Nhà hoạt động Võ Quang Thuận, tùy viên chính trị đại sứ quán Mỹ David Muehlke, và nhà hoạt động Nguyễn Văn Điển. (Facebook Hội Anh Em Dân chủ)
VOA, 30-01-2018
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 30/1 kêu gọi chính phủ Việt Nam hủy bỏ cáo buộc và trả tự do cho các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc, một ngày trước khi họ bị đưa ra xét xử tại Hà Nội.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đưa ra lời kêu gọi này giữa lúc có nhiều đợt đàn áp lan rộng khi Đảng Cộng sản gia tăng quyền lực. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á của tổ chức này nói dù bị đàn áp mạnh, tinh thần của các nhà hoạt động nhìn chung vẫn kiên cường:
“Các nhà hoạt động Việt Nam rất cương quyết và can đảm. Họ tiếp tục tranh đấu, và quyết tâm theo con đường của mình, cố gắng vượt qua mọi thách thức, cùng cất tiếng nói yêu cầu chính quyền tôn trọng quyền con người và cải cảch đất nước.”
Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói trong một tuyên bố hôm 30/1: “Trần Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển là ba người trong hàng ngũ đang lớn mạnh của các nhà hoạt động và blogger sử dụng internet để thúc đẩy nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Việc bắt bớ và bỏ tù những người bất đồng chính kiến không ngăn cản được ngày càng có nhiều người Việt Nam lên tiếng.”
Ông Thuận và ông Điển bị bắt từ tháng Ba năm 2017, còn Phúc bị bắt hồi tháng Sáu năm 2017 vì đăng tải tài liệu phê phán chính phủ trên mạng internet, và họ đều bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước.”
Dự kiến, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ xét xử ba nhà hoạt động vào ngày 31/1/ 2018.
Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, là sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và là thành viên của Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI). Anh bắt đầu tham gia các hoạt động xã hội trong mấy năm gần đây, như cứu trợ nạn nhân bão lụt ở miền trung và tham gia các hoạt động ủng hộ nhân quyền.
Cũng trong tháng Năm năm 2016, Trần Hoàng Phúc được mời tới dự cuộc gặp giữa cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với các thành viên của YSEALI trong chuyến thăm Việt Nam. Trần Hoàng Phúc mang theo các tài liệu liên quan tới thảm họa môi trường tại các tỉnh miền Trung do Formosa gây ra hồi tháng 4/2016. Trong khi đang xếp hàng để vào phòng họp, nhân viên an ninh đến đưa anh về một đồn công an để thẩm vấn.
Ngày 29/6 năm 2017, công an bắt Trần Hoàng Phúc ở Hà Nội vì hành vi lưu trữ và đăng tải các tài liệu họ cho là “tuyên truyền chống Nhà nước” và cáo buộc anh theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự.
Ông Vũ Quang Thuận, còn được biết đến với tên gọi Võ Phù Đổng, 51 tuổi, bắt đầu hoạt động dân chủ từ năm 2007 khi ông và nhà hoạt động Lê Thăng Long thành lập Phong trào Chấn hưng nước Việt, nhằm vận động cho một hệ thống chính trị dân chủ đa đảng.
Ông Nguyễn Văn Điển, còn gọi là Điển Ái Quốc, 34 tuổi, đã cộng tác với Vũ Quang Thuận để bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam ở Malaysia. Ông Điển bị bắt năm 2010 ở Kuala Lumpur và bị trục xuất về Việt Nam năm 2011.
Công an bắt Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển vào ngày 2/3/2017 tại Hà Nội vì đã “làm, phát tán nhiều clip có nội dung xấu lên mạng Internet” và cáo buộc họ tội “tuyên truyền chống nhà nước.”
Blogger Trương Hùng Thái ở Thành phố Hồ Chí Minh viết trên Facebook đặt nghi vấn tại sao chính quyền có thể xử ba nhà tranh đấu tội “tuyên truyền chống nhà nước” trong khi Thuận và Điển chỉ đưa lên mạng xã hội 17 lần phát sóng, trong đó Phúc tiếp sức 3 lần. “Tôi nhận thấy họ vô tội” và họ “sẽ ngẫng cao đầu trước tòa,” blogger Hùng Thái nhận định.
Ông Adams nói: “Chính quyền Việt Nam kiểm soát mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin đại chúng trong nước, để phục vụ cho chính sách như một cỗ máy tuyên truyền. Sao lại phải quá sợ hãi những người phê phán chính quyền đến như vậy trong khi kênh truyền thông của họ nhỏ bé hơn rất nhiều, chỉ nhờ vào mạng internet, và họ chỉ đơn thuần kêu gọi để cho người dân Việt Nam được lựa chọn những người lãnh đạo thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng?”
