Người Bảo vệ Nhân quyền, tháng 01 năm 2018
Năm 2017, nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường sách nhiễu và đàn áp đối với người bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền, người hoạt động xã hội và giới blogger với cường độ lớn chưa từng thấy trong nhiều năm. Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ hơn 40 nhà hoạt động và kết án 19 nhà hoạt động với những bản án tù nặng nề từ 3 đến 16 năm.
Chiến dịch đàn áp bắt đầu bằng vụ bắt giữ nhà hoạt động trẻ Nguyễn Văn Hoá vào ngày 11/01 và kết thúc bằng vụ bắt giam cựu tù nhân lương tâm Đoàn Văn Diên vào ngày 24/12.
Trong năm, chính quyền cộng sản kết án 19 nhà hoạt động, với những nạn nhân mới nhất thuộc nhóm 9 người ở tình Bình Định, với cáo buộc “lật đổ chính quyền” và “tuyên truyền chống nhà nước” bằng việc sản xuất và rải truyền đơn. Trong phiên toà sơ thẩm ngày 28/12, chin nhà hoạt động đã bị kết án từ 3 năm đến 16 năm tù với tổng cộng 83 năm tù giam, và nhiều năm quản chế.
Trước đó 1 tuần, Toà án Nhân dân tình An Giang đã kết án năm nhà hoạt động với mức án tù từ 3 đến 5 năm vói cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” chỉ vì đã treo cờ của Việt Nam Cộng hoà vào cuối tháng Tư.
Tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hoà kết án nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger nổi tiếng với bút danh Mẹ Nấm, với mức án 10 năm tù giam, và trong tháng 11, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng đã bác bỏ kháng cáo của cô, giữ nguyên mức án về cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Tháng 7, Toà án Nhân dân tình Hà Nam kết án nhà hoạt động Trần Thị Nga với mức án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc tương tự. Trong phiên toà phúc thẩm ngày 22/12, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội cũng bác bỏ kháng cáo của cô.
Cả hai Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga đều có con nhỏ và những đứa con của họ sẽ không có sự chăm sóc của mẹ chúng trong nhiều năm tới.
Chính quyền Việt Nam cũng kết án cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” và “vi phạm quản chế”, và nhà hoạt động xã hội Phan Kim Khánh theo cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Người thứ nhất bị án tù 7 năm và 3 năm quản chế trong khi người thứ 2 bị án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế. Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai bị kết án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế.
Trong hai ngày 26-17/12, Việt Nam cũng kết án 15 bạn trẻ với cáo buộc “khủng bố” theo Điều 84 của Bộ luật Hình sự 1999. Trong phiên toà kéo dài 2 ngày không có sự hiện diện của phóng viên ngoại quốc và người quan sát độc lập, 15 thanh niên trẻ tuổi bị kết án với mức án từ 6 năm đến 16 năm tù với tổng cộng 129 năm tù giam. Họ bị cáo buộc đã lên kế hoạch và thực hiện kích nổ bom xăng ở khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, những hành động bị coi là khủng bố không được mô tả chi tiết.
Trong năm qua, chính phủ Việt Nam đã thực hiện chiến địch bắt bớ lớn nhất đối với giới bất đồng chính kiến, ít nhất 45 người đã bị bắt và đa số bị bắt với những cáo buộc mơ hồ trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự 1999.
Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) và phong trào Chấn hưng nước Việt (CHNV) là hai tổ chức có nhiều thành viên bị bắt giữ nhất.
Năm thành viên chủ chốt của HAEDC là Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, và Nguyễn Trung Trực đã bị bắt giữ trong tháng 7-8 với cáo buộc “lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999. Hai thành viên khác, Nguyễn Văn Đài, người sáng lập, và trợ lý Lê Thị Thu Hà cũng bị buộc thêm tội danh này. Trước đó, luật sư Đài và cô Hà đã bị bắt vào cuối năm 2015 vơí cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88.
Hai cựu thành viên của HAEDC là Nguyễn Bắc Truyển và Trần Thị Xuân cũng bị bắt trong đợt này với cáo buộc “lật đổ chính quyền.”
Ba thành viên của CHNV là Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88.
Hai nhà hoạt động khác là Đào Quang Thực và Lê Đình Lượng bị bắt với cáo buộc “lật đổ chính quyền” trong khi cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” trong khi nhà hoạt động công đoàn Hoàng Đức Bình bị bắt giam với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “phá hoại tài sản” theo Điều 304.
