Ts. Nguyễn Đình Thắng, Mạch sống Media, ngày 28 tháng 3, 2018
Hôm qua, BPSOS công bố tập hồ sơ “Hội Cờ Đỏ” bằng tiếng Anh. Tập hồ sơ này cùng với 2 phụ đính, là 2 bản báo cáo với LHQ về hoạt động của Hội Cờ Đỏ nhắm vào Giáo Xứ Song Ngọc và Giáo Xứ Kẻ Gai, đã được tải lên trang mạng dvov.org. Chúng tôi mong rằng các tài liệu này sẽ hữu ích cho công cuộc vận động bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam nói chung và cho các giáo xứ Công Giáo đang là mục tiêu tấn công bởi các Hội Cờ Đỏ nói riêng.
Các thời điểm quan trọng
Công bố tập hồ sơ “Hội Cờ Đỏ” lúc này có tác dụng chuẩn bị cho 3 sự kiện sắp đến:
(1) Hội Nghị Thượng Đỉnh đánh dấu 20 năm hoạt động của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) trong tháng 4;
(2) Cuộc đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam vào tháng 5 tại thủ đô Hoa Kỳ;
(3) Buổi kiểm điểm định kỳ đối với Việt Nam về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự vá Chính Trị (ICCPR) vào tháng 7 tại LHQ.
Chúng tôi, và chúng ta cùng nhau, sẽ vận động để đưa hồ sơ “Hội Cờ Đỏ” vào nội dung của các sự kiện này. Song song, chúng tôi, và chúng ta cùng nhau, sẽ vận động để “Hội Cờ Đỏ” được đưa vào các bản phúc trình về nhân quyền và về tự do tôn giáo quốc tế, sẽ được công bố vào tháng 5 và tháng 6, cũng như bản phúc trình của Uỷ Hội USCIRF, sẽ được công bố vào tháng 5.
Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và hồ sơ “Hội Cờ Đỏ”, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 27/03/2018 (ảnh BPSOS) Cách nào để vận động?
Chúng tôi đã phổ biến tập hồ sơ này đến nhiều trăm tổ chức nhân quyền quốc tế và tổ chức xã hội dân sự ở trong vùng Á Châu – Thái Bình Dương, cũng như đến khoảng một chục toà đại sứ ở Hà Nội của các quốc gia dân chủ.
Những người ở Việt Nam, nếu có dịp tiếp xúc với các nhân viên toà đại sứ hay các phái đoàn ngoại quốc, cũng xin tuỳ nghi sử dụng các tài liệu này và kêu gọi họ đặt vấn đề trực tiếp với chính quyền Việt Nam:
http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/03/BPSOS-Report-on-Red-Flag-Associations-03-27-18.pdf
Phụ đính 1 — Báo cáo với LHQ về hoạt động của Hội Cờ Đỏ nhắm vào Giáo Xứ Song Ngọc: http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/02/UN-Report_Song-Ngoc-Parish_EN.pdf
Phụ đính 2 — Báo cáo với LHQ về hoạt động của Hội Cờ Đỏ nhắm vào Giáo Xứ Kẻ Gai:
http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/02/UN-SR-on-FoRB-KE-GAI_EN.pdf
Các tổ chức của người Việt ở hải ngoại cũng thế. Xin tuỳ nghi sử dụng các tài liệu kể trên trong quốc tế vận.
Nội dung vận động
Khi ký kết một công ước quốc tế về nhân quyền, quốc gia thành viên cam kết 2 điều:
(1) Tôn trọng, nghĩa là tự mình không vi phạm nhân quyền của người dân;
(2) Bảo vệ, nghĩa là phải ngăn chặn và trừng phạt thành phần thứ 3 vi phạm nhân quyền của người dân.
Trách nhiệm bảo vệ quan trọng không kém trách nhiệm tôn trọng. Bởi vậy, khi một chế độ, vì muốn tránh tiếng, nên mượn tay của thành phần ngoài chính quyền để đàn áp dân của mình thì vẫn là vi phạm.
Thực ra làm vậy là hạ sách. Nó cho chúng ta bước đệm thuận tiện hơn để vận động quốc tế can thiệp. Chẳng hạn, chúng tôi đề nghị chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu nhà nước Việt Nam điều tra các cáo buộc về Hội Cờ Đỏ và truy tố thủ phạm theo đúng luật quốc gia, và có câu trả lời tại buổi đối thoại nhân quyền vào tháng 5 tới đây.
