Việc đàn áp người ủng hộ bị cáo trong các phiên tòa xử tù nhân lương tâm là phi pháp nhưng không phiên tòa nào là không có. Nhưng trong phiên tòa phúc thẩm vụ án Trần Thị Nga thì việc đàn áp mang tính bạo ngược của công an là chưa từng thấy.
Nguyễn Tường Thụy, Việt Nam Thời báo, ngày 27/12/2017
|
Bà Trần Thị Nga cùng hai con. File photo |
Nếu phiên tòa sơ thẩm Trần Thị Nga họ chỉ xua đuổi và đánh một số người khi xảy ra biểu tình;
Phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhiều người bị đánh và bị cướp đồ, cướp tiền khi nổ ra biểu tình;
Phiên tòa sơ thẩm Phan Kim Khánh họ chỉ cho “quần chúng tự phát” sinh sự;
Tại Cao Lãnh, khi xử Bùi Thị Minh Hằng, công an lùng sục bắt cả trăm người nhưng không có chủ trương đánh và cướp bóc (trừ trường hợp Trương Dũng bị đánh trộm khi anh đang chờ xe về Sài Gòn)
Thì lần này, tại phiên tòa phúc thẩm Trần Thị Nga, công an chủ trương bắt bớ và khủng bố ngay từ đầu. Có ba người bị đánh đập hết sức dã man mang tính đòn thù.
Một đoạn đường Trường Chinh, nơi có trụ sở tòa án bị chặn ở 2 đầu giao lộ, công an các loại dày đặc. Một nhóm vừa xuất hiện tại góc phố xế phiên tòa được mấy phút thì bị bắt gọn. Một số người thoát khỏi sự lùng sục hoạt động đưa tin về phiên tòa. Trong số những người bị bắt, công an lập tức phân loại tách ra 3 người mà chúng để ý từ trước đưa giam riêng ở đồn Minh Khai khác để đánh. Chuyện lập biên bản, thẩm vấn chẳng có ý nghĩa gì với chúng . Mục đích chính là đánh trả thù, cướp máy và các vật dụng khác.
Anh Trương Văn Dũng kể, anh bị chúng đánh ngay từ đầu và bị đánh nhiều lần. Mỗi lần chúng tạo ra một lý do để đánh: Bắt đưa đồ ra, không đưa: đánh; bắt cởi đồ mặc trên người ra, không cởi: đánh; mặc dù đáng tuổi con anh nhưng chúng nói năng rất hỗn xược, anh nói lại: đánh. Tất nhiên không làm theo ý chúng thì chúng dùng bạo lực, vẫn cướp được đồ của anh, vẫn lột được áo anh đang mặc. Anh bị trấn lột 1 balo, 1 điện thoại iphone 5s, 1 cục sạc dự phòng, 1 chứng minh thư, 2 quyển kinh cứu khổ, 1 số thuốc chữa bệnh. Cả 2 cái bánh mì anh chưa kịp ăn cũng bị cướp nốt.
Mai Phương Thảo về trong vòng tay đồng đội rồi vẫn còn nguyên đau đớn mệt mỏi, uất ức và căm phẫn. Trong chương trình phát trực tiếp tối hôm đó, Thảo kể vừa đứng được 2 phút thì một lũ đầu trâu mặt ngựa khoảng 50 tên ập đến lôi mọi người lên xe, trầy xước hết cả chân tay. Chúng đưa cô về đồn rồi đánh. Chúng kéo lê cô trên sàn nhà, đạp cô ngã ngửa, đạp vào gầm bàn, đánh vào mạng sườn. Chúng bắt khai đi với những ai, bắt mở mật khẩu, tất nhiên Thảo không bao giờ khuất phục. Thảo cho rằng, sự đau đớn của cô không thấm tháp gì so với Trần Thị Nga và những gì hai đứa trẻ con của Nga phải chịu.
