Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 25/3/2018
Chính quyền Việt Nam đã quyết định mở phiên toà vào ngày 05/4 để xét xử luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và năm thành viên chủ chốt khác của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) với cáo buộc “lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999 (BLHS).
Phiên toà sẽ được tiến hành bởi Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội, hơn 27 tháng kể từ ngày bắt giữ ông Đài và trợ lý, cô Lê Thu Hà, và hơn tám tháng kể từ ngày 30/7/2017 khi lực lượng an ninh tiến hành bắt giữ Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển.
Nếu bị kết tội, các nhà hoạt động của HAEDC sẽ phải đối mặt với hình phạt nặng nề. Theo luật pháp Việt Nam hiện hành, người bị kết tội theo Điều 79 có thể bị án chung thân, thậm chí là tử hình. Gần đây, chính quyền Việt Nam kết án nhiều nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ với những bản án nặng nề cho những tội danh mơ hồ thuộc phần an ninh quốc gia.
Ngày 28/3 tới, Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An cũng sẽ mở phiên toà sơ thẩm đối với Nguyễn Viết Dũng, người sáng lập và là chủ tịch của Đảng Cộng hoà, một đảng không được công nhận ở Việt Nam, với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của BLHS 1999. Cựu tù nhân lương tâm Dũng bị bắt ngày 27/9/2017 tại quê nhà.
Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã từ chối đưa nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh ra xét xử với tội danh “lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS 1999, theo bà Lê Thị Thập, vợ của ông. Theo đó, Toà án trả lại hồ sơ cho cơ quan an ninh điều tra thành phố để điều tra thêm.
Hai nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga và Nguyễn Văn Oai bị đưa đi giam cầm ở Trại giam Gia Trung thuộc tỉnh Gia Lai, một nơi xa xôi với điều kiện giam cầm khắc nghiệt, cách Hà Nam và Nghệ An là 1,200 km và 900 km, là nơi gia đình của họ đang sinh sống. Đưa đi giam ở những trại giam xa gia đình là một trong những biện pháp trừng phạt mà chính quyền dành cho tù nhân lương tâm.
Nhà thơ kỳ cựu Bùi Minh Quốc, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, bị an ninh sân bay Tân Sơn Nhất chặn vào ngày 20/3 khi ông trên đường sang Hoa Kỳ để thăm con trai đang học tiến sỹ tại đây. An ninh cho biết ông thuộc dạng không được xuất cảnh vì lý do an ninh. Ông là một trong hàng trăm nhà hoạt động bị nhà cầm quyền không cho đi nước ngoài vì lý do mơ hồ về an ninh quốc gia.
và một số tin quan trọng khác.
===== 19/3 =====
Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai và Trần Thị Nga bị chuyển đến Gia Trung
Chính quyền Việt Nam đã chuyển hai tù nhân lương tâm Trần Thị Nga và Nguyễn Văn Oai đến trại giam Gia Trung ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, cách Hà Nam nơi gia đình Trần Thị Nga đang sinh sống khoảng 1.200 km và cách Nghệ An, là quê hương của Nguyễn Văn Oai, khoảng 900 km.
Theo nhà hoạt động Phan Văn Phong, là bố của hai con nhỏ Phan Văn Phú và Phan Văn Tài của Trần Thị Nga, thì ba cha con ông đến trại giam Dak Trung ở Dak Lak để thăm cô, như thông báo của Công an tỉnh Hà Nam, nhưng không tìm thấy cô ở đây. Ba cha con được khuyên đi tìm cô ở trại giam Gia Trung, là nơi giam giữ nhiều tù nhân lương tâm từ trước, và quả thực là Trần Thị Nga đang bị giam ở nơi này, một khu vực được coi là “rừng thiêng nước độc.”
Tuy nhiên, ba cha con ông không được gặp Trần Thị Nga vì Ban giám thị trại giam nói rằng cô không hợp tác với trại giam, cụ thể là không thừa nhận mình có tội và không chịu mặc áo có chữ phạm nhân.
Sau khi di chuyển hàng nghìn kilomet, ba cha con lại phải quay ra Bắc mà không được gặp cô.
Gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai cho hay anh đã bị chuyển từ trại giam ở Nghệ An đến trại giam Gia Trung mà gia đình không hề nhận được thông báo nào từ phía nhà cầm quyền về việc ông bị chuyển trại. Theo gia đình anh, anh Oai đang phải làm lao động khổ sai rất mệt nhọc.
Nhà cầm quyền CSVN thường chuyển các tù nhân lương tâm tới những trại giam xa nhà, để gây khó khăn cho gia đình họ. Vào dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, hai tù nhân lương tâm khác là bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, và bà Trần Thị Nga cũng đã bị chuyển đến những trại giam xa nhà.
===== 20/3 =====
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, nhà thơ Bùi Minh Quốc bị cấm xuất cảnh
Ngày 20/3, nhà thơ Bùi Minh Quốc, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, bị công an phi trường Tân Sơn Nhất ngăn chặn khi ông trên đường đi Hoa Kỳ dự lễ tốt nghiệp và lễ đính hôn của con trai ông.
Ông Quốc, người từng là phó chủ tịch Hội Văn Nghệ Việt Nam, cho biết vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 20 tháng 3, khi ông làm thủ tục để đi quá cảnh sang Nhật Bản, đã bị an ninh cửa khẩu từ chối. Sau đó, ông bị mời vào phòng làm việc của công an phi trường. Một thiếu tá công an nói với ông rằng, hiện giờ ông không được phép xuất cảnh vì “là người thuộc diện chưa được phép xuất cảnh vì lý do an ninh.”
Ông Quốc đã gửi thư ngỏ tới lãnh đạo Việt Nam để khiếu nại về vụ việc.
Hàng trăm người hoạt động ở Việt Nam bị cấm xuất cảnh và nhiều người gốc Việt ở nước ngoài bị từ chối nhập cảnh vì lý do an ninh quốc gia. Việc cấm này diễn ra một cách khá phổ biến nhưng hoàn toàn không minh bạch. Không một ai biết trước họ bị cấm, và không một cơ quan nào đứng ra giải thích lý do cấm.
===== 21/3 =====
Nghệ An sẽ xét xử Nguyễn Viết Dũng vào ngày 28/3
Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ đưa nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng, người sáng lập và chủ tịch của Đảng Cộng hoà, một tổ chức không được đăng ký ở Việt Nam, ra xét xử với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Theo gia đình, hai luật sư Ngô Anh Tuấn và Nguyễn Khả Thành đã được vào trại giam để gặp cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng để chuẩn bị bào chữa cho phiên toà tới đây. Đây là lần đầu tiên hai luật sư được gặp thân chủ, chỉ ít ngày trước phiên toà.
Luật sư Ngô Anh Tuấn, người có kế hoạch tổ chức lễ cưới vào ngày 28/3, đã gửi đơn đề nghị hoãn phiên toà sang ngày khác, nhưng Toà án không đồng ý. Tuy nhiên, việc hoãn phiên toà vẫn có thể xảy ra.
Nguyễn Viết Dũng bị bắt cóc bởi lực lượng an ninh Nghệ An vào sáng ngày 27/9/2017. Sau đó, nhà cầm quyền công bố lệnh bắt cùng cáo buộc.
Đây là lần thứ hai nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng bị bắt. Lần thứ nhất là vào ngày 12/04/2015, anh Dũng bị Công an Hà Nội bắt giữ sau khi tham gia cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh tại Hà Nội. Sau đó, Công an Hà Nội đã khởi tố anh Dũng về tội ‘Gây rối trật tự công cộng’ theo Điều 245 của BLHS. Phiên xử sơ thẩm diễn ra vào ngày 14/12/2015, Tòa án ở Hà Nội tuyên anh Dũng bản án 15 tháng tù giam và phiên xử phúc thẩm sau đó mấy tháng đã tuyên giảm bản án xuống còn 12 tháng.
Sau khi mãn hạn tù, Dũng tiếp tục hoạt động nhằm cổ suý nhân quyền và dân chủ cũng như lên tiếng phản đối Công ty Formosa trong việc huỷ hoại môi trường biển ở miền Trung.
