Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, ngày 30/11/2017
Hôm nay, Toà án Tối cao Đà Nẵng đã bác đơn kháng cáo của cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về việc kết án 10 năm tù được tuyên vào tháng 6 trong phiên xét xử ở tỉnh Khánh Hoà. Bản án được đưa ra sau khi cô đưa ra những quan điểm một cách ôn hòa về những vấn đề xã hội và môi trường. Bản án này hoàn toàn trái với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Chính trị và Dân sự mà Việt Nam là một bên tham gia, tại đây đã quy định rõ tự do ngôn luận và biểu đạt là quyền cơ bản của mỗi con người và không thể tách rời với giá trị và việc thực hiện nghĩa vụ cá nhân.
Sự việc chính quyền tỉnh Phú Yên thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư đối với luật sư Võ An Đôn, một trong những luật sư được gia đình cô Quỳnh thuê để bào chữa cho cô tại phiên toà và các luật sư khác chỉ được phép gặp cô một vài lần để chuẩn bị cho việc bào chữa, đã đặt ra câu hỏi về quyền lợi thích đáng mà mỗi người dân Việt Nam có quyền được hưởng theo quy định của pháp. Gia đình của cô Quỳnh nên được phép tham dự phiên xét xử diễn ra trong phòng xử án, nhưng điều này đã không xảy ra.
Việc chính quyền Việt Nam không cho phép đại diện Phái đoàn EU và các ĐSQ thành viên EU tham dự phiên toà đã đưa ra những câu hỏi về tính minh bạch trong quá trình xử án. Liên minh châu Âu mong muốn cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện.
Liên minh châu Âu tiếp tục theo dõi sát sao tình hình nhân quyền ở Việt Nam và sẽ hợp tác với chính quyền nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở đây. Một phái đoàn của Liên minh châu Âu hiện đang ở Việt Nam để tham gia Đối thoại Nhân quyền hàng năm sẽ diễn ra vào ngày mai và sẽ nêu trường hợp này cùng một số trường hợp khác.
December 1, 2017
Thông điệp của Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam về việc kết án Cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm)!
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, ngày 30/11/2017
Hôm nay, Toà án Tối cao Đà Nẵng đã bác đơn kháng cáo của cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về việc kết án 10 năm tù được tuyên vào tháng 6 trong phiên xét xử ở tỉnh Khánh Hoà. Bản án được đưa ra sau khi cô đưa ra những quan điểm một cách ôn hòa về những vấn đề xã hội và môi trường. Bản án này hoàn toàn trái với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Chính trị và Dân sự mà Việt Nam là một bên tham gia, tại đây đã quy định rõ tự do ngôn luận và biểu đạt là quyền cơ bản của mỗi con người và không thể tách rời với giá trị và việc thực hiện nghĩa vụ cá nhân.
Sự việc chính quyền tỉnh Phú Yên thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư đối với luật sư Võ An Đôn, một trong những luật sư được gia đình cô Quỳnh thuê để bào chữa cho cô tại phiên toà và các luật sư khác chỉ được phép gặp cô một vài lần để chuẩn bị cho việc bào chữa, đã đặt ra câu hỏi về quyền lợi thích đáng mà mỗi người dân Việt Nam có quyền được hưởng theo quy định của pháp. Gia đình của cô Quỳnh nên được phép tham dự phiên xét xử diễn ra trong phòng xử án, nhưng điều này đã không xảy ra.
Việc chính quyền Việt Nam không cho phép đại diện Phái đoàn EU và các ĐSQ thành viên EU tham dự phiên toà đã đưa ra những câu hỏi về tính minh bạch trong quá trình xử án. Liên minh châu Âu mong muốn cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện.
Liên minh châu Âu tiếp tục theo dõi sát sao tình hình nhân quyền ở Việt Nam và sẽ hợp tác với chính quyền nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở đây. Một phái đoàn của Liên minh châu Âu hiện đang ở Việt Nam để tham gia Đối thoại Nhân quyền hàng năm sẽ diễn ra vào ngày mai và sẽ nêu trường hợp này cùng một số trường hợp khác.