Đây là link chương trình đã phát trực tiếp tối 22/12/2017:
Trịnh Đình Hòa có lẽ là người ôn hòa hơn cả nhưng cũng bị đánh và cướp 2 điện thoại Samsung và chứng minh nhân dân. Anh kể chúng rất đông và ăn nói thì sặc mùi đầu gấu. Anh bị đánh phủ đầu ngay khi “dám” hỏi danh tính tên thẩm vấn. Anh lại mắc sai lầm khi nghĩ công an không bao giờ đánh dân nên hỏi: “Công an hay côn đồ mà lại đi đánh người?” và lại vị đánh tiếp với lý do: “Đã mang tiếng công an đánh người thì mang tiếng luôn một thể”. Rồi chúng dọa giết: “Dao cũng có sẵn rồi nhé”.
Trịnh Đình Hòa đã từng bị chúng đánh hôm xử sơ thẩm Trần Thị Nga cũng tại Phủ Lý. Chúng không quên anh nên hả hê “hỏi thăm”: “Lần trước bị đánh sưng mắt mà không nhớ à? Bị mấy ngày mới khỏi?”. Chúng còn giở giọng nói anh “đổ tội” cho công an đánh khi viết trên facebook.
Qua quan sát thấy những kẻ khủng bố, đánh người dã man không phải là công an Hà Nam mà là của Bộ công an vì chúng đi bằng xe biển số của Bộ và chúng nắm rất rõ từng người trong khi thẩm vấn và đánh đập họ. Chưa bao giờ có chuyện khủng bố, đánh đập người vô lý, trắng trợn như thế này. Điều này nói lên nhà cầm quyền dung túng cho ngành công an xé bỏ pháp luật, mặc cho họ lộng hành, toàn quyền làm theo ý muốn.
Nhà cầm quyền bất nhân bỏ tù tới 9 năm một người phụ nữ đang phải nuôi hai con nhỏ. Khi trả thù, đánh đập người bày tỏ cảm tình với Trần Thị Nga vô cùng bạo ngược, chúng muốn cô lập Nga hoàn toàn, bỏ tù rồi nhưng dứt khoát không cho ai yêu thương và ái mộ. Độ bất nhân tăng lên ở chỗ đó. Chúng muốn gì nữa? Phải chăng để thỏa mãn cơn tức giận và để răn đe? Chúng có đạt được mục đích không? Hãy tìm câu trả lời trong tuyên bố của Mai Phương Thảo sau khi bị đánh nhừ tử: “Chúng mày có thể đánh đập thể xác tao nhưng không bao giờ chúng mày lấy được linh hồn tao. Những gì chúng mày làm hôm nay là vết nhơ của lịch sử”.
Ai là kẻ đã huấn luyện những con người vốn từ nhân dân trở thành những kẻ say máu? Đây là một điều vô cùng nguy hiểm. Khủng bố không phải là phương pháp bảo vệ chế độ, ngược lại nó làm cho đất nước ngày càng loạn và chỉ đẩy chế độ nhanh đến sụp đổ mà thôi. Trịnh Đình Hòa, nạn nhân trong vụ khủng bố bạo ngược này cũng cho rằng: “Đất nước này sẽ gặp đại họa nếu ngành công an dung dưỡng, cho lính tráng đi ăn cướp, trấn lột và lừa đảo nhân dân”.
Lê Quý Đôn (1726 – 1784) tổng kết 5 nguy cơ dẫn đến mất nước như sau: trẻ không kính già, trò không trọng thầy, tham nhũng tràn lan, binh kiêu tướng thoái, sĩ phu ngoảnh mặt.
Bây giờ, một người dân bình thường cũng thấy xã hội đã hội tụ quá đầy đủ 5 nguy cơ này. Còn lãnh đạo hiện nay toàn những người “có lý luận” chẳng lẽ không nhìn thấy?