===== 22/3 =====
Luật sư Nguyễn Văn Đài và 5 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ sẽ bị xét xử ngày 5/4
Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ra thông báo sẽ đưa luật sư Nguyễn Văn Đài cùng 5 thành viên của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) ra xét xử vào ngày 5/4 tới đây về cáo buộc “lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự (BLHS).
Phiên toà sơ thẩm dự kiến sẽ được tiến hành hơn 27 tháng sau khi nhà cầm quyền bắt giữ luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, người sáng lập HAEDC và trợ lý của ông, cô Lê Thu Hà, và hơn tám tháng sau vụ bắt giữ bốn nhà hoạt động khác là ông Phạm Văn Trội, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Nguyễn Bắc Truyển và ông Trương Minh Đức.
Đây là lần thứ hai luật sư Nguyễn Văn Đài bị tòa án CSVN xét xử. Vào tháng 5 năm 2007, ông cùng luật sư Lê Thị Công Nhân ra tòa ở Hà Nội về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của BLHS. Khi đó, ông Đài bị tuyên bản án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế. Phiên tòa phúc thẩm sau đó giảm án cho ông xuống còn 4 năm tù và 4 năm quản chế.
Sau khi ra tù, ông nhiều lần bị công an theo dõi và hành hung do tiếp tục hoạt động truyền bá tư tưởng dân chủ, và nâng cao ý thức quần chúng về nhân quyền. Ngày 16 tháng 12 năm 2015, ông bị bắt trên đường đi gặp đoàn đối thoại nhân quyền của EU, trong khuôn khổ các cuộc gặp gỡ của phái đoàn EU với các nhóm xã hội dân sự và nhà hoạt động Việt Nam.
Vụ xử ngày 5 tháng 4 tới đây cũng là lần xét xử thứ hai đối với các cựu tù nhân lương tâm gồm ông Phạm Văn Trội, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Nguyễn Bắc Truyển và ông Trương Minh Đức.
Nhiều tổ chức nhân quyền và chính phủ các nước phương Tây và đã lên án vụ bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài cùng các nhà hoạt động khác. Nhưng cho tới nay, các nỗ lực từ bên ngoài chưa đủ mạnh để nhà cầm quyền Việt Nam dừng chiến dịch đàn áp.
===== 24/3 =====
Công an thành phố HCM bị yêu cầu điều tra lại vụ án Lưu Văn Vịnh
Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã từ chối truy tố nhà hoạt động dân chủ Lưu Văn Vịnh theo như đề nghị của Cơ quan điều tra công an thành phố vì không đủ căn cứ để xét xử ông theo tội danh “lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự.
Theo cô Lê Thị Thập, vợ của nhà hoạt động, thì Toà án đã trả lại hồ sơ cho phía công an và yêu cầu điều tra bổ sung.
Ông Lưu Văn Vịnh bị bắt ngày 06/11/2016 tại nhà riêng ở thành phố HCM, chỉ vài ngày sau khi ông tuyên bố rời Liên minh Dân tộc Việt Nam tự quyết, một tổ chức do ông sáng lập vào tháng 7 năm đó với mục tiêu giành quyền tự quyết cho người dân trong việc giải quyết những vấn đề hệ trọng của đất nước.
Ông đã bị đánh đập trong quá trình bị bắt giữ, và bị biệt giam từ đó cho đến khi bên công an công bố kết thúc điều tra vào cuối tháng 10 năm ngoái.
Ông Vịnh từng tham gia nhiều cuộc tuần hành chống Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Ông cũng biểu tình ông hoà phản đối Formosa nhiều lần ở Sài Gòn.
——————–
RSF nêu vấn đề tự do báo chí khi Nguyễn Phú Trọng thăm Pháp
Phóng viên Không giới (Reporters Without Borders- RSF) vừa lên tiếng kêu gọi chính phủ Pháp hãy đặt thẳng những câu hỏi cấm kỵ về vi phạm trầm trọng quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhân dịp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang thăm Pháp từ ngày 25/03.
