Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại phiên toà phúc thẩm Tòa án tỉnh Khánh Hoà ngày 30 tháng 11 năm 2017.
RFA, 30-11-2017
Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo quy kết “tuyên truyền chống nhà nước” ở phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 30/11/2017.
Bào chữa cho blogger Mẹ Nấm trong phiên tòa phúc thẩm gồm có ba luật sư là các ông Nguyễn Hà Luân, Hà Huy Sơn và Nguyễn Khả Thành.
Một phiên tòa có nhiều điều chưa thỏa đáng
Phiên tòa diễn ra từ 8 giờ tới 11 giờ thì tuyên án và theo các luật sư thì nhanh chóng và có nhiều điều không thỏa đáng. Luật sư Nguyễn Khả Thành cho biết:
Phiên xử diễn ra bình thường, cũng đặt câu hỏi và cũng tranh luận, rồi luận tội chứ không có gì đặc biệt. Lập luận của chúng tôi là Như Quỳnh không phạm tội, hậu quả gây ra cũng không có gì nghiêm trọng.
Các luật sư đã yêu cầu các giám định viên tham dự phiên tòa nhưng cả ba giám định viên đều viết đơn xin vắng mặt.
Luật sư Nguyễn Hà Luân cho rằng viện kiểm soát né tránh các câu hỏi và không tập trung vào các chất vấn của luật sư.
Nhận xét về thái độ của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, luật sư Nguyễn Khả Thành cho rằng “bản lĩnh”:
Cô cũng bản lĩnh đó. Không nhận tội, cô trả lời những hành động đó thể hiện quyền tự do cá nhân của cô. Cô nhất quyết không nhận tội.
Luật sư Hà Huy Sơn nhấn mạnh rằng các luật sư đã phân tích sự khác nhau giữa đảng – nhà nước và phân biệt hai khái niệm này.
Ngay từ sáng sớm, trong clip tường thuật trực tiếp từ Nha Trang đăng trên facebook, nhà hoạt động Trịnh Kim Tiến cho biết các ngả đường đi vào tòa án đều bị đặt barier chặn đường không cho vào. Ngay cả bà Nguyễn Thị Tuyết Lan – thân mẫu bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng bị chặn, nhưng bà Lan đã cương quyết vượt qua hàng rào an ninh để vào bên trong phiên tòa.
Riêng luật sư Võ An Đôn do trước đó đã bị xóa tên khỏi Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên nên không thể có mặt tại tòa trong tư cách luật sư bào chữa. Tuy vậy, ông Đôn cũng đã đến để theo dõi và ủng hộ tinh thần cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bên ngoài.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa những người ủng hộ blogger Mẹ Nấm đã hô to những khẩu hiệu phản đối bản án dành cho bà Quỳnh.
Không nhận tội, cô trả lời những hành động đó thể hiện quyền tự do cá nhân của cô. Cô nhất quyết không nhận tội.
– Luật sư Nguyễn Khả Thành
Facebooker Nguyễn Hoàng Vi cho biết đã có nhiều người bị công an đánh và bắt sau phiên tòa bao gồm cả thân mẫu của Mẹ Nấm. Một số người bị cướp điện thoại như luật sư Võ An Đôn và Trịnh Kim Tiến và bà Trần Thu Nguyệt.
Luật sư Hà Huy Sơn xác nhận rằng có nhiều người đã bị đánh đập và bắt đi.
Chúng tôi đã liên hệ với bà Nguyễn Thị Tuyết Lan nhiều lần nhưng máy liên tục bận.
Ông Brad Adams, Giám đốc Châu Á của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) trong một thông cáo yêu cầu EU áp lực Việt Nam trả các tù nhân chính trị hôm 28/11/2017 nói:
EU cần công khai vinh danh những công dân Việt Nam dũng cảm như ‘Mẹ Nấm’ và luật sư Võ An Đôn, những người đã chịu nhiều rủi ro vì nhân quyền và dân chủ. EU cần nói rõ rằng việc thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa hai bên phụ thuộc vào việc Việt Nam phóng thích tất cả các tù nhân chính trị và chấm dứt sách nhiễu, đe dọa những người bảo vệ nhân quyền.
Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 – Bộ Luật Hình sự.
Công an tỉnh Khánh Hòa cáo buộc bà đã “soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân…”
Bà từng bị bắt nhiều lần trước đó trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo và đòi nhân quyền.
Mẹ Nấm là ai?
Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam, thành viên của các tổ chức “Người Việt yêu nước” và “Tuyên bố công dân tự do”.
Theo cáo trạng của cơ quan điều tra tỉnh Khánh Hòa, bà Quỳnh soạn thảo một tập tài liệu có tiêu đề tiếng Anh là “Stop police killing civilians”, tiếng Việt là “Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường”. Cơ quan điều tra Khánh Hòa cho rằng “nhằm mục đích để người đọc hiểu sai bản chất, xúc phạm và hạ uy tín của công an nhân dân VN”.
Thực chất, đây là một tập tài liệu tổng hợp các trường hợp các nạn nhân bị chết trong đồn công an, và kêu gọi mở những cuộc điều tra minh bạch về nhũng cái chết thương tâm này.
Năm 2010 bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman Hammett vì những hoạt động bảo vệ quyền tự do biểu đạt.
Năm 2015, Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự trao cho cô Giải thưởng Của Năm.
Bà cũng được nhận giải Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ vào tháng Ba năm 2017.
Ngày 29/6 trong một cuộc họp báo của Bộ Ngoại Giao sau phiên tòa sơ thẩm, Bà Heather Nauert, người phát ngôn nói với Báo giới rằng “Quỳnh đã bị tuyên án 10 năm tù với một bản án mơ hồ về tội chống phá nhà nước…” và yêu cầu Việt Nam “thả Mẹ Nấm và tất cả những tù nhân lương tâm khác ngay lập tức và cho phép các cá nhân Việt Nam quyền tự do biểu đạt và hội họp mà không sợ bị trả đũa.”
Những tiếng hô to “Mẹ Nấm vô tội” ngay trước cổng phiên tòa và những người phản đối bị công an đánh là một nghịch lý dễ thấy trong các phiên tòa mang tính chính trị gần đây.
December 1, 2017
Blogger Mẹ Nấm y án 10 năm tù sau phiên phúc thẩm
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại phiên toà phúc thẩm Tòa án tỉnh Khánh Hoà ngày 30 tháng 11 năm 2017.
RFA, 30-11-2017
Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo quy kết “tuyên truyền chống nhà nước” ở phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 30/11/2017.
Bào chữa cho blogger Mẹ Nấm trong phiên tòa phúc thẩm gồm có ba luật sư là các ông Nguyễn Hà Luân, Hà Huy Sơn và Nguyễn Khả Thành.
Một phiên tòa có nhiều điều chưa thỏa đáng
Phiên tòa diễn ra từ 8 giờ tới 11 giờ thì tuyên án và theo các luật sư thì nhanh chóng và có nhiều điều không thỏa đáng. Luật sư Nguyễn Khả Thành cho biết:
Phiên xử diễn ra bình thường, cũng đặt câu hỏi và cũng tranh luận, rồi luận tội chứ không có gì đặc biệt. Lập luận của chúng tôi là Như Quỳnh không phạm tội, hậu quả gây ra cũng không có gì nghiêm trọng.
Các luật sư đã yêu cầu các giám định viên tham dự phiên tòa nhưng cả ba giám định viên đều viết đơn xin vắng mặt.
Luật sư Nguyễn Hà Luân cho rằng viện kiểm soát né tránh các câu hỏi và không tập trung vào các chất vấn của luật sư.
Nhận xét về thái độ của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, luật sư Nguyễn Khả Thành cho rằng “bản lĩnh”:
Cô cũng bản lĩnh đó. Không nhận tội, cô trả lời những hành động đó thể hiện quyền tự do cá nhân của cô. Cô nhất quyết không nhận tội.
Luật sư Hà Huy Sơn nhấn mạnh rằng các luật sư đã phân tích sự khác nhau giữa đảng – nhà nước và phân biệt hai khái niệm này.