December 27, 2017
Phiên tòa phúc thẩm Trần Thị Nga: Đàn áp tăng thêm mức bạo ngược
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Việc đàn áp người ủng hộ bị cáo trong các phiên tòa xử tù nhân lương tâm là phi pháp nhưng không phiên tòa nào là không có. Nhưng trong phiên tòa phúc thẩm vụ án Trần Thị Nga thì việc đàn áp mang tính bạo ngược của công an là chưa từng thấy.
Nguyễn Tường Thụy, Việt Nam Thời báo, ngày 27/12/2017
Nếu phiên tòa sơ thẩm Trần Thị Nga họ chỉ xua đuổi và đánh một số người khi xảy ra biểu tình;
Phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhiều người bị đánh và bị cướp đồ, cướp tiền khi nổ ra biểu tình;
Phiên tòa sơ thẩm Phan Kim Khánh họ chỉ cho “quần chúng tự phát” sinh sự;
Tại Cao Lãnh, khi xử Bùi Thị Minh Hằng, công an lùng sục bắt cả trăm người nhưng không có chủ trương đánh và cướp bóc (trừ trường hợp Trương Dũng bị đánh trộm khi anh đang chờ xe về Sài Gòn)
v.v…
Thì lần này, tại phiên tòa phúc thẩm Trần Thị Nga, công an chủ trương bắt bớ và khủng bố ngay từ đầu. Có ba người bị đánh đập hết sức dã man mang tính đòn thù.
Một đoạn đường Trường Chinh, nơi có trụ sở tòa án bị chặn ở 2 đầu giao lộ, công an các loại dày đặc. Một nhóm vừa xuất hiện tại góc phố xế phiên tòa được mấy phút thì bị bắt gọn. Một số người thoát khỏi sự lùng sục hoạt động đưa tin về phiên tòa. Trong số những người bị bắt, công an lập tức phân loại tách ra 3 người mà chúng để ý từ trước đưa giam riêng ở đồn Minh Khai khác để đánh. Chuyện lập biên bản, thẩm vấn chẳng có ý nghĩa gì với chúng . Mục đích chính là đánh trả thù, cướp máy và các vật dụng khác.
Anh Trương Văn Dũng kể, anh bị chúng đánh ngay từ đầu và bị đánh nhiều lần. Mỗi lần chúng tạo ra một lý do để đánh: Bắt đưa đồ ra, không đưa: đánh; bắt cởi đồ mặc trên người ra, không cởi: đánh; mặc dù đáng tuổi con anh nhưng chúng nói năng rất hỗn xược, anh nói lại: đánh. Tất nhiên không làm theo ý chúng thì chúng dùng bạo lực, vẫn cướp được đồ của anh, vẫn lột được áo anh đang mặc. Anh bị trấn lột 1 balo, 1 điện thoại iphone 5s, 1 cục sạc dự phòng, 1 chứng minh thư, 2 quyển kinh cứu khổ, 1 số thuốc chữa bệnh. Cả 2 cái bánh mì anh chưa kịp ăn cũng bị cướp nốt.
Mai Phương Thảo về trong vòng tay đồng đội rồi vẫn còn nguyên đau đớn mệt mỏi, uất ức và căm phẫn. Trong chương trình phát trực tiếp tối hôm đó, Thảo kể vừa đứng được 2 phút thì một lũ đầu trâu mặt ngựa khoảng 50 tên ập đến lôi mọi người lên xe, trầy xước hết cả chân tay. Chúng đưa cô về đồn rồi đánh. Chúng kéo lê cô trên sàn nhà, đạp cô ngã ngửa, đạp vào gầm bàn, đánh vào mạng sườn. Chúng bắt khai đi với những ai, bắt mở mật khẩu, tất nhiên Thảo không bao giờ khuất phục. Thảo cho rằng, sự đau đớn của cô không thấm tháp gì so với Trần Thị Nga và những gì hai đứa trẻ con của Nga phải chịu.
