Nhiều đợt đàn áp lan rộng khi Đảng Cộng sản siết chặt quyền lực
(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích các nhà hoạt động nhân quyềnVũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc. Hai anh Thuận và Điển bị bắt từ tháng Ba, còn Phúc bị bắt hồi tháng Sáu năm 2017 vì đăng tải tài liệu phê phán chính phủ trên mạng internet, và họ đều bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước.Dự kiến, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ xét xử vụ của họ vào ngày 31 tháng Giêng năm 2018.
“Trần Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển là ba người trong hàng ngũ đang lớn mạnh của các nhà hoạt động và blogger sử dụng internet để thúc đẩy nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Bắt bớ và bỏ tù những người bất đồng chính kiến không ngăn cản được ngày càng có nhiều người Việt Nam lên tiếng.”
Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, là sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và là thành viên của Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI). Anh bắt đầu tham gia các hoạt động xã hội trong mấy năm gần đây, như cứu trợ nạn nhân bão lụt ở miền trung và tham gia các hoạt động ủng hộ nhân quyền do Dòng Chúa Cứu thế ở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Tháng Năm năm 2016, anh công khai tẩy chay cuộc bầu cử quốc gia để phản đối tình trạng sắp đặt kết quả trước khi bầu của một nhà nước độc đảng.
Cũng trong tháng Năm năm 2016, Trần Hoàng Phúc được mời tới dự cuộc gặp giữa cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với các thành viên của YSEALI trong chuyến thăm Việt Nam. Trần Hoàng Phúc mang theo các tài liệu liên quan tới thảm họa môi trường hồi tháng Tư năm 2016 do Formosa, một công ty thép Đài Loan gây ra ở ven biển miền trung. Trong khi đang xếp hàng để vào phòng họp, nhân viên an ninh đến đưa anh về một đồn công an để thẩm vấn. Theo Phúc, công an chất vấn anh về quan hệ với Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng Mười năm 2016, Trần Hoàng Phúc tham dự buổi họp mặt “Tuổi trẻ và Xã hội Dân sự” ở Vũng Tàu, do các nhà hoạt động nhân quyền tổ chức. Chỉ sau vài phút, công an xông vào giải tán cuộc gặp mặt và câu lưu một số nhà hoạt động trong khoảng 10 tiếng. Phúc cho biết anh bị đánh đập và bị tịch thu điện thoại di động.
Tháng Tư năm 2017, Trần Hoàng Phúc và một người bạn hoạt động, Huỳnh Thành Phát bị một nhóm người mặc thường phục đeo khẩu trang bắt cóc ở Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Những người lạ mặt này lấy áo che mặt các nạn nhân, đẩy họ lên một chiếc xe bảy chỗ và lái đi. Trên đường đi, họ liên tục đánh hai nhà hoạt động. Phúc viết trên trang Facebook của mình rằng những người này tát và đấm anh. Hai người bị đưa tới một khu rừng vắng, ở đó, theo Phúc cho biết, những người này “dùng gậy tre và thắt lưng đánh” họ. Những người lạ mặt đó lột ví và điện thoại di động của hai người rồi bỏ họ ở đó.
Ngày 29 tháng Sáu năm 2017, công an bắt Trần Hoàng Phúc ở Hà Nội vì hành vi lưu trữ và đăng tải các tài liệu họ cho là “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và cáo buộc anh theo điều 88 của bộ luật hình sự. Không lâu sau khi Phúc bị bắt, một nhóm có tên gọi “Hội Sinh viên Nhân quyền Việt Nam” tuyên bố thành lập. Theo nhóm này, Trần Hoàng Phúc là một thành viên sáng lập. Mục tiêu của hội này là thúc đẩy cải cách ở các trường đại học và thiết lập nền tự do học thuật ở Việt Nam.