Một số nhà hoạt động bị bắt trong năm 2016 nhưng vẫn chưa được đưa ra xét xử. Nhà đấu tranh dân chủ Lưu Văn Vịnh và nhà hoạt động công đoàn Nguyễn Văn Đức Độ bị bắt từ đầu tháng 11/2016 với cáo buộc “lật đổ chính quyền” trong khi bác sỹ Hồ Hải bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”
Cùng với việc bắt giữ và kết án tù nặng nề, chính quyền Việt Nam còn áp dụng nhiều biện pháp khác để trấn áp người hoạt động, bao gồm bắt cóc, bắt giữ độc đoán, tra tấn, cướp bóc tài sản, theo dõi, và canh giữ nhà riêng không cho đi ra ngoài.
Hàng trăm người hoạt động bị bắt giữ một cách độc đoán bởi lực lượng an ninh hoặc mật vụ, mà trong nhiều trường hợp, họ bị đánh đập và bị cướp tài sản bởi sỹ quan công an. Hai trường hợp điển hình là hai nhóm hoạt động đi tham dự phiên toà phúc thẩm của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Nha Trang vào tháng 11 và Trần Thị Nga ở Phủ Lý vào tháng 12.
Một số nhà hoạt động bị mật vụ bắt cóc, đánh đập và trấn lột tài sản, như mục sư Nguyễn Trung Tôn và bạn trong tháng Ba, và Trần Hoàng Phúc trong tháng 4. Họ bị mật vụ theo dõi và bắt cóc, bị lôi lên xe, bị đánh đập và lột sạch quần áo tư trang, rồi bị bỏ rơi ở một địa điểm vắng vẻ. Chỉ có may mắn họ mới sống sót và tìm được đường về, với những vết thương trầm trọng.
Hàng trăm người hoạt động ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác bị quản thúc tại gia trong nhiều dịp trong năm, khi chính quyền địa phương không muốn họ gặp gỡ với quan chức ngoại giao nước ngoài hay tham dự các sự kiện xã hội.
Ngay trước thềm Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-EU, Hà Nội đã bắt giữ tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang và cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng sau khi họ gặp gỡ với Phái đoàn của EU.
Không dừng ở đó, mật vụ còn ném chất bẩn vào tư gia của một số nhà hoạt động.
Theo Human Rights Watch, Việt Nam cầm tù hơn 100 tù chính trị trong khi BPSOS, Người Bảo vệ Nhân quyền và 13 tổ chức liên kết Now! Campaign đã thống kê 165 tù nhân lương tâm (cho đến cuối tháng 11/2017).
Chính quyền Việt Nam luôn phản bác rằng nước này có tù nhân lương tâm, và khẳng định chỉ bỏ tù kẻ vi phạm pháp luật.
Hơn nữa, chính quyền Việt Nam cũng nhắm đàn áp đối với Công giáo và một số tổ chức tôn giáo chưa đăng ký với chính quyền. Nhiều giáo xứ Thiên Chúa giáo ở khu vực miền Trung và miền Nam bị sách nhiễu bởi lực lượng an ninh và côn đồ được bảo kê bới chính quyền với tên gọi Đội Cờ đỏ. Dưới sự trợ giúp ngầm của chính quyền địa phương, Đội Cờ đỏ đã tấn công nhiều nhà dân, phá hoại tài sản và đánh đập nhiều người dân vô tội. Thành viên của Đội Cờ đỏ còn tấn công khủng bố nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh (hai lần) và Trịnh Đình Hoà.
Một số linh mục bị cấm xuất cảnh.
Một số nhóm dân tộc thiểu số ở vùng Tây nguyên và vùng núi miền Bắc cũng bị sách nhiễu bởi chính quyền địa phương. Công an đến đập phá cơ sở thờ tự của họ hoặc không cho họ tụ tập để đọc kinh.
Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đập phá chùa Liên Trì thuộc Giáo hội Phật Giáo Thống nhất để lấy đất xây dựng dự án bất động sản.
Tra tấn vẫn còn phổ biến ở Việt Nam hai năm sau khi Quốc hội thông qua Công ước Chống Tra tấn. Hàng chục công dân Việt Nam bị tra tấn bởi công an, và dẫn đến cái chết của 12 người trong năm 2017 trong đó có anh Nguyễn Hữu Tấn ở An Giang và Võ Tấn Minh ở Ninh Thuận.