January 31, 2018
HRW kêu gọi VN phóng thích ba nhà hoạt động
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nhà hoạt động Võ Quang Thuận, tùy viên chính trị đại sứ quán Mỹ David Muehlke, và nhà hoạt động Nguyễn Văn Điển. (Facebook Hội Anh Em Dân chủ)
VOA, 30-01-2018
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 30/1 kêu gọi chính phủ Việt Nam hủy bỏ cáo buộc và trả tự do cho các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc, một ngày trước khi họ bị đưa ra xét xử tại Hà Nội.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đưa ra lời kêu gọi này giữa lúc có nhiều đợt đàn áp lan rộng khi Đảng Cộng sản gia tăng quyền lực. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á của tổ chức này nói dù bị đàn áp mạnh, tinh thần của các nhà hoạt động nhìn chung vẫn kiên cường:
“Các nhà hoạt động Việt Nam rất cương quyết và can đảm. Họ tiếp tục tranh đấu, và quyết tâm theo con đường của mình, cố gắng vượt qua mọi thách thức, cùng cất tiếng nói yêu cầu chính quyền tôn trọng quyền con người và cải cảch đất nước.”
Ông Brad Adams, Giám đốc Châu Á của HRW.
Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói trong một tuyên bố hôm 30/1: “Trần Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển là ba người trong hàng ngũ đang lớn mạnh của các nhà hoạt động và blogger sử dụng internet để thúc đẩy nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Việc bắt bớ và bỏ tù những người bất đồng chính kiến không ngăn cản được ngày càng có nhiều người Việt Nam lên tiếng.”
Ông Thuận và ông Điển bị bắt từ tháng Ba năm 2017, còn Phúc bị bắt hồi tháng Sáu năm 2017 vì đăng tải tài liệu phê phán chính phủ trên mạng internet, và họ đều bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước.”
Dự kiến, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ xét xử ba nhà hoạt động vào ngày 31/1/ 2018.
Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, là sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và là thành viên của Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI). Anh bắt đầu tham gia các hoạt động xã hội trong mấy năm gần đây, như cứu trợ nạn nhân bão lụt ở miền trung và tham gia các hoạt động ủng hộ nhân quyền.
Phải chăng Trần Hoàng Phúc bị bắt vì xúc phạm ông Hồ Chí Minh?
Cũng trong tháng Năm năm 2016, Trần Hoàng Phúc được mời tới dự cuộc gặp giữa cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với các thành viên của YSEALI trong chuyến thăm Việt Nam. Trần Hoàng Phúc mang theo các tài liệu liên quan tới thảm họa môi trường tại các tỉnh miền Trung do Formosa gây ra hồi tháng 4/2016. Trong khi đang xếp hàng để vào phòng họp, nhân viên an ninh đến đưa anh về một đồn công an để thẩm vấn.
Ngày 29/6 năm 2017, công an bắt Trần Hoàng Phúc ở Hà Nội vì hành vi lưu trữ và đăng tải các tài liệu họ cho là “tuyên truyền chống Nhà nước” và cáo buộc anh theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự.
Ông Vũ Quang Thuận, còn được biết đến với tên gọi Võ Phù Đổng, 51 tuổi, bắt đầu hoạt động dân chủ từ năm 2007 khi ông và nhà hoạt động Lê Thăng Long thành lập Phong trào Chấn hưng nước Việt, nhằm vận động cho một hệ thống chính trị dân chủ đa đảng.
Ông Nguyễn Văn Điển, còn gọi là Điển Ái Quốc, 34 tuổi, đã cộng tác với Vũ Quang Thuận để bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam ở Malaysia. Ông Điển bị bắt năm 2010 ở Kuala Lumpur và bị trục xuất về Việt Nam năm 2011.
Công an bắt Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển vào ngày 2/3/2017 tại Hà Nội vì đã “làm, phát tán nhiều clip có nội dung xấu lên mạng Internet” và cáo buộc họ tội “tuyên truyền chống nhà nước.”
Nhà tranh đấu Trần Hoàng Phúc (phải) và nhà tranh đấu Nguyễn Đan Quế, tháng 4, 2017. (Facebook Lê Thăng Long)
Blogger Trương Hùng Thái ở Thành phố Hồ Chí Minh viết trên Facebook đặt nghi vấn tại sao chính quyền có thể xử ba nhà tranh đấu tội “tuyên truyền chống nhà nước” trong khi Thuận và Điển chỉ đưa lên mạng xã hội 17 lần phát sóng, trong đó Phúc tiếp sức 3 lần. “Tôi nhận thấy họ vô tội” và họ “sẽ ngẫng cao đầu trước tòa,” blogger Hùng Thái nhận định.
Ông Adams nói: “Chính quyền Việt Nam kiểm soát mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin đại chúng trong nước, để phục vụ cho chính sách như một cỗ máy tuyên truyền. Sao lại phải quá sợ hãi những người phê phán chính quyền đến như vậy trong khi kênh truyền thông của họ nhỏ bé hơn rất nhiều, chỉ nhờ vào mạng internet, và họ chỉ đơn thuần kêu gọi để cho người dân Việt Nam được lựa chọn những người lãnh đạo thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng?”