Vũ Quang Thuận, còn được biết đến với tên gọi Võ Phù Đổng, 51 tuổi, bắt đầu hoạt động dân chủ từ năm 2007 khi ông và bạn hoạt động Lê Thăng Long thành lập Phong trào Chấn hưng nước Việt, nhằm vận động cho một hệ thống chính trị dân chủ đa đảng. Theo Lê Thăng Long, “chủ trương của phong trào là hợp tác, cải tiến, bất bạo động, đối thoại, lắng nghe, vì quyền lợi chung lâu dài của dân tộc.” Lê Thăng Long bị bắt hồi tháng Sáu năm 2009 và bị cáo buộc tội lật đổ chính quyền. Ông bị kết án tù ba năm. Còn Vũ Quang Thuận chạy trốn sang Malaysia và nộp đơn xin tị nạn. Trong khi chờ đơn xin tị nạn được xem xét, ông đã tuyển mộ thành viên cho phong trào và vận động cho quyền lợi của những người lao động Việt Nam đang làm việc ở Malaysia. Ông kể với một phóng viên Đài Á châu Tự do rằng mình đã đọc hơn 1.000 bản hợp đồng lao động trong đó quy định [người lao động Việt Nam] không được phép “tham gia đảng, tham gia hội, không được tham gia biểu tình, không được yêu – kết hôn với người nước ngoài.” Theo tờ báo của công an Việt Nam, An ninh Thế giới, vào tháng Hai năm 2010, Vũ Quang Thuận đã giúp tổ chức ba cuộc biểu tình bên ngoài Đại Sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur và văn phòng Thủ tướng Malaysia để kêu gọi Việt Nam phóng thích các tù nhân chính trị và tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do lập hội.
Tháng Tư năm 2010, Vũ Quang Thuận định tự thiêu trước Tòa tháp Đôi Petronas ở Kuala Lumpur để phản đối việc Malaysia trục xuất hai thành viên Phong trào Chấn hưng nước Việt. Ông bị cảnh sát Malaysia bắt và trục xuất về Việt Nam vào tháng Hai năm 2011. Vũ Quang Thuận nói rằng mình đã được cấp giấy chứng nhận tị nạn nhưng đã bị cảnh sát Malaysia tịch thu. Khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông bị bắt và bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự. Đến năm 2015, ông được thả, và sau đó lập tức hoạt động trở lại, sử dụng Facebook và Youtube để vận động cho một hệ thống chính trị dân chủ, đa đảng.
Có rất ít thông tin về Nguyễn Văn Điển, còn gọi là Điển Ái Quốc, 34 tuổi. Theo Đài Á châu Tự do, anh đã cộng tác với Vũ Quang Thuận để bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam ở Malaysia. Anh bị bắt năm 2010 ở Kuala Lumpur và bị trục xuất về Việt Nam năm 2011. Nguyễn Văn Điển đã giúp quay các clip trực tuyến của Vũ Quang Thuận đưa lên Facebook, về rất nhiều chủ đề, trong đó có cách thức tiến hành biểu tình sao cho phù hợp với luật pháp. Cả hai người Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển đều tham gia biểu tình bảo vệ môi trường và đi đến tòa án để bày tỏ tình đoàn kết với tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Vinh, bút danh Anh Ba Sàm cùng cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy trong phiên xử họ vào năm 2016.
Công an bắt Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển vào ngày mồng 2 tháng Ba năm 2017 tại Hà Nội vì đã “làm, phát tán nhiều clip có nội dung xấu lên mạng Internet” và cáo buộc họ tội tuyên truyền chống nhà nước.
“Chính quyền Việt Nam kiểm soát mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin đại chúng trong nước, để phục vụ cho chính sách như một cỗ máy tuyên truyền,” ông Adams nói. “Sao lại phải quá sợ hãi những người phê phán chính quyền đến như vậy trong khi kênh truyền thông của họ nhỏ bé hơn rất nhiều, chỉ nhờ vào mạng internet, và họ chỉ đơn thuần kêu gọi để cho người dân Việt Nam được lựa chọn những người lãnh đạo thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng?”