Danh sách người hoạt động bị bắt giữ, kết án năm 2017
No. |
Tên |
Hình thức bị đàn áp |
Cáo buộc |
Bản án |
1 |
Nguyễn Tấn An |
Bắt giữ, bỏ tù |
88 |
5 năm |
2 |
Huỳnh Thị Kim Quyên |
Bắt giữ, bỏ tù |
88 |
4 |
3 |
Nguyễn Ngọc Quý |
Bắt giữ, bỏ tù |
88 |
4 năm |
4 |
Phạm Văn Trọng |
Bắt giữ, bỏ tù |
88 |
3 năm |
5 |
Nguyễn Thanh Bình |
Bắt giữ, bỏ tù |
88 |
3 năm |
6 |
Nguyễn Văn Hoá |
Bắt giữ, bỏ tù |
88 |
7 năm |
7 |
Nguyễn Văn Oai |
Bắt giữ, bỏ tù |
245, 304 |
5 năm |
8 |
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh |
Kết án |
88 |
10 năm |
9 |
Trần Thị Nga |
Bắt giữ, bỏ tù |
88 |
9 năm |
10 |
Phan Kim Khánh |
Bắt giữ, bỏ tù |
88 |
6 năm |
11 |
Huỳnh Hữu Đạt
|
Bắt giữ, bỏ tù |
79 |
13 năm |
12 |
Tạ Tấn Lộc
|
Bắt giữ, bỏ tù |
79 |
14 năm |
13 |
Nguyễn Quang Thanh
|
Bắt giữ, bỏ tù |
79 |
14 năm |
14 |
Nguyễn Văn Nghĩa
|
Bắt giữ, bỏ tù |
79 |
12 năm |
15 |
Nguyễn Văn Tuấn
|
Bắt giữ, bỏ tù |
79 |
12 năm |
16 |
Phạm Long Đại
|
Bắt giữ, bỏ tù |
88 |
Không rõ |
17 |
Đoàn Thị Bích Thuỷ
|
Bắt giữ, bỏ tù |
88 |
Không rõ |
18 |
Trương Thị Thu Hằng
|
Bắt giữ, bỏ tù |
88 |
Không rõ |
19 |
Trần Thị Bích Ngọc
|
Bắt giữ, bỏ tù |
88 |
Không rõ |
20 |
Nguyễn Văn Đài |
Thêm cáo buôc |
79, 88 |
|
21 |
Lê Thu Hà |
Thêm cáo buôc |
79, 88 |
|
22 |
Nguyễn Trung Tôn |
Bắt giữ |
79 |
|
23 |
Phạm Văn Trội |
Bắt giữ |
79 |
|
24 |
Nguyễn Văn Túc |
Bắt giữ |
79 |
|
25 |
Trương Minh Đức |
Bắt giữ |
79 |
|
26 |
Nguyễn Trung Trực |
Bắt giữ |
79 |
|
27 |
Nguyễn Bắc Truyển |
Bắt giữ |
79 |
|
28 |
Trần Thị Xuân |
Bắt giữ |
79 |
|
29 |
Lê Văn Lương |
Bắt giữ |
79 |
|
30 |
Đào Quang Thực |
Bắt giữ |
79 |
|
31 |
Hoàng Đức Bình |
Bắt giữ |
257, 258 |
|
32 |
Nguyễn Viết Dũng |
Bắt giữ |
88 |
|
33 |
Vũ Quang Thuận |
Bắt giữ |
88 |
|
34 |
Nguyễn Văn Điển |
Bắt giữ |
88 |
|
35 |
Trần Hoàng Phúc |
Bắt giữ |
88 |
|
36 |
Nguyễn Văn Thả |
Bắt giữ |
|
|
37
|
Bùi Hiếu Võ |
Bắt giữ |
88 |
|
38 |
Nguyễn Hữu Đang |
Bắt giữ |
88 |
|
39 |
Bùi Văn Trung |
Bắt giữ |
245, 247 |
|
40 |
Bùi Văn Thâm |
Bắt giữ |
245 |
|
41 |
Nguyễn Hoàng Nam |
Bắt giữ |
245 |
|
42 |
Đoàn Văn Diên |
Bắt giữ |
Chưa có cáo buộc |
|
43 |
Nguyễn Nam Phong |
Bắt giữ |
257 |
|
44 |
Lưu Văn Vịnh |
Bắt giữ 2016 |
79 |
|
45 |
Nguyễn Văn Đức Độ |
Bắt giữ 2016 |
79 |
|
46 |
Hồ Hải |
Bắt giữ 2016 |
88 |
|
47 |
Nguyễn Danh Dũng |
Bắt giữ 2016 |
258 |
|
48 |
Phạm Minh Hoàng |
Trục xuất |
|
|
49 |
Đặng Xuân Diệu |
Trục xuất |
|
|
50 |
Bạch Hồng Quyền |
Truy nã |
|
|
51 |
Thái Văn Dung |
Truy nã |
|
|
January 8, 2018
Báo cáo Nhân quyền 2017: Chính phủ Việt Nam tăng cường trấn áp giới hoạt động
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Người Bảo vệ Nhân quyền, tháng 01 năm 2018
Năm 2017, nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường sách nhiễu và đàn áp đối với người bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền, người hoạt động xã hội và giới blogger với cường độ lớn chưa từng thấy trong nhiều năm. Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ hơn 40 nhà hoạt động và kết án 19 nhà hoạt động với những bản án tù nặng nề từ 3 đến 16 năm.