Nếu phía Việt Nam có thái độ bao che thì phía Hoa Kỳ tự động sẽ nhìn ra. Đó là chứng cứ để chúng tôi đẩy tiếp bước chế tài cá nhân các giới chức liên luỵ theo Luật Magnitsky Toàn Cầu, hoặc chế tài tập thể bằng sự chỉ định CPC (quốc gia đặc biệt quan tâm) đối với chế độ ở Việt Nam. Tôi đề nghị người Việt ở trong và ngoài nước hãy dùng “Hội Cờ Đỏ” làm bước đệm cho công cuộc quốc tế vận. Đi 2 bước ngắn dễ hơn là tiến 1 bước dài.
Không ngưng ở đây
Hoàn tất tập hồ sơ “Hội Cờ Đỏ” không có nghĩa là xong việc. Chúng tôi tiếp tục cập nhật tập hồ sơ này mỗi khi có sự việc gì mới xảy ra. Do đó, chúng tôi kêu gọi đồng bào ở trong nước giúp theo dõi thật sát mọi hoạt động của các thành viên Hội Cờ Đỏ và gửi cho chúng tôi thông tin cập nhật mỗi khi họ có hành động mang tính cách hăm doạ, bách hại hay khủng bố. Xin gửi thông tin đến địa chỉ email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ” style=”margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 12px; background-color: transparent; color: rgb(21, 74, 127); text-decoration: none; background-position: initial initial; background-repeat: initial initial;”>bpsos@bpsos.org.
Đồng thời, chúng tôi mong rằng tập hồ sơ “Hội Cờ Đỏ”, kể cả 2 phụ đính, sẽ được nhiều người, nhiều nhóm, nhiều tổ chức dùng làm tài liệu mẫu để thực hiện các hồ sơ tương tự. Ở đây có 2 loại hồ sơ: (1) Báo cáo sự kiện; (2) tường trình tình trạng.
Báo cáo sự kiện tập trung vào một vụ đàn áp nhân quyền cụ thể, bao gồm thông tin chi tiết về diễn tiến, thủ phạm, và nhân chứng cùng với hình ảnh và tài liệu làm chứng cứ, chứng từ. Hai phụ đính về hoạt động của Hội Cờ Đỏ nhắm vào Giáo Xứ Song Ngọc và nhắm vào Giáo Xứ Kẻ Gai là ví dụ cho loại báo cáo sự kiện.
Tường trình tình trạng là hồ sơ mô tả tổng quát tình trạng đàn áp nhân quyền, phân tích căn nguyên và trình bày hậu quả. Tập tài liệu về Hội Cờ Đỏ mà chúng tôi công bố ngày hôm qua là một ví dụ. Nó trình bày lai lịch của các Hội Cờ Đỏ, chủ trương và phương cách hoạt động của họ, cũng như thái độ của chính quyền đối với họ và đối với nạn nhân của họ.
Khả năng thực hiện 2 loại báo cáo vi phạm nhân quyền này sẽ giúp cho người dân ở trong nước, với sự hỗ trợ của đồng bào của họ ở hải ngoại, đối phó một cách hiệu quả và nhanh chóng đối với mọi nhân tố đàn áp, kể cả đến từ chính quyền hay đến từ các thành phần được chính quyền mượn tay. Khi mà nhất nhất các vi phạm cam kết quốc tế về nhân quyền đều bị báo cáo, thì chế độ sẽ khó hứa một đằng nhưng làm một nẻo, còn chúng ta sẽ dễ hơn để vận động chế tài.
Để tiện cho người dân ở trong và ngoài nước mà không rành tiếng Anh, chúng tôi kêu gọi sự tiếp tay của những quý vị nào có thể giúp dịch 3 tài liệu kể trên sang tiếng Việt.
Mọi liên lạc với chúng tôi, xin gửi về Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ” style=”margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 12px; background-color: transparent; color: rgb(21, 74, 127); text-decoration: none; background-position: initial initial; background-repeat: initial initial;”>bpsos@bpsos.org.
