiệu quả các chính sách quốc gia, Thang Đỗ viết.
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức về nước. Mặc dù lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 mm, lượng nước mưa thay đổi theo mùa và phân bố không đồng đều trên cả nước. Sự khan hiếm nước đã trở nên nghiêm trọng ở nhiều vùng. Một đợt hạn hán tàn phá ở đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên vào năm 2016 gây thiệt hại khoảng700 triệu USD và ảnh hưởng đến đời sống của hơn hai triệu người.
Với dân số ngày càng tăng hơn 90 triệu người và công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng, nguồn nước bề mặt và nước ngầm đang bị khai thác quá mức. Việt Nam đang gặp khó trong việc cấp nước cho thủy lợi, công nghiệp và hộ gia đình.
Nguồn nước sạch cũng giảm do ô nhiễm nước tăng lên từ các khu đô thị và khu công nghiệp. Chỉ có 10% nước thải sinh hoạt và 25% nước thải công nghiệp được xử lý trước khi thải ra sông. Nước thải chưa qua xử lý đã giết chết phần lớn sông và hồ nằm trong và xung quanh các thành phố lớn và các khu công nghiệp, phá hoại sức khoẻ và sinh kế của hàng triệu người.
Sự khan hiếm nước và ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn do sự thay đổi khí hậu và phát triển thủy điện ở thượng nguồn. Người ta ước tính mực nước biển dâng cao một mét vào cuối thế kỷ này sẽ ảnh hưởng tới khoảng 11% dân số, chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long và dọc theo bờ biển dài 3.000 km.
Nhiều cơn bão gần đây, cộng thêm thời tiết khắc nghiệt khác như hạn hán và lũ lụt, gây ra thiệt hại khoảng 1,75 tỷ đô la Mỹ. Thêm vào đó, lũ lụt nhiều hơn vào mùa mưa và hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô gần đây đã là một vấn đề đang xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long, một vùng sản xuất hơn 50% sản lượng gạo của Việt Nam. Năm 2016, lần đầu tiên, nước mặn tiến vào 100 km trong đất liền, làm hỏng cây trồng và gây ô nhiễm nguồn nước uống.
Khủng hoảng về nước ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng mặc dù Chính phủ đã phản ứng bằng một loạt các biện pháp chính sách, bao gồm việc ban hành Luật Tài nguyên nước năm 2012 và Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014. Mục đích của Luật Tài nguyên nước là tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước cũng như phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục hậu quả do nước gây ra. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 chi phối các hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm bảo vệ môi trường nước.
Một phần của vấn đề là việc xây dựng chính sách nước và triển khai thực hiện được phân chia cho nhiều bộ. Bộ Tài nguyên Môi trường được thành lập năm 2002 để quản lý sự phát triển chính sách và quản lý nguồn nước từ những bộ giám sát việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước cho phát triển kinh tế như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương.
Nhưng có sự phối hợp hạn chế giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với nhiều bộ khác và chính quyền các tỉnh. Chẳng hạn, năm 2006, nhiều uỷ ban bảo vệ môi trường được thành lập ở 3 lưu vực sông chính (sông Cầu, sông Nhuệ – Đáy, và sông Đồng Na i- Sài Gòn) nhưng đã phải vật lộn để hoàn thành mục tiêu.
Việt Nam cần khẩn trương xem lại việc quản trị nguồn nước để xác định những thiếu sót và xây dựng các giải pháp.
Một vấn đề cần giải pháp là vấn đề mô hình quản lý lưu vực sông phù hợp nhất với quốc gia. Mặc dù Nghị định về quản lý lưu vực sông đã được ban hành trong năm 2008 nhưng việc triển khai thực hiện khá chậm. Một số mô hình khác nhau đã được đề xuất nhưng vẫn chưa được chính phủ chấp thuận.
Ở Việt Nam, nước sông và suối vì lợi ích của môi trường không được thừa nhận rõ ràng và không được cung cấp hợp lý. Điều này có nghĩa là nước môi trường này nhận được ưu tiên thấp trong các quyết định về cấp nước.
Hơn nữa, việc không tuân thủ các tiêu chuẩn phẩm chất nước đã làm cho các con sông và hồ trở thành một bãi rác thải. Việc đánh giá các quy định hiện hành ở Việt Nam là cần thiết để công nhận về mặt pháp lý tầm quan trọng của nước sạch.
Nếu không có thông tin về giá trị của tài nguyên nước và sử dụng nước thì việc phân bổ hành chính về nước ở Việt Nam chủ yếu dựa vào thông tin sinh-lý hạn hẹp. Do vậy, thông thường không cung cấp và phân bổ nước một cách tối ưu và không khuyến khích sử dụng nước hiệu quả.
Mặc dù khái niệm về các giá trị môi trường đã được thừa nhận thông qua luật pháp quốc gia nhưng trong thực tế các nhà nghiên cứu và các quan chức có năng lực hạn chế để thực hiện việc đánh giá và chia sẻ kết quả với những người hoạch định chính sách.
Do đó, đánh giá nước sẽ là một công cụ hữu ích để phân bổ nước hiệu quả và quản lý sự cân bằng giữa sự bền vững môi trường và phát triển kinh tế. Nó cũng sẽ theo hướng sử dụng nhiều hơn các công cụ dựa trên thị trường trong quản lý nước đã được đề ra trong các chính sách về nước gần đây.
Trong khi Việt Nam đang đối mặt với các vấn đề nước quan trọng ngăn cản nó đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, quốc gia này có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước khác trong quản lý nước – bao gồm cả Australia thông qua Hợp tác Chiến lược đã ký kết gần đây. Ba lĩnh vực chính của việc chuyển giao chuyên môn là tổ chức quản lý lưu vực sông, công nhận hợp pháp về tỷ lệ nước trong môi trường, và phân bổ nguồn nước theo giá trị.
Hợp tác quốc tế có thể cho phép tiến bộ lớn ở Việt Nam và đảm bảo rằng nó không chỉ là những ý tưởng tốt về quản lý lượng nước chảy vào đất nước.
Tácgiả bài viết là Tiến sỹ Đỗ Nam Thắng, nghiên cứu viên tại Đại học Crawford về Chính sách công, trường Tổng hợp Australia. Ông đã làm việc hơn 20 năm ở Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nguồn: Policyforum