Chiến dịch đàn áp bắt đầu bằng vụ bắt giữ nhà hoạt động trẻ Nguyễn Văn Hoá vào ngày 11/01 và kết thúc bằng vụ bắt giam cựu tù nhân lương tâm Đoàn Văn Diên vào ngày 24/12.
Trong năm, chính quyền cộng sản kết án 19 nhà hoạt động, với những nạn nhân mới nhất thuộc nhóm 9 người ở tình Bình Định, với cáo buộc “lật đổ chính quyền” và “tuyên truyền chống nhà nước” bằng việc sản xuất và rải truyền đơn. Trong phiên toà sơ thẩm ngày 28/12, chin nhà hoạt động đã bị kết án từ 3 năm đến 16 năm tù với tổng cộng 83 năm tù giam, và nhiều năm quản chế.
Trước đó 1 tuần, Toà án Nhân dân tình An Giang đã kết án năm nhà hoạt động với mức án tù từ 3 đến 5 năm vói cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” chỉ vì đã treo cờ của Việt Nam Cộng hoà vào cuối tháng Tư.
Tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hoà kết án nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger nổi tiếng với bút danh Mẹ Nấm, với mức án 10 năm tù giam, và trong tháng 11, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng đã bác bỏ kháng cáo của cô, giữ nguyên mức án về cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Tháng 7, Toà án Nhân dân tình Hà Nam kết án nhà hoạt động Trần Thị Nga với mức án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc tương tự. Trong phiên toà phúc thẩm ngày 22/12, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội cũng bác bỏ kháng cáo của cô.
Cả hai Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga đều có con nhỏ và những đứa con của họ sẽ không có sự chăm sóc của mẹ chúng trong nhiều năm tới.
Chính quyền Việt Nam cũng kết án cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” và “vi phạm quản chế”, và nhà hoạt động xã hội Phan Kim Khánh theo cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Người thứ nhất bị án tù 7 năm và 3 năm quản chế trong khi người thứ 2 bị án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế. Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai bị kết án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế.
Trong hai ngày 26-17/12, Việt Nam cũng kết án 15 bạn trẻ với cáo buộc “khủng bố” theo Điều 84 của Bộ luật Hình sự 1999. Trong phiên toà kéo dài 2 ngày không có sự hiện diện của phóng viên ngoại quốc và người quan sát độc lập, 15 thanh niên trẻ tuổi bị kết án với mức án từ 6 năm đến 16 năm tù với tổng cộng 129 năm tù giam. Họ bị cáo buộc đã lên kế hoạch và thực hiện kích nổ bom xăng ở khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, những hành động bị coi là khủng bố không được mô tả chi tiết.
Trong năm qua, chính phủ Việt Nam đã thực hiện chiến địch bắt bớ lớn nhất đối với giới bất đồng chính kiến, ít nhất 45 người đã bị bắt và đa số bị bắt với những cáo buộc mơ hồ trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự 1999.
Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) và phong trào Chấn hưng nước Việt (CHNV) là hai tổ chức có nhiều thành viên bị bắt giữ nhất.
Năm thành viên chủ chốt của HAEDC là Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, và Nguyễn Trung Trực đã bị bắt giữ trong tháng 7-8 với cáo buộc “lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999. Hai thành viên khác, Nguyễn Văn Đài, người sáng lập, và trợ lý Lê Thị Thu Hà cũng bị buộc thêm tội danh này. Trước đó, luật sư Đài và cô Hà đã bị bắt vào cuối năm 2015 vơí cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88.
Hai cựu thành viên của HAEDC là Nguyễn Bắc Truyển và Trần Thị Xuân cũng bị bắt trong đợt này với cáo buộc “lật đổ chính quyền.”
Ba thành viên của CHNV là Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88.
Hai nhà hoạt động khác là Đào Quang Thực và Lê Đình Lượng bị bắt với cáo buộc “lật đổ chính quyền” trong khi cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” trong khi nhà hoạt động công đoàn Hoàng Đức Bình bị bắt giam với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “phá hoại tài sản” theo Điều 304.