Ngay từ sáng sớm, trong clip tường thuật trực tiếp từ Nha Trang đăng trên facebook, nhà hoạt động Trịnh Kim Tiến cho biết các ngả đường đi vào tòa án đều bị đặt barier chặn đường không cho vào. Ngay cả bà Nguyễn Thị Tuyết Lan – thân mẫu bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng bị chặn, nhưng bà Lan đã cương quyết vượt qua hàng rào an ninh để vào bên trong phiên tòa.
Riêng luật sư Võ An Đôn do trước đó đã bị xóa tên khỏi Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên nên không thể có mặt tại tòa trong tư cách luật sư bào chữa. Tuy vậy, ông Đôn cũng đã đến để theo dõi và ủng hộ tinh thần cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bên ngoài.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa những người ủng hộ blogger Mẹ Nấm đã hô to những khẩu hiệu phản đối bản án dành cho bà Quỳnh.
Facebooker Nguyễn Hoàng Vi cho biết đã có nhiều người bị công an đánh và bắt sau phiên tòa bao gồm cả thân mẫu của Mẹ Nấm. Một số người bị cướp điện thoại như luật sư Võ An Đôn và Trịnh Kim Tiến và bà Trần Thu Nguyệt.
Luật sư Hà Huy Sơn xác nhận rằng có nhiều người đã bị đánh đập và bắt đi.
Chúng tôi đã liên hệ với bà Nguyễn Thị Tuyết Lan nhiều lần nhưng máy liên tục bận.
Ông Brad Adams, Giám đốc Châu Á của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) trong một thông cáo yêu cầu EU áp lực Việt Nam trả các tù nhân chính trị hôm 28/11/2017 nói:
EU cần công khai vinh danh những công dân Việt Nam dũng cảm như ‘Mẹ Nấm’ và luật sư Võ An Đôn, những người đã chịu nhiều rủi ro vì nhân quyền và dân chủ. EU cần nói rõ rằng việc thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa hai bên phụ thuộc vào việc Việt Nam phóng thích tất cả các tù nhân chính trị và chấm dứt sách nhiễu, đe dọa những người bảo vệ nhân quyền.
Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 – Bộ Luật Hình sự.
Công an tỉnh Khánh Hòa cáo buộc bà đã “soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân…”
Bà từng bị bắt nhiều lần trước đó trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo và đòi nhân quyền.
Mẹ Nấm là ai?
Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam, thành viên của các tổ chức “Người Việt yêu nước” và “Tuyên bố công dân tự do”.
Theo cáo trạng của cơ quan điều tra tỉnh Khánh Hòa, bà Quỳnh soạn thảo một tập tài liệu có tiêu đề tiếng Anh là “Stop police killing civilians”, tiếng Việt là “Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường”. Cơ quan điều tra Khánh Hòa cho rằng “nhằm mục đích để người đọc hiểu sai bản chất, xúc phạm và hạ uy tín của công an nhân dân VN”.
Thực chất, đây là một tập tài liệu tổng hợp các trường hợp các nạn nhân bị chết trong đồn công an, và kêu gọi mở những cuộc điều tra minh bạch về nhũng cái chết thương tâm này.
Năm 2010 bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman Hammett vì những hoạt động bảo vệ quyền tự do biểu đạt.
Năm 2015, Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự trao cho cô Giải thưởng Của Năm.
Bà cũng được nhận giải Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ vào tháng Ba năm 2017.
Ngày 29/6 trong một cuộc họp báo của Bộ Ngoại Giao sau phiên tòa sơ thẩm, Bà Heather Nauert, người phát ngôn nói với Báo giới rằng “Quỳnh đã bị tuyên án 10 năm tù với một bản án mơ hồ về tội chống phá nhà nước…” và yêu cầu Việt Nam “thả Mẹ Nấm và tất cả những tù nhân lương tâm khác ngay lập tức và cho phép các cá nhân Việt Nam quyền tự do biểu đạt và hội họp mà không sợ bị trả đũa.”
Những tiếng hô to “Mẹ Nấm vô tội” ngay trước cổng phiên tòa và những người phản đối bị công an đánh là một nghịch lý dễ thấy trong các phiên tòa mang tính chính trị gần đây.