Bài liên quan:
BPSOS công bố tài liệu về “Hội Cờ Đỏ”:
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1316-2018-03-27-22-48-34.html
March 29, 2018
Hồ sơ “Hội Cờ Đỏ”: Mở đầu cho cuộc vận động sắp đến
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ts. Nguyễn Đình Thắng, Mạch sống Media, ngày 28 tháng 3, 2018
Hôm qua, BPSOS công bố tập hồ sơ “Hội Cờ Đỏ” bằng tiếng Anh. Tập hồ sơ này cùng với 2 phụ đính, là 2 bản báo cáo với LHQ về hoạt động của Hội Cờ Đỏ nhắm vào Giáo Xứ Song Ngọc và Giáo Xứ Kẻ Gai, đã được tải lên trang mạng dvov.org. Chúng tôi mong rằng các tài liệu này sẽ hữu ích cho công cuộc vận động bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam nói chung và cho các giáo xứ Công Giáo đang là mục tiêu tấn công bởi các Hội Cờ Đỏ nói riêng.
Các thời điểm quan trọng
Công bố tập hồ sơ “Hội Cờ Đỏ” lúc này có tác dụng chuẩn bị cho 3 sự kiện sắp đến:
(1) Hội Nghị Thượng Đỉnh đánh dấu 20 năm hoạt động của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) trong tháng 4;
(2) Cuộc đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam vào tháng 5 tại thủ đô Hoa Kỳ;
(3) Buổi kiểm điểm định kỳ đối với Việt Nam về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự vá Chính Trị (ICCPR) vào tháng 7 tại LHQ.
Chúng tôi, và chúng ta cùng nhau, sẽ vận động để đưa hồ sơ “Hội Cờ Đỏ” vào nội dung của các sự kiện này. Song song, chúng tôi, và chúng ta cùng nhau, sẽ vận động để “Hội Cờ Đỏ” được đưa vào các bản phúc trình về nhân quyền và về tự do tôn giáo quốc tế, sẽ được công bố vào tháng 5 và tháng 6, cũng như bản phúc trình của Uỷ Hội USCIRF, sẽ được công bố vào tháng 5.
Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và hồ sơ “Hội Cờ Đỏ”, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 27/03/2018 (ảnh BPSOS) Cách nào để vận động?
Chúng tôi đã phổ biến tập hồ sơ này đến nhiều trăm tổ chức nhân quyền quốc tế và tổ chức xã hội dân sự ở trong vùng Á Châu – Thái Bình Dương, cũng như đến khoảng một chục toà đại sứ ở Hà Nội của các quốc gia dân chủ.
Những người ở Việt Nam, nếu có dịp tiếp xúc với các nhân viên toà đại sứ hay các phái đoàn ngoại quốc, cũng xin tuỳ nghi sử dụng các tài liệu này và kêu gọi họ đặt vấn đề trực tiếp với chính quyền Việt Nam:
http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/03/BPSOS-Report-on-Red-Flag-Associations-03-27-18.pdf
Phụ đính 1 — Báo cáo với LHQ về hoạt động của Hội Cờ Đỏ nhắm vào Giáo Xứ Song Ngọc: http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/02/UN-Report_Song-Ngoc-Parish_EN.pdf
Phụ đính 2 — Báo cáo với LHQ về hoạt động của Hội Cờ Đỏ nhắm vào Giáo Xứ Kẻ Gai:
http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/02/UN-SR-on-FoRB-KE-GAI_EN.pdf
Các tổ chức của người Việt ở hải ngoại cũng thế. Xin tuỳ nghi sử dụng các tài liệu kể trên trong quốc tế vận.
Nội dung vận động
Khi ký kết một công ước quốc tế về nhân quyền, quốc gia thành viên cam kết 2 điều:
(1) Tôn trọng, nghĩa là tự mình không vi phạm nhân quyền của người dân;
(2) Bảo vệ, nghĩa là phải ngăn chặn và trừng phạt thành phần thứ 3 vi phạm nhân quyền của người dân.
Trách nhiệm bảo vệ quan trọng không kém trách nhiệm tôn trọng. Bởi vậy, khi một chế độ, vì muốn tránh tiếng, nên mượn tay của thành phần ngoài chính quyền để đàn áp dân của mình thì vẫn là vi phạm.
Thực ra làm vậy là hạ sách. Nó cho chúng ta bước đệm thuận tiện hơn để vận động quốc tế can thiệp. Chẳng hạn, chúng tôi đề nghị chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu nhà nước Việt Nam điều tra các cáo buộc về Hội Cờ Đỏ và truy tố thủ phạm theo đúng luật quốc gia, và có câu trả lời tại buổi đối thoại nhân quyền vào tháng 5 tới đây.