January 30, 2018
Việt Nam: Hãy hủy bỏ cáo buộc và phóng thích các nhà hoạt động dân chủ
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nhiều đợt đàn áp lan rộng khi Đảng Cộng sản siết chặt quyền lực
(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích các nhà hoạt động nhân quyềnVũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc. Hai anh Thuận và Điển bị bắt từ tháng Ba, còn Phúc bị bắt hồi tháng Sáu năm 2017 vì đăng tải tài liệu phê phán chính phủ trên mạng internet, và họ đều bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước.Dự kiến, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ xét xử vụ của họ vào ngày 31 tháng Giêng năm 2018.
“Trần Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển là ba người trong hàng ngũ đang lớn mạnh của các nhà hoạt động và blogger sử dụng internet để thúc đẩy nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Bắt bớ và bỏ tù những người bất đồng chính kiến không ngăn cản được ngày càng có nhiều người Việt Nam lên tiếng.”
Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, là sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và là thành viên của Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI). Anh bắt đầu tham gia các hoạt động xã hội trong mấy năm gần đây, như cứu trợ nạn nhân bão lụt ở miền trung và tham gia các hoạt động ủng hộ nhân quyền do Dòng Chúa Cứu thế ở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Tháng Năm năm 2016, anh công khai tẩy chay cuộc bầu cử quốc gia để phản đối tình trạng sắp đặt kết quả trước khi bầu của một nhà nước độc đảng.
Cũng trong tháng Năm năm 2016, Trần Hoàng Phúc được mời tới dự cuộc gặp giữa cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với các thành viên của YSEALI trong chuyến thăm Việt Nam. Trần Hoàng Phúc mang theo các tài liệu liên quan tới thảm họa môi trường hồi tháng Tư năm 2016 do Formosa, một công ty thép Đài Loan gây ra ở ven biển miền trung. Trong khi đang xếp hàng để vào phòng họp, nhân viên an ninh đến đưa anh về một đồn công an để thẩm vấn. Theo Phúc, công an chất vấn anh về quan hệ với Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng Mười năm 2016, Trần Hoàng Phúc tham dự buổi họp mặt “Tuổi trẻ và Xã hội Dân sự” ở Vũng Tàu, do các nhà hoạt động nhân quyền tổ chức. Chỉ sau vài phút, công an xông vào giải tán cuộc gặp mặt và câu lưu một số nhà hoạt động trong khoảng 10 tiếng. Phúc cho biết anh bị đánh đập và bị tịch thu điện thoại di động.
Tháng Tư năm 2017, Trần Hoàng Phúc và một người bạn hoạt động, Huỳnh Thành Phát bị một nhóm người mặc thường phục đeo khẩu trang bắt cóc ở Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Những người lạ mặt này lấy áo che mặt các nạn nhân, đẩy họ lên một chiếc xe bảy chỗ và lái đi. Trên đường đi, họ liên tục đánh hai nhà hoạt động. Phúc viết trên trang Facebook của mình rằng những người này tát và đấm anh. Hai người bị đưa tới một khu rừng vắng, ở đó, theo Phúc cho biết, những người này “dùng gậy tre và thắt lưng đánh” họ. Những người lạ mặt đó lột ví và điện thoại di động của hai người rồi bỏ họ ở đó.
Ngày 29 tháng Sáu năm 2017, công an bắt Trần Hoàng Phúc ở Hà Nội vì hành vi lưu trữ và đăng tải các tài liệu họ cho là “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và cáo buộc anh theo điều 88 của bộ luật hình sự. Không lâu sau khi Phúc bị bắt, một nhóm có tên gọi “Hội Sinh viên Nhân quyền Việt Nam” tuyên bố thành lập. Theo nhóm này, Trần Hoàng Phúc là một thành viên sáng lập. Mục tiêu của hội này là thúc đẩy cải cách ở các trường đại học và thiết lập nền tự do học thuật ở Việt Nam.