Ông Trọng sẽ tới Paris bắt đầu cuộc thăm viếng hai ngày, theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Cuộc thăm viếng đánh dấu 5 năm chương trình hợp tác chiến lược giữa Pháp và Việt Nam, với mục đích “tăng cường liên hệ trên mọi địa hạt” giữa hai quốc gia. Dù vậy, tự do báo chí cho tới nay vẫn bị quên lãng trong hiệp ước.
Ông Daniel Bastard, trưởng phòng Á Châu – Thái Bình Dương của RSF, cho biết ông chờ đợi chính phủ Pháp đặt một số câu hỏi cấm kỵ với ông Trọng, những câu hỏi mà các ký giả Việt Nam đã phải trả giá bằng sự tự do của mình.
Trong năm 2017, 20 ký giả đã bị bắt, bị đưa đi trại tập trung, bị tuyên những án tù 9, 10 hay 14 năm chỉ vì muốn làm nhiệm vụ thông tin. Những phiên toà ban án tù không bao giờ kéo dài quá 4 giờ. Luật sư bào chữa bị gạt ra ngoài. Thân nhân của các tù nhân tố cáo tình trạng hết sức khủng khiếp như lao động cưỡng bách và thiếu thốn thuốc men. Tình trạng sức khỏe của nhiều blogger, như Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sa sút một cách đáng ngại. Sức khỏe tinh thần của những công dân nhà báo Việt Nam cũng bị đe dọa, khi họ bị đày tới những nhà tù cách gia đình hàng ngàn cây số.
Nhân chuyến thăm nước Pháp của ông Nguyễn Phú Trọng, RSF đã đồng ký với hai tổ chức nhân quyền khác, kêu gọi chính phủ Pháp đặt thẳng thắn vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Việt Nam hiện đứng gần cuối bảng xếp hạng tự do báo chí trên thế giới của RSF, thứ 175 trên 180 quốc gia, và trong nhiều năm qua luôn là một “kẻ thù của Internet.”
========================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây
March 25, 2018
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 12 từ ngày 19 đến 25/3/2018: Việt Nam đưa luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và 5 thành viên HAEDC ra xét xử đầu tháng 4
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 25/3/2018
Chính quyền Việt Nam đã quyết định mở phiên toà vào ngày 05/4 để xét xử luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và năm thành viên chủ chốt khác của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) với cáo buộc “lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999 (BLHS).
Phiên toà sẽ được tiến hành bởi Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội, hơn 27 tháng kể từ ngày bắt giữ ông Đài và trợ lý, cô Lê Thu Hà, và hơn tám tháng kể từ ngày 30/7/2017 khi lực lượng an ninh tiến hành bắt giữ Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển.
Nếu bị kết tội, các nhà hoạt động của HAEDC sẽ phải đối mặt với hình phạt nặng nề. Theo luật pháp Việt Nam hiện hành, người bị kết tội theo Điều 79 có thể bị án chung thân, thậm chí là tử hình. Gần đây, chính quyền Việt Nam kết án nhiều nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ với những bản án nặng nề cho những tội danh mơ hồ thuộc phần an ninh quốc gia.
Ngày 28/3 tới, Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An cũng sẽ mở phiên toà sơ thẩm đối với Nguyễn Viết Dũng, người sáng lập và là chủ tịch của Đảng Cộng hoà, một đảng không được công nhận ở Việt Nam, với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của BLHS 1999. Cựu tù nhân lương tâm Dũng bị bắt ngày 27/9/2017 tại quê nhà.
Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã từ chối đưa nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh ra xét xử với tội danh “lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS 1999, theo bà Lê Thị Thập, vợ của ông. Theo đó, Toà án trả lại hồ sơ cho cơ quan an ninh điều tra thành phố để điều tra thêm.
Hai nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga và Nguyễn Văn Oai bị đưa đi giam cầm ở Trại giam Gia Trung thuộc tỉnh Gia Lai, một nơi xa xôi với điều kiện giam cầm khắc nghiệt, cách Hà Nam và Nghệ An là 1,200 km và 900 km, là nơi gia đình của họ đang sinh sống. Đưa đi giam ở những trại giam xa gia đình là một trong những biện pháp trừng phạt mà chính quyền dành cho tù nhân lương tâm.
