Tuyên bố của Đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam Caryn McClelland về bản án phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
RFA, 30-11-2017
Ngay sau khi Toà án Nhân dân Tối cao tỉnh Khánh Hoà kết thúc phiên xử, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch (HRW) đã đưa ra ngay thông cáo báo chí nói rằng ‘phiên toà công khai này thực chất là một trò cười ngay từ lúc bắt đầu’.
Thông cáo cũng viết rằng “thủ tục tố tụng càng là một trò hề, với việc thẩm phán phiên toà chỉ đơn giản lướt nhanh qua các thủ tục trước khi quyết định y án bản án 10 năm khắc nghiệt vốn đã được định sẵn bởi Đảng Cộng sản cầm quyền.
Vẫn theo ông Phil Robertson, tuy gọi là phiên toà công khai nhưng một trong những luật sư của Mẹ Nấm đã bị tước thẻ hành nghề 1 tuần trước đó và mẹ của bà cùng những người thân không được vào tham dự.
Trong nội dung bản thông cáo của HRW, ông Robertson đưa ra nhận định về các cuộc đàn áp ở Việt Nam đã tăng lên rõ rệt sau chuyến viếng thăm ở cấp nhà nước của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào đầu năm 2017.
Sau đó là sự thất bại của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và các nhà lãnh đạo Châu Á khác tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng trong việc đề cập đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Theo ông Robertson, việc không quan tâm đến nhân quyền với Việt Nam thì không khác gì ‘bật đèn xanh’ cho chính phủ Hà Nội và họ đã không do dự một giây nào để tiếp tục trấn áp người lên tiếng.
Ông Robertson nhấn mạnh trong bản thông cáo, nếu các lãnh đạo Việt Nam quan tâm đến nhân dân của họ, muốn thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế, họ sẽ cảm ơn mẹ Nấm vì việc làm của bà, vì các nỗ lực hỗ trợ công lý cho nạn nhân của thảm họa môi trường như Formosa, thay vì ‘cướp’ đi 1 người mẹ của hai đứa trẻ bằng bản án 10 năm tù giam khắc nghiệt.
Một bản tuyên bố khác về bản án phúc thẩm cũng được đưa ra bởi Đại diện lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam, bà Caryn McClelland, cho biết Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam phải thả bà Quỳnh cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức.
Tuyên bố của Đại Sứ Quán Mỹ nêu lên quan ngại sâu sắc trước việc Toà án Việt Nam giữ nguyên bản án 10 năm tù đối với nhà hoạt động ôn hoà, được trao giải thưởng Phụ nữ can đảm quốc tế, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn gọi là Mẹ Nấm) với cáo buộc mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước”, nhắc lại tất cả mọi người đều có các quyền tự do cơ bản như bày tỏ chính kiến, hội họp và lập hội một cách ôn hoà.
Bản tuyên bố của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ kết thúc bằng câu nguyên văn như sau: “Chúng tôi cũng hối thúc chính phủ Việt Nam đảm bảo những hành động và luật pháp của mình nhất quán với những điều khoản về nhân quyền trong hiến pháp Việt Nam và những cam kết và nghĩa vụ quốc tế của mình”.
Những nguồn tin khác nhau từ Việt Nam cho chúng tôi biết những người bị công an bắt giữ bao gồm Trịnh Kim Tiến, Trần Thu Nguyệt, Nguyễn Công Thanh và Nguyễn Minh Hùng là cậu của Blogger Mẹ Nấm, Tất cả những người này lần lượt được thả, người cuối cùng là Trịnh Kim Tiến rời đồn công an vào khoảng 6:30 chiều cùng ngày.
December 1, 2017
HRW và Đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam lên tiếng về bản án của Blogger Mẹ Nấm
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tuyên bố của Đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam Caryn McClelland về bản án phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
RFA, 30-11-2017
Ngay sau khi Toà án Nhân dân Tối cao tỉnh Khánh Hoà kết thúc phiên xử, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch (HRW) đã đưa ra ngay thông cáo báo chí nói rằng ‘phiên toà công khai này thực chất là một trò cười ngay từ lúc bắt đầu’.
Thông cáo cũng viết rằng “thủ tục tố tụng càng là một trò hề, với việc thẩm phán phiên toà chỉ đơn giản lướt nhanh qua các thủ tục trước khi quyết định y án bản án 10 năm khắc nghiệt vốn đã được định sẵn bởi Đảng Cộng sản cầm quyền.
Vẫn theo ông Phil Robertson, tuy gọi là phiên toà công khai nhưng một trong những luật sư của Mẹ Nấm đã bị tước thẻ hành nghề 1 tuần trước đó và mẹ của bà cùng những người thân không được vào tham dự.
Trong nội dung bản thông cáo của HRW, ông Robertson đưa ra nhận định về các cuộc đàn áp ở Việt Nam đã tăng lên rõ rệt sau chuyến viếng thăm ở cấp nhà nước của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào đầu năm 2017.
Sau đó là sự thất bại của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và các nhà lãnh đạo Châu Á khác tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng trong việc đề cập đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Theo ông Robertson, việc không quan tâm đến nhân quyền với Việt Nam thì không khác gì ‘bật đèn xanh’ cho chính phủ Hà Nội và họ đã không do dự một giây nào để tiếp tục trấn áp người lên tiếng.
Ông Robertson nhấn mạnh trong bản thông cáo, nếu các lãnh đạo Việt Nam quan tâm đến nhân dân của họ, muốn thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế, họ sẽ cảm ơn mẹ Nấm vì việc làm của bà, vì các nỗ lực hỗ trợ công lý cho nạn nhân của thảm họa môi trường như Formosa, thay vì ‘cướp’ đi 1 người mẹ của hai đứa trẻ bằng bản án 10 năm tù giam khắc nghiệt.
Một bản tuyên bố khác về bản án phúc thẩm cũng được đưa ra bởi Đại diện lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam, bà Caryn McClelland, cho biết Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam phải thả bà Quỳnh cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức.
Tuyên bố của Đại Sứ Quán Mỹ nêu lên quan ngại sâu sắc trước việc Toà án Việt Nam giữ nguyên bản án 10 năm tù đối với nhà hoạt động ôn hoà, được trao giải thưởng Phụ nữ can đảm quốc tế, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn gọi là Mẹ Nấm) với cáo buộc mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước”, nhắc lại tất cả mọi người đều có các quyền tự do cơ bản như bày tỏ chính kiến, hội họp và lập hội một cách ôn hoà.
Bản tuyên bố của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ kết thúc bằng câu nguyên văn như sau: “Chúng tôi cũng hối thúc chính phủ Việt Nam đảm bảo những hành động và luật pháp của mình nhất quán với những điều khoản về nhân quyền trong hiến pháp Việt Nam và những cam kết và nghĩa vụ quốc tế của mình”.
Những nguồn tin khác nhau từ Việt Nam cho chúng tôi biết những người bị công an bắt giữ bao gồm Trịnh Kim Tiến, Trần Thu Nguyệt, Nguyễn Công Thanh và Nguyễn Minh Hùng là cậu của Blogger Mẹ Nấm, Tất cả những người này lần lượt được thả, người cuối cùng là Trịnh Kim Tiến rời đồn công an vào khoảng 6:30 chiều cùng ngày.