Bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động xã hội bị bắt bỏ tù. Ảnh chụp phiên tòa xử bà Nga ngày 21/12/2017.
RFA, 21-03-2018
Nữ tù chính trị Trần Thị Nga, người bị kết án 9 năm tù với cáo buộc tuyên truyền chống Nhà Nước, vừa qua bị chuyển từ Hà Nam lên Dak Trung, tỉnh Dak Lak. Tuy nhiên vào ngày 20 tháng 3, người phối ngẫu của tù chính trị Trần Thị Nga và hai con nhỏ đến Dak Trung thăm nuôi thì được biết bà này bị chuyển sang trại Gia Trung, tỉnh Gia Lai.
Vào chiều ngày 21 tháng 3, ông Phan Văn Phong, người phối ngẫu của tù chính trị Trần Thị Nga, cho Đài Á Châu Tự Do biết về tình hình thực tế như sau:
“Tỉnh Hà Nam viết giấy cho biết chuyển lên Dak Trung. Tôi đến tận Dak Trung rồi; tuy nhiên họ nói họ không đủ điều kiện để quản lý tù chính trị nên họ không nhận. Cuối cùng hai bên họ thống nhất với nhau nên chuyển sang Gia Trung- nơi giam giữ Cô Hằng, Cô Thêu trước đây.
Tôi sang đó họ cũng tiếp đón đàng hoàng, lịch sự, tốt! Họ thông báo Trần Thị Nga đến đó rồi, sức khỏe tốt, chỗ ở sạch sẽ, tốt. Họ nói đến chừng 1 tháng và tăng lên 3 cân (ký). Tôi nghe thế cũng mừng; nhưng họ nói Trần Thị Nga không hợp tác nên chưa được gặp gỡ thân nhân. Cho nên cũng hơi buồn phải về không!”
Bà Trần Thị Nga, 41 tuổi có hai con còn nhỏ, là một nhà hoạt động nhân quyền và cho người lao động. Bà bị lực lượng chức năng đến nhà bắt vào ngày 21 tháng giêng năm 2017 ngay trước Tết Âm Lịch Đinh Dậu với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Đến ngày 25 tháng 7 năm 2017 bà bị tòa tuyên án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế. Phiên phúc thẩm vào ngày 22 tháng 12 cùng năm giữ nguyên án sơ thẩm.
Tuy nhiên bản thân bà Trần Thị Nga và các luật sư bào chữa đều cho rằng bà thực thi quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa chứ không vi phạm pháp luật Việt Nam.
Trước phiên xử bà Trần Thị Nga, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo kêu gọi chính phủ Hà Nội trả tự do cho bà. Sau khi bà Trần Thị Nga bị bắt có cả ngàn cá nhân và hơn 30 tổ chức xã hội dân sự độc lập cũng ký kiến nghị kêu gọi trả tự do vô điều kiện cho bà này.
March 22, 2018
Nữ tù chính trị Trần Thị Nga bị chuyển trại giam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động xã hội bị bắt bỏ tù. Ảnh chụp phiên tòa xử bà Nga ngày 21/12/2017.
RFA, 21-03-2018
Nữ tù chính trị Trần Thị Nga, người bị kết án 9 năm tù với cáo buộc tuyên truyền chống Nhà Nước, vừa qua bị chuyển từ Hà Nam lên Dak Trung, tỉnh Dak Lak. Tuy nhiên vào ngày 20 tháng 3, người phối ngẫu của tù chính trị Trần Thị Nga và hai con nhỏ đến Dak Trung thăm nuôi thì được biết bà này bị chuyển sang trại Gia Trung, tỉnh Gia Lai.
Vào chiều ngày 21 tháng 3, ông Phan Văn Phong, người phối ngẫu của tù chính trị Trần Thị Nga, cho Đài Á Châu Tự Do biết về tình hình thực tế như sau:
“Tỉnh Hà Nam viết giấy cho biết chuyển lên Dak Trung. Tôi đến tận Dak Trung rồi; tuy nhiên họ nói họ không đủ điều kiện để quản lý tù chính trị nên họ không nhận. Cuối cùng hai bên họ thống nhất với nhau nên chuyển sang Gia Trung- nơi giam giữ Cô Hằng, Cô Thêu trước đây.
Tôi sang đó họ cũng tiếp đón đàng hoàng, lịch sự, tốt! Họ thông báo Trần Thị Nga đến đó rồi, sức khỏe tốt, chỗ ở sạch sẽ, tốt. Họ nói đến chừng 1 tháng và tăng lên 3 cân (ký). Tôi nghe thế cũng mừng; nhưng họ nói Trần Thị Nga không hợp tác nên chưa được gặp gỡ thân nhân. Cho nên cũng hơi buồn phải về không!”
Bà Trần Thị Nga, 41 tuổi có hai con còn nhỏ, là một nhà hoạt động nhân quyền và cho người lao động. Bà bị lực lượng chức năng đến nhà bắt vào ngày 21 tháng giêng năm 2017 ngay trước Tết Âm Lịch Đinh Dậu với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Đến ngày 25 tháng 7 năm 2017 bà bị tòa tuyên án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế. Phiên phúc thẩm vào ngày 22 tháng 12 cùng năm giữ nguyên án sơ thẩm.
Tuy nhiên bản thân bà Trần Thị Nga và các luật sư bào chữa đều cho rằng bà thực thi quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa chứ không vi phạm pháp luật Việt Nam.
Trước phiên xử bà Trần Thị Nga, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo kêu gọi chính phủ Hà Nội trả tự do cho bà. Sau khi bà Trần Thị Nga bị bắt có cả ngàn cá nhân và hơn 30 tổ chức xã hội dân sự độc lập cũng ký kiến nghị kêu gọi trả tự do vô điều kiện cho bà này.