Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ về bản án phúc thẩm blogger Mẹ Nấm ngày 30/11/2017.
VOA, 30-11-2017
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ra thông cáo báo chí với tuyên bố của Đại biện lâm thời Caryn McClelland, nói rằng bản án phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm) là “cáo buộc mơ hồ” trong lúc bà Quỳnh chỉ thực hiện các quyền tự do cơ bản. Bà McClelland kêu gọi Việt Nam hãy thả bà Quỳnh và các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức.
Hôm 30/11, Tòa án Nhân dân cấp cao Đà Nẵng tại Nha Trang ra phán quyết giữ nguyên mức án 10 năm tù đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Bản án đã vấp phải nhiều chỉ trích trong nước và quốc tế. Các luật sư bào chữa cho bà Quỳnh nói các lập luận của họ không được xem xét thỏa đáng và bản án tuyên cho bà Quỳnh là “bất công”.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói “Phiên tòa được cho là ‘công khai’ xử phúc thẩm Mẹ Nấm ngay từ đầu đã là một ‘trò hề’, khi một trong các luật sư của Mẹ Nấm bị tước thẻ hành nghề và mẹ của bà, thân nhân và những người ủng hộ không được vào dự phiên tòa mà phải đứng ngoài vỉa hè”.
Tôi quan ngại sâu sắc về việc Tòa án Việt Nam giữ nguyên bản án 10 năm tù đối với nhà hoạt động ôn hòa, được Mỹ trao giải thưởng Phụ nữ can đảm quốc tế, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn gọi là Mẹ Nấm) với cáo buộc mơ hồ ‘tuyên truyền chống nhà nước.
Trong khi đó, ngay chiều cùng ngày, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ra tuyên bố của Đại biện lâm thời Caryn McClelland nói bà “quan ngại sâu sắc về việc Tòa án Việt Nam giữ nguyên bản án 10 năm tù đối với nhà hoạt động ôn hòa, được Mỹ trao giải thưởng Phụ nữ can đảm quốc tế, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn gọi là Mẹ Nấm) với cáo buộc mơ hồ ‘tuyên truyền chống nhà nước’”.
Đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ nói “Tất cả mọi người phải có các quyền tự do cơ bản như bày tỏ chính kiến, hội họp và lập hội một cách ôn hòa” và “Bà Quỳnh là một trong sáu cá nhân, trong đó có bà Trần Thị Nga, bị kết án trong năm nay chỉ vì đã thực hiện các quyền này”.
Thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ nói xu hướng gia tăng các vụ bắt bớ và xét xử với những bản án nặng dành cho các nhà hoạt động từ đầu năm 2016 đến nay là “rất đáng lo ngại”.
Ngày 23/6, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị tuyên án 10 năm tù giam theo Điều 88. Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Khánh Hòa nói bà Quỳnh đã thu thập thông tin về các trường hợp người dân bị chết trong khi làm việc với công an và làm thành tài liệu “Stop police killing civilians” (“Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường”), đã tham gia với các cá nhân khác kêu gọi người dân tham gia chiến dịch “Vận động nhân quyền”, “công khai phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản”, “xuyên tạc tình hình trong nước” trên báo đài quốc tế, tàng trữ tập thơ “Bài thơ một vần” của tác giả Bùi Chát, CD nhạc có bài hát “Viết về ngư dân Việt Nam” của nhạc sĩ Tuấn Khanh”.
Sau phiên xử phúc thẩm ngày 30/11, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nói với VOA rằng mặc dù không hy vọng phiên xử phúc thẩm sẽ thay đổi bản án sơ thẩm, nhưng bà và gia đình vẫn yêu cầu phúc thẩm để các luật sư có thể đưa ra các luận cứ cho thấy bản án vi phạm các quyền cơ bản của con người.
Họ đã giúp cho mình cách này cách khác, như vậy là quá tốt rồi. Tốt hơn những người mà mình nghĩ là đồng bào của mình…
Bà Lan nói phần khó khăn nhất bây giờ là thông tin cho bé Nấm về bản án của mẹ Như Quỳnh. Bà nói:
“Tôi chưa giải thích với Nấm điều gì cả. Nhưng cách đây 2, 3 ngày, tâm lý của Nấm đã không làm bài được rồi. Nấm về nói với tôi rằng ‘Con đã đọc 3 lần đề toán, nhưng không hiểu sao con vẫn làm sai, con đọc sai đề ngoại ạ’, thì tôi biết cháu tôi bị sang chấn tâm lý nên nói ‘Thôi, lỡ rồi, con ạ. Con cứ học đi’. Tối nay, hai bà cháu sẽ nằm ngủ với nhau. Tôi đang nghĩ cách làm sao nói với cháu tôi đây. Tôi không biết nữa”.