Nếu phía Việt Nam có thái độ bao che thì phía Hoa Kỳ tự động sẽ nhìn ra. Đó là chứng cứ để chúng tôi đẩy tiếp bước chế tài cá nhân các giới chức liên luỵ theo Luật Magnitsky Toàn Cầu, hoặc chế tài tập thể bằng sự chỉ định CPC (quốc gia đặc biệt quan tâm) đối với chế độ ở Việt Nam. Tôi đề nghị người Việt ở trong và ngoài nước hãy dùng “Hội Cờ Đỏ” làm bước đệm cho công cuộc quốc tế vận. Đi 2 bước ngắn dễ hơn là tiến 1 bước dài.
Không ngưng ở đây
Hoàn tất tập hồ sơ “Hội Cờ Đỏ” không có nghĩa là xong việc. Chúng tôi tiếp tục cập nhật tập hồ sơ này mỗi khi có sự việc gì mới xảy ra. Do đó, chúng tôi kêu gọi đồng bào ở trong nước giúp theo dõi thật sát mọi hoạt động của các thành viên Hội Cờ Đỏ và gửi cho chúng tôi thông tin cập nhật mỗi khi họ có hành động mang tính cách hăm doạ, bách hại hay khủng bố. Xin gửi thông tin đến địa chỉ email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ” style=”margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 12px; background-color: transparent; color: rgb(21, 74, 127); text-decoration: none; background-position: initial initial; background-repeat: initial initial;”>bpsos@bpsos.org.
Đồng thời, chúng tôi mong rằng tập hồ sơ “Hội Cờ Đỏ”, kể cả 2 phụ đính, sẽ được nhiều người, nhiều nhóm, nhiều tổ chức dùng làm tài liệu mẫu để thực hiện các hồ sơ tương tự. Ở đây có 2 loại hồ sơ: (1) Báo cáo sự kiện; (2) tường trình tình trạng.
Báo cáo sự kiện tập trung vào một vụ đàn áp nhân quyền cụ thể, bao gồm thông tin chi tiết về diễn tiến, thủ phạm, và nhân chứng cùng với hình ảnh và tài liệu làm chứng cứ, chứng từ. Hai phụ đính về hoạt động của Hội Cờ Đỏ nhắm vào Giáo Xứ Song Ngọc và nhắm vào Giáo Xứ Kẻ Gai là ví dụ cho loại báo cáo sự kiện.
Tường trình tình trạng là hồ sơ mô tả tổng quát tình trạng đàn áp nhân quyền, phân tích căn nguyên và trình bày hậu quả. Tập tài liệu về Hội Cờ Đỏ mà chúng tôi công bố ngày hôm qua là một ví dụ. Nó trình bày lai lịch của các Hội Cờ Đỏ, chủ trương và phương cách hoạt động của họ, cũng như thái độ của chính quyền đối với họ và đối với nạn nhân của họ.
Khả năng thực hiện 2 loại báo cáo vi phạm nhân quyền này sẽ giúp cho người dân ở trong nước, với sự hỗ trợ của đồng bào của họ ở hải ngoại, đối phó một cách hiệu quả và nhanh chóng đối với mọi nhân tố đàn áp, kể cả đến từ chính quyền hay đến từ các thành phần được chính quyền mượn tay. Khi mà nhất nhất các vi phạm cam kết quốc tế về nhân quyền đều bị báo cáo, thì chế độ sẽ khó hứa một đằng nhưng làm một nẻo, còn chúng ta sẽ dễ hơn để vận động chế tài.
Để tiện cho người dân ở trong và ngoài nước mà không rành tiếng Anh, chúng tôi kêu gọi sự tiếp tay của những quý vị nào có thể giúp dịch 3 tài liệu kể trên sang tiếng Việt.
Mọi liên lạc với chúng tôi, xin gửi về Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ” style=”margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 12px; background-color: transparent; color: rgb(21, 74, 127); text-decoration: none; background-position: initial initial; background-repeat: initial initial;”>bpsos@bpsos.org.
Bài liên quan:
BPSOS công bố tài liệu về “Hội Cờ Đỏ”:
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1316-2018-03-27-22-48-34.html