Đây là link chương trình đã phát trực tiếp tối 22/12/2017:
Trịnh Đình Hòa có lẽ là người ôn hòa hơn cả nhưng cũng bị đánh và cướp 2 điện thoại Samsung và chứng minh nhân dân. Anh kể chúng rất đông và ăn nói thì sặc mùi đầu gấu. Anh bị đánh phủ đầu ngay khi “dám” hỏi danh tính tên thẩm vấn. Anh lại mắc sai lầm khi nghĩ công an không bao giờ đánh dân nên hỏi: “Công an hay côn đồ mà lại đi đánh người?” và lại vị đánh tiếp với lý do: “Đã mang tiếng công an đánh người thì mang tiếng luôn một thể”. Rồi chúng dọa giết: “Dao cũng có sẵn rồi nhé”.
Trịnh Đình Hòa đã từng bị chúng đánh hôm xử sơ thẩm Trần Thị Nga cũng tại Phủ Lý. Chúng không quên anh nên hả hê “hỏi thăm”: “Lần trước bị đánh sưng mắt mà không nhớ à? Bị mấy ngày mới khỏi?”. Chúng còn giở giọng nói anh “đổ tội” cho công an đánh khi viết trên facebook.
Qua quan sát thấy những kẻ khủng bố, đánh người dã man không phải là công an Hà Nam mà là của Bộ công an vì chúng đi bằng xe biển số của Bộ và chúng nắm rất rõ từng người trong khi thẩm vấn và đánh đập họ. Chưa bao giờ có chuyện khủng bố, đánh đập người vô lý, trắng trợn như thế này. Điều này nói lên nhà cầm quyền dung túng cho ngành công an xé bỏ pháp luật, mặc cho họ lộng hành, toàn quyền làm theo ý muốn.
Nhà cầm quyền bất nhân bỏ tù tới 9 năm một người phụ nữ đang phải nuôi hai con nhỏ. Khi trả thù, đánh đập người bày tỏ cảm tình với Trần Thị Nga vô cùng bạo ngược, chúng muốn cô lập Nga hoàn toàn, bỏ tù rồi nhưng dứt khoát không cho ai yêu thương và ái mộ. Độ bất nhân tăng lên ở chỗ đó. Chúng muốn gì nữa? Phải chăng để thỏa mãn cơn tức giận và để răn đe? Chúng có đạt được mục đích không? Hãy tìm câu trả lời trong tuyên bố của Mai Phương Thảo sau khi bị đánh nhừ tử: “Chúng mày có thể đánh đập thể xác tao nhưng không bao giờ chúng mày lấy được linh hồn tao. Những gì chúng mày làm hôm nay là vết nhơ của lịch sử”.
Ai là kẻ đã huấn luyện những con người vốn từ nhân dân trở thành những kẻ say máu? Đây là một điều vô cùng nguy hiểm. Khủng bố không phải là phương pháp bảo vệ chế độ, ngược lại nó làm cho đất nước ngày càng loạn và chỉ đẩy chế độ nhanh đến sụp đổ mà thôi. Trịnh Đình Hòa, nạn nhân trong vụ khủng bố bạo ngược này cũng cho rằng: “Đất nước này sẽ gặp đại họa nếu ngành công an dung dưỡng, cho lính tráng đi ăn cướp, trấn lột và lừa đảo nhân dân”.
Lê Quý Đôn (1726 – 1784) tổng kết 5 nguy cơ dẫn đến mất nước như sau: trẻ không kính già, trò không trọng thầy, tham nhũng tràn lan, binh kiêu tướng thoái, sĩ phu ngoảnh mặt.
Bây giờ, một người dân bình thường cũng thấy xã hội đã hội tụ quá đầy đủ 5 nguy cơ này. Còn lãnh đạo hiện nay toàn những người “có lý luận” chẳng lẽ không nhìn thấy?