Vũ Quang Thuận, còn được biết đến với tên gọi Võ Phù Đổng, 51 tuổi, bắt đầu hoạt động dân chủ từ năm 2007 khi ông và bạn hoạt động Lê Thăng Long thành lập Phong trào Chấn hưng nước Việt, nhằm vận động cho một hệ thống chính trị dân chủ đa đảng. Theo Lê Thăng Long, “chủ trương của phong trào là hợp tác, cải tiến, bất bạo động, đối thoại, lắng nghe, vì quyền lợi chung lâu dài của dân tộc.” Lê Thăng Long bị bắt hồi tháng Sáu năm 2009 và bị cáo buộc tội lật đổ chính quyền. Ông bị kết án tù ba năm. Còn Vũ Quang Thuận chạy trốn sang Malaysia và nộp đơn xin tị nạn. Trong khi chờ đơn xin tị nạn được xem xét, ông đã tuyển mộ thành viên cho phong trào và vận động cho quyền lợi của những người lao động Việt Nam đang làm việc ở Malaysia. Ông kể với một phóng viên Đài Á châu Tự do rằng mình đã đọc hơn 1.000 bản hợp đồng lao động trong đó quy định [người lao động Việt Nam] không được phép “tham gia đảng, tham gia hội, không được tham gia biểu tình, không được yêu – kết hôn với người nước ngoài.” Theo tờ báo của công an Việt Nam, An ninh Thế giới, vào tháng Hai năm 2010, Vũ Quang Thuận đã giúp tổ chức ba cuộc biểu tình bên ngoài Đại Sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur và văn phòng Thủ tướng Malaysia để kêu gọi Việt Nam phóng thích các tù nhân chính trị và tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do lập hội.
Tháng Tư năm 2010, Vũ Quang Thuận định tự thiêu trước Tòa tháp Đôi Petronas ở Kuala Lumpur để phản đối việc Malaysia trục xuất hai thành viên Phong trào Chấn hưng nước Việt. Ông bị cảnh sát Malaysia bắt và trục xuất về Việt Nam vào tháng Hai năm 2011. Vũ Quang Thuận nói rằng mình đã được cấp giấy chứng nhận tị nạn nhưng đã bị cảnh sát Malaysia tịch thu. Khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông bị bắt và bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự. Đến năm 2015, ông được thả, và sau đó lập tức hoạt động trở lại, sử dụng Facebook và Youtube để vận động cho một hệ thống chính trị dân chủ, đa đảng.
Có rất ít thông tin về Nguyễn Văn Điển, còn gọi là Điển Ái Quốc, 34 tuổi. Theo Đài Á châu Tự do, anh đã cộng tác với Vũ Quang Thuận để bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam ở Malaysia. Anh bị bắt năm 2010 ở Kuala Lumpur và bị trục xuất về Việt Nam năm 2011. Nguyễn Văn Điển đã giúp quay các clip trực tuyến của Vũ Quang Thuận đưa lên Facebook, về rất nhiều chủ đề, trong đó có cách thức tiến hành biểu tình sao cho phù hợp với luật pháp. Cả hai người Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển đều tham gia biểu tình bảo vệ môi trường và đi đến tòa án để bày tỏ tình đoàn kết với tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Vinh, bút danh Anh Ba Sàm cùng cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy trong phiên xử họ vào năm 2016.
Công an bắt Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển vào ngày mồng 2 tháng Ba năm 2017 tại Hà Nội vì đã “làm, phát tán nhiều clip có nội dung xấu lên mạng Internet” và cáo buộc họ tội tuyên truyền chống nhà nước.
“Chính quyền Việt Nam kiểm soát mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin đại chúng trong nước, để phục vụ cho chính sách như một cỗ máy tuyên truyền,” ông Adams nói. “Sao lại phải quá sợ hãi những người phê phán chính quyền đến như vậy trong khi kênh truyền thông của họ nhỏ bé hơn rất nhiều, chỉ nhờ vào mạng internet, và họ chỉ đơn thuần kêu gọi để cho người dân Việt Nam được lựa chọn những người lãnh đạo thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng?”