Một số nhà hoạt động bị bắt trong năm 2016 nhưng vẫn chưa được đưa ra xét xử. Nhà đấu tranh dân chủ Lưu Văn Vịnh và nhà hoạt động công đoàn Nguyễn Văn Đức Độ bị bắt từ đầu tháng 11/2016 với cáo buộc “lật đổ chính quyền” trong khi bác sỹ Hồ Hải bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”
Cùng với việc bắt giữ và kết án tù nặng nề, chính quyền Việt Nam còn áp dụng nhiều biện pháp khác để trấn áp người hoạt động, bao gồm bắt cóc, bắt giữ độc đoán, tra tấn, cướp bóc tài sản, theo dõi, và canh giữ nhà riêng không cho đi ra ngoài.
Hàng trăm người hoạt động bị bắt giữ một cách độc đoán bởi lực lượng an ninh hoặc mật vụ, mà trong nhiều trường hợp, họ bị đánh đập và bị cướp tài sản bởi sỹ quan công an. Hai trường hợp điển hình là hai nhóm hoạt động đi tham dự phiên toà phúc thẩm của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Nha Trang vào tháng 11 và Trần Thị Nga ở Phủ Lý vào tháng 12.
Một số nhà hoạt động bị mật vụ bắt cóc, đánh đập và trấn lột tài sản, như mục sư Nguyễn Trung Tôn và bạn trong tháng Ba, và Trần Hoàng Phúc trong tháng 4. Họ bị mật vụ theo dõi và bắt cóc, bị lôi lên xe, bị đánh đập và lột sạch quần áo tư trang, rồi bị bỏ rơi ở một địa điểm vắng vẻ. Chỉ có may mắn họ mới sống sót và tìm được đường về, với những vết thương trầm trọng.
Hàng trăm người hoạt động ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác bị quản thúc tại gia trong nhiều dịp trong năm, khi chính quyền địa phương không muốn họ gặp gỡ với quan chức ngoại giao nước ngoài hay tham dự các sự kiện xã hội.
Ngay trước thềm Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-EU, Hà Nội đã bắt giữ tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang và cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng sau khi họ gặp gỡ với Phái đoàn của EU.
Không dừng ở đó, mật vụ còn ném chất bẩn vào tư gia của một số nhà hoạt động.
Theo Human Rights Watch, Việt Nam cầm tù hơn 100 tù chính trị trong khi BPSOS, Người Bảo vệ Nhân quyền và 13 tổ chức liên kết Now! Campaign đã thống kê 165 tù nhân lương tâm (cho đến cuối tháng 11/2017).
Chính quyền Việt Nam luôn phản bác rằng nước này có tù nhân lương tâm, và khẳng định chỉ bỏ tù kẻ vi phạm pháp luật.
Hơn nữa, chính quyền Việt Nam cũng nhắm đàn áp đối với Công giáo và một số tổ chức tôn giáo chưa đăng ký với chính quyền. Nhiều giáo xứ Thiên Chúa giáo ở khu vực miền Trung và miền Nam bị sách nhiễu bởi lực lượng an ninh và côn đồ được bảo kê bới chính quyền với tên gọi Đội Cờ đỏ. Dưới sự trợ giúp ngầm của chính quyền địa phương, Đội Cờ đỏ đã tấn công nhiều nhà dân, phá hoại tài sản và đánh đập nhiều người dân vô tội. Thành viên của Đội Cờ đỏ còn tấn công khủng bố nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh (hai lần) và Trịnh Đình Hoà.
Một số linh mục bị cấm xuất cảnh.
Một số nhóm dân tộc thiểu số ở vùng Tây nguyên và vùng núi miền Bắc cũng bị sách nhiễu bởi chính quyền địa phương. Công an đến đập phá cơ sở thờ tự của họ hoặc không cho họ tụ tập để đọc kinh.
Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đập phá chùa Liên Trì thuộc Giáo hội Phật Giáo Thống nhất để lấy đất xây dựng dự án bất động sản.
Tra tấn vẫn còn phổ biến ở Việt Nam hai năm sau khi Quốc hội thông qua Công ước Chống Tra tấn. Hàng chục công dân Việt Nam bị tra tấn bởi công an, và dẫn đến cái chết của 12 người trong năm 2017 trong đó có anh Nguyễn Hữu Tấn ở An Giang và Võ Tấn Minh ở Ninh Thuận.
Danh sách người hoạt động bị bắt giữ, kết án năm 2017