Tháng 3 vừa qua, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ, bà Melania Trump, trao giải “Phụ nữ can đảm” vì “sự can trường của bà trong cuộc đấu tranh cho các vấn đề xã hội dân sự, vì đã truyền cảm hứng cho những thay đổi ôn hòa, kêu gọi một hệ thống chính quyền minh bạch hơn, cổ vũ cho hoà bình, công lý và quyền con người, và là tiếng nói đại diện cho quyền tự do ngôn luận,” trích thông cáo của Đại sứ quán Mỹ.
Trước chuyến đi của Tổng thống Hoa Kỳ Donal Trump tới Việt Nam tham dự APEC hồi đầu tháng này, bé Nấm đã viết thư gửi cho Đệ nhất phu nhân Melania nhờ bà giúp để “mang mẹ về”. Nhưng sau đó, bà Melania đã không ghé sang Việt Nam trong chuyến đi này.
“Cháu tôi hy vọng rất nhiều vào thư gửi cho bà phu nhân Tổng thống Melania Trump. Khi cháu biết như vậy cháu cũng buồn, nhưng tôi nói với cháu ‘Họ giúp như vậy là được rồi. Họ không có bổn phận gì với mình hết. Họ đã giúp cho mình cách này cách khác, như vậy là quá tốt rồi. Tốt hơn những người mà mình nghĩ là đồng bào của mình, nhưng sự thực họ coi mình là kẻ thù cháu ạ’”, bà Tuyết Lan kể.
Trước phản ứng của Đại sứ quán Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế đối với bản án phúc thẩm của con gái, bà Tuyết Lan nói bà “rất tri ân” và “lỗi là ở phía bên Việt Nam”.
Trong thông cáo báo chí, Đại sứ quán Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam lập tức trả tự do các tù nhân chính trị và cho phép họ bày tỏ quan điểm một cách tự do mà không sợ bị trả thù.
December 1, 2017
Đại sứ quán Mỹ ra tuyên bố về án phúc thẩm đối với Mẹ Nấm
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ về bản án phúc thẩm blogger Mẹ Nấm ngày 30/11/2017.
VOA, 30-11-2017
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ra thông cáo báo chí với tuyên bố của Đại biện lâm thời Caryn McClelland, nói rằng bản án phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm) là “cáo buộc mơ hồ” trong lúc bà Quỳnh chỉ thực hiện các quyền tự do cơ bản. Bà McClelland kêu gọi Việt Nam hãy thả bà Quỳnh và các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức.
Hôm 30/11, Tòa án Nhân dân cấp cao Đà Nẵng tại Nha Trang ra phán quyết giữ nguyên mức án 10 năm tù đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Bản án đã vấp phải nhiều chỉ trích trong nước và quốc tế. Các luật sư bào chữa cho bà Quỳnh nói các lập luận của họ không được xem xét thỏa đáng và bản án tuyên cho bà Quỳnh là “bất công”.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói “Phiên tòa được cho là ‘công khai’ xử phúc thẩm Mẹ Nấm ngay từ đầu đã là một ‘trò hề’, khi một trong các luật sư của Mẹ Nấm bị tước thẻ hành nghề và mẹ của bà, thân nhân và những người ủng hộ không được vào dự phiên tòa mà phải đứng ngoài vỉa hè”.
Trong khi đó, ngay chiều cùng ngày, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ra tuyên bố của Đại biện lâm thời Caryn McClelland nói bà “quan ngại sâu sắc về việc Tòa án Việt Nam giữ nguyên bản án 10 năm tù đối với nhà hoạt động ôn hòa, được Mỹ trao giải thưởng Phụ nữ can đảm quốc tế, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn gọi là Mẹ Nấm) với cáo buộc mơ hồ ‘tuyên truyền chống nhà nước’”.
Đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ nói “Tất cả mọi người phải có các quyền tự do cơ bản như bày tỏ chính kiến, hội họp và lập hội một cách ôn hòa” và “Bà Quỳnh là một trong sáu cá nhân, trong đó có bà Trần Thị Nga, bị kết án trong năm nay chỉ vì đã thực hiện các quyền này”.
Thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ nói xu hướng gia tăng các vụ bắt bớ và xét xử với những bản án nặng dành cho các nhà hoạt động từ đầu năm 2016 đến nay là “rất đáng lo ngại”.
Mẹ Nấm cùng hai con (bé Nấm, bé Gấu) phản đối Trung Quốc đem giàn khoan HD-891 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 23/6, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị tuyên án 10 năm tù giam theo Điều 88. Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Khánh Hòa nói bà Quỳnh đã thu thập thông tin về các trường hợp người dân bị chết trong khi làm việc với công an và làm thành tài liệu “Stop police killing civilians” (“Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường”), đã tham gia với các cá nhân khác kêu gọi người dân tham gia chiến dịch “Vận động nhân quyền”, “công khai phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản”, “xuyên tạc tình hình trong nước” trên báo đài quốc tế, tàng trữ tập thơ “Bài thơ một vần” của tác giả Bùi Chát, CD nhạc có bài hát “Viết về ngư dân Việt Nam” của nhạc sĩ Tuấn Khanh”.
Sau phiên xử phúc thẩm ngày 30/11, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nói với VOA rằng mặc dù không hy vọng phiên xử phúc thẩm sẽ thay đổi bản án sơ thẩm, nhưng bà và gia đình vẫn yêu cầu phúc thẩm để các luật sư có thể đưa ra các luận cứ cho thấy bản án vi phạm các quyền cơ bản của con người.
Bà Lan nói phần khó khăn nhất bây giờ là thông tin cho bé Nấm về bản án của mẹ Như Quỳnh. Bà nói:
“Tôi chưa giải thích với Nấm điều gì cả. Nhưng cách đây 2, 3 ngày, tâm lý của Nấm đã không làm bài được rồi. Nấm về nói với tôi rằng ‘Con đã đọc 3 lần đề toán, nhưng không hiểu sao con vẫn làm sai, con đọc sai đề ngoại ạ’, thì tôi biết cháu tôi bị sang chấn tâm lý nên nói ‘Thôi, lỡ rồi, con ạ. Con cứ học đi’. Tối nay, hai bà cháu sẽ nằm ngủ với nhau. Tôi đang nghĩ cách làm sao nói với cháu tôi đây. Tôi không biết nữa”.
Tháng 3 vừa qua, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ, bà Melania Trump, trao giải “Phụ nữ can đảm” vì “sự can trường của bà trong cuộc đấu tranh cho các vấn đề xã hội dân sự, vì đã truyền cảm hứng cho những thay đổi ôn hòa, kêu gọi một hệ thống chính quyền minh bạch hơn, cổ vũ cho hoà bình, công lý và quyền con người, và là tiếng nói đại diện cho quyền tự do ngôn luận,” trích thông cáo của Đại sứ quán Mỹ.
Trước chuyến đi của Tổng thống Hoa Kỳ Donal Trump tới Việt Nam tham dự APEC hồi đầu tháng này, bé Nấm đã viết thư gửi cho Đệ nhất phu nhân Melania nhờ bà giúp để “mang mẹ về”. Nhưng sau đó, bà Melania đã không ghé sang Việt Nam trong chuyến đi này.
“Cháu tôi hy vọng rất nhiều vào thư gửi cho bà phu nhân Tổng thống Melania Trump. Khi cháu biết như vậy cháu cũng buồn, nhưng tôi nói với cháu ‘Họ giúp như vậy là được rồi. Họ không có bổn phận gì với mình hết. Họ đã giúp cho mình cách này cách khác, như vậy là quá tốt rồi. Tốt hơn những người mà mình nghĩ là đồng bào của mình, nhưng sự thực họ coi mình là kẻ thù cháu ạ’”, bà Tuyết Lan kể.
Trước phản ứng của Đại sứ quán Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế đối với bản án phúc thẩm của con gái, bà Tuyết Lan nói bà “rất tri ân” và “lỗi là ở phía bên Việt Nam”.
Trong thông cáo báo chí, Đại sứ quán Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam lập tức trả tự do các tù nhân chính trị và cho phép họ bày tỏ quan điểm một cách tự do mà không sợ bị trả thù.