Nhà thơ kỳ cựu Bùi Minh Quốc, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, bị an ninh sân bay Tân Sơn Nhất chặn vào ngày 20/3 khi ông trên đường sang Hoa Kỳ để thăm con trai đang học tiến sỹ tại đây. An ninh cho biết ông thuộc dạng không được xuất cảnh vì lý do an ninh. Ông là một trong hàng trăm nhà hoạt động bị nhà cầm quyền không cho đi nước ngoài vì lý do mơ hồ về an ninh quốc gia.
và một số tin quan trọng khác.
===== 19/3 =====
Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai và Trần Thị Nga bị chuyển đến Gia Trung
Chính quyền Việt Nam đã chuyển hai tù nhân lương tâm Trần Thị Nga và Nguyễn Văn Oai đến trại giam Gia Trung ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, cách Hà Nam nơi gia đình Trần Thị Nga đang sinh sống khoảng 1.200 km và cách Nghệ An, là quê hương của Nguyễn Văn Oai, khoảng 900 km.
Theo nhà hoạt động Phan Văn Phong, là bố của hai con nhỏ Phan Văn Phú và Phan Văn Tài của Trần Thị Nga, thì ba cha con ông đến trại giam Dak Trung ở Dak Lak để thăm cô, như thông báo của Công an tỉnh Hà Nam, nhưng không tìm thấy cô ở đây. Ba cha con được khuyên đi tìm cô ở trại giam Gia Trung, là nơi giam giữ nhiều tù nhân lương tâm từ trước, và quả thực là Trần Thị Nga đang bị giam ở nơi này, một khu vực được coi là “rừng thiêng nước độc.”
Tuy nhiên, ba cha con ông không được gặp Trần Thị Nga vì Ban giám thị trại giam nói rằng cô không hợp tác với trại giam, cụ thể là không thừa nhận mình có tội và không chịu mặc áo có chữ phạm nhân.
Sau khi di chuyển hàng nghìn kilomet, ba cha con lại phải quay ra Bắc mà không được gặp cô.
Gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai cho hay anh đã bị chuyển từ trại giam ở Nghệ An đến trại giam Gia Trung mà gia đình không hề nhận được thông báo nào từ phía nhà cầm quyền về việc ông bị chuyển trại. Theo gia đình anh, anh Oai đang phải làm lao động khổ sai rất mệt nhọc.
Nhà cầm quyền CSVN thường chuyển các tù nhân lương tâm tới những trại giam xa nhà, để gây khó khăn cho gia đình họ. Vào dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, hai tù nhân lương tâm khác là bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, và bà Trần Thị Nga cũng đã bị chuyển đến những trại giam xa nhà.
===== 20/3 =====
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, nhà thơ Bùi Minh Quốc bị cấm xuất cảnh
Ngày 20/3, nhà thơ Bùi Minh Quốc, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, bị công an phi trường Tân Sơn Nhất ngăn chặn khi ông trên đường đi Hoa Kỳ dự lễ tốt nghiệp và lễ đính hôn của con trai ông.
Ông Quốc, người từng là phó chủ tịch Hội Văn Nghệ Việt Nam, cho biết vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 20 tháng 3, khi ông làm thủ tục để đi quá cảnh sang Nhật Bản, đã bị an ninh cửa khẩu từ chối. Sau đó, ông bị mời vào phòng làm việc của công an phi trường. Một thiếu tá công an nói với ông rằng, hiện giờ ông không được phép xuất cảnh vì “là người thuộc diện chưa được phép xuất cảnh vì lý do an ninh.”
Ông Quốc đã gửi thư ngỏ tới lãnh đạo Việt Nam để khiếu nại về vụ việc.
Hàng trăm người hoạt động ở Việt Nam bị cấm xuất cảnh và nhiều người gốc Việt ở nước ngoài bị từ chối nhập cảnh vì lý do an ninh quốc gia. Việc cấm này diễn ra một cách khá phổ biến nhưng hoàn toàn không minh bạch. Không một ai biết trước họ bị cấm, và không một cơ quan nào đứng ra giải thích lý do cấm.
===== 21/3 =====
Nghệ An sẽ xét xử Nguyễn Viết Dũng vào ngày 28/3
Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ đưa nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng, người sáng lập và chủ tịch của Đảng Cộng hoà, một tổ chức không được đăng ký ở Việt Nam, ra xét xử với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Theo gia đình, hai luật sư Ngô Anh Tuấn và Nguyễn Khả Thành đã được vào trại giam để gặp cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng để chuẩn bị bào chữa cho phiên toà tới đây. Đây là lần đầu tiên hai luật sư được gặp thân chủ, chỉ ít ngày trước phiên toà.
Luật sư Ngô Anh Tuấn, người có kế hoạch tổ chức lễ cưới vào ngày 28/3, đã gửi đơn đề nghị hoãn phiên toà sang ngày khác, nhưng Toà án không đồng ý. Tuy nhiên, việc hoãn phiên toà vẫn có thể xảy ra.
Nguyễn Viết Dũng bị bắt cóc bởi lực lượng an ninh Nghệ An vào sáng ngày 27/9/2017. Sau đó, nhà cầm quyền công bố lệnh bắt cùng cáo buộc.
Đây là lần thứ hai nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng bị bắt. Lần thứ nhất là vào ngày 12/04/2015, anh Dũng bị Công an Hà Nội bắt giữ sau khi tham gia cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh tại Hà Nội. Sau đó, Công an Hà Nội đã khởi tố anh Dũng về tội ‘Gây rối trật tự công cộng’ theo Điều 245 của BLHS. Phiên xử sơ thẩm diễn ra vào ngày 14/12/2015, Tòa án ở Hà Nội tuyên anh Dũng bản án 15 tháng tù giam và phiên xử phúc thẩm sau đó mấy tháng đã tuyên giảm bản án xuống còn 12 tháng.
Sau khi mãn hạn tù, Dũng tiếp tục hoạt động nhằm cổ suý nhân quyền và dân chủ cũng như lên tiếng phản đối Công ty Formosa trong việc huỷ hoại môi trường biển ở miền Trung.
===== 22/3 =====
Luật sư Nguyễn Văn Đài và 5 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ sẽ bị xét xử ngày 5/4
Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ra thông báo sẽ đưa luật sư Nguyễn Văn Đài cùng 5 thành viên của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) ra xét xử vào ngày 5/4 tới đây về cáo buộc “lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự (BLHS).
Phiên toà sơ thẩm dự kiến sẽ được tiến hành hơn 27 tháng sau khi nhà cầm quyền bắt giữ luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, người sáng lập HAEDC và trợ lý của ông, cô Lê Thu Hà, và hơn tám tháng sau vụ bắt giữ bốn nhà hoạt động khác là ông Phạm Văn Trội, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Nguyễn Bắc Truyển và ông Trương Minh Đức.
Đây là lần thứ hai luật sư Nguyễn Văn Đài bị tòa án CSVN xét xử. Vào tháng 5 năm 2007, ông cùng luật sư Lê Thị Công Nhân ra tòa ở Hà Nội về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của BLHS. Khi đó, ông Đài bị tuyên bản án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế. Phiên tòa phúc thẩm sau đó giảm án cho ông xuống còn 4 năm tù và 4 năm quản chế.
Sau khi ra tù, ông nhiều lần bị công an theo dõi và hành hung do tiếp tục hoạt động truyền bá tư tưởng dân chủ, và nâng cao ý thức quần chúng về nhân quyền. Ngày 16 tháng 12 năm 2015, ông bị bắt trên đường đi gặp đoàn đối thoại nhân quyền của EU, trong khuôn khổ các cuộc gặp gỡ của phái đoàn EU với các nhóm xã hội dân sự và nhà hoạt động Việt Nam.
Vụ xử ngày 5 tháng 4 tới đây cũng là lần xét xử thứ hai đối với các cựu tù nhân lương tâm gồm ông Phạm Văn Trội, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Nguyễn Bắc Truyển và ông Trương Minh Đức.
Nhiều tổ chức nhân quyền và chính phủ các nước phương Tây và đã lên án vụ bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài cùng các nhà hoạt động khác. Nhưng cho tới nay, các nỗ lực từ bên ngoài chưa đủ mạnh để nhà cầm quyền Việt Nam dừng chiến dịch đàn áp.
===== 24/3 =====
Công an thành phố HCM bị yêu cầu điều tra lại vụ án Lưu Văn Vịnh
Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã từ chối truy tố nhà hoạt động dân chủ Lưu Văn Vịnh theo như đề nghị của Cơ quan điều tra công an thành phố vì không đủ căn cứ để xét xử ông theo tội danh “lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự.
Theo cô Lê Thị Thập, vợ của nhà hoạt động, thì Toà án đã trả lại hồ sơ cho phía công an và yêu cầu điều tra bổ sung.
Ông Lưu Văn Vịnh bị bắt ngày 06/11/2016 tại nhà riêng ở thành phố HCM, chỉ vài ngày sau khi ông tuyên bố rời Liên minh Dân tộc Việt Nam tự quyết, một tổ chức do ông sáng lập vào tháng 7 năm đó với mục tiêu giành quyền tự quyết cho người dân trong việc giải quyết những vấn đề hệ trọng của đất nước.
Ông đã bị đánh đập trong quá trình bị bắt giữ, và bị biệt giam từ đó cho đến khi bên công an công bố kết thúc điều tra vào cuối tháng 10 năm ngoái.
Ông Vịnh từng tham gia nhiều cuộc tuần hành chống Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Ông cũng biểu tình ông hoà phản đối Formosa nhiều lần ở Sài Gòn.
——————–
RSF nêu vấn đề tự do báo chí khi Nguyễn Phú Trọng thăm Pháp
Phóng viên Không giới (Reporters Without Borders- RSF) vừa lên tiếng kêu gọi chính phủ Pháp hãy đặt thẳng những câu hỏi cấm kỵ về vi phạm trầm trọng quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhân dịp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang thăm Pháp từ ngày 25/03.
Ông Trọng sẽ tới Paris bắt đầu cuộc thăm viếng hai ngày, theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Cuộc thăm viếng đánh dấu 5 năm chương trình hợp tác chiến lược giữa Pháp và Việt Nam, với mục đích “tăng cường liên hệ trên mọi địa hạt” giữa hai quốc gia. Dù vậy, tự do báo chí cho tới nay vẫn bị quên lãng trong hiệp ước.
Ông Daniel Bastard, trưởng phòng Á Châu – Thái Bình Dương của RSF, cho biết ông chờ đợi chính phủ Pháp đặt một số câu hỏi cấm kỵ với ông Trọng, những câu hỏi mà các ký giả Việt Nam đã phải trả giá bằng sự tự do của mình.
Trong năm 2017, 20 ký giả đã bị bắt, bị đưa đi trại tập trung, bị tuyên những án tù 9, 10 hay 14 năm chỉ vì muốn làm nhiệm vụ thông tin. Những phiên toà ban án tù không bao giờ kéo dài quá 4 giờ. Luật sư bào chữa bị gạt ra ngoài. Thân nhân của các tù nhân tố cáo tình trạng hết sức khủng khiếp như lao động cưỡng bách và thiếu thốn thuốc men. Tình trạng sức khỏe của nhiều blogger, như Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sa sút một cách đáng ngại. Sức khỏe tinh thần của những công dân nhà báo Việt Nam cũng bị đe dọa, khi họ bị đày tới những nhà tù cách gia đình hàng ngàn cây số.
Nhân chuyến thăm nước Pháp của ông Nguyễn Phú Trọng, RSF đã đồng ký với hai tổ chức nhân quyền khác, kêu gọi chính phủ Pháp đặt thẳng thắn vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Việt Nam hiện đứng gần cuối bảng xếp hạng tự do báo chí trên thế giới của RSF, thứ 175 trên 180 quốc gia, và trong nhiều năm qua luôn là một “kẻ thù của Internet.”
========================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây