Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 26/11/2017
16 tổ chức XHDS, bao gồm cả Người Bảo vệ Nhân quyền, và hàng chục cá nhân đã cùng ký tên vào một thư ngỏ lên án việc bắt cóc ba nhà hoạt động Tiến sỹ Nguyễn Quang A, cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng, và nhà báo Đoan Trang.
Bức thư được công bố vài ngày sau vụ bắt giữ vào ngày 16/11 ngay sau cuộc gặp của bốn nhà hoạt động với một phái đoàn của EU trước thềm Đối thoại Nhân quyền song phương hàng năm. Trong bức thư, các tổ chức ký tên liệt hành động bắt cóc và tra khảo của công an Hà Nội là những hành động vi phạm pháp luật và cần phải bị chấm dứt.
Lực lượng an ninh của thành phố Hà Nội tiếp tục đàn áp cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng khi bà tiếp xúc với một số quan chức ngoại giao nước ngoài.
Ngày 21/11, bà Hằng cùng một số nhà hoạt động khác có một buổi gặp mặt với đại diện ngoại giao của một số sứ quán nước ngoài tại Hà Nội để thông tin về tình hình nhân quyền và xã hội ở Việt Nam. Sau buổi gặp mặt, cả nhóm đã bị an ninh mặc thường phục đe doạ, buộc các vị khách nước ngoài phải can thiệp và đưa các nhà hoạt động tới địa điểm an toàn.
Vụ việc trên là một trong nhiều sách nhiễu mà chính quyền Hà Nội nhằm vào bà Hằng và nhiều nhà hoạt động khác. Trong thời gian nửa tháng, bà bị công an Hà Nội bắt cóc hai lần, và bị tra khảo ở đồn công an. Ngoài ra, bà còn bị truy đuổi bởi mật vụ trong thời gian Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng thăm Hà Nội.
Công an Hà Nội đã kết thúc điều tra đối với hai nhà hoạt động Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển sau hơn tám tháng biệt giam. Theo hồ sơ chuyển lên Viện Kiểm sát thành phố thì hai nhà hoạt động sẽ bị truy tố theo Khoản 1 của Điều 88 Bộ luật Hình sự “tuyên truyền chống Nhà nước.” Nếu bị kết tội, hai người có thể phải đối mặt với mức án từ ba đến 12 năm tù giam.
Dường như chính quyền Việt Nam sẽ kéo dài thời gian điều tra vụ án bắt giữ 9 thành viên của Hội Anh em Dân chủ them 4 tháng nữa, vợ của mục sư Nguyễn Trung Tôn cho biết. Gần đây, chính quyền tỉnh Thanh Hoá đang dọn đường dư luận về việc này, bà nói.
Ngày 22/11, Ngoại trưởng Thuỵ Điển Margot Wallström đã tiếp xúc với một số nhà hoạt động khi bà viếng thăm thù đô Hà Nội.
===== 20/11 =====
15 tổ chức XHDS lên án việc bắt cóc 3 nhà hoạt động
Mười lăm tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và hàng chục cá nhân vừa ký tên vào một bức thư ngỏ lên án việc chính quyền Hà Nội bắt cóc và câu lưu ba nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A, và Bùi Thị Minh Hằng vào ngày 16 tháng 11 vừa qua.
Bức thư ngỏ được công bố vài ngày sau khi công an thành phố Hà Nội đã bắt cóc ba nhà hoạt động vào trưa ngày 16/11, ngay sau khi họ gặp một phái đoàn của Liên minh Châu Âu (EU).
Trong suốt thời gian bị câu lưu, ba nhà hoạt động bị cách ly với bên ngoài và không có bất cứ sự trợ giúp pháp lý nào. Cả ba nhà hoạt động lần lượt được trả tự do từ buổi chiều cho tới nửa đêm cùng ngày.
Bức thư ngỏ cực lực phản đối và lên án hành động bắt cóc của chính quyền Hà Nội. Các tổ chức dân sự hầu hết có trụ sở tại Việt Nam xác định rằng, những hành động như thế này hoàn toàn trái pháp luật hiện hành của Việt Nam và trái với các công ước cũng như cam kết quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Theo 15 tổ chức ký tên, đây là một mối đe doạ trực tiếp và đặc biệt nghiêm trọng đối với sự phát triển bình thường của không chỉ các tổ chức xã hội dân sự, mà còn của toàn xã hội.
Trong số các tổ chức ký tên trong bức thư, có Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, Hội Bầu bí Tương thân, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Green Trees, Con đường Việt Nam và Diễn đàn Xã hội Dân sự.
Toàn văn tuyên bố: Tuyên bố của các tổ chức XHDS về việc bắt cóc và câu lưu Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A và Bùi Thị Minh Hằng
——————–
Hai nhà hoạt động Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển sắp bị truy tố
Công an Hà Nội đã kết thúc điều tra đối với hai nhà hoạt động Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát thành phố với đề nghị truy tố họ theo khoản 1 Điều 88 của Bộ luật Hình sự – “tuyên truyền chống Nhànước.”
Hai nhà hoạt động bị bắt vào đầu tháng 3 tại phòng trọ ở Hà Nội. Nếu bị kết tội, hai người phải đối mặt với án tù giam từ ba đến 12 năm.
Hai nhà hoạt động bị cho là phát tán nhiều videoclips chỉ trích chính quyền Việt Nam và nhiều lãnh đạo, kể cả Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam hiện nay.
Những live streams của hai ông thu hút hàng triệu người xem vì nói lên nhiều thực trạng đáng buồn của đất nước.
===== 21/11 =====
Cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng lại bị đe doạ
Cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng lại bị mật vụ Hà Nội đe doạ khi bà cùng một số nhà hoạt động khác gặp gỡ với viên chức ngoại giao nước ngoài ở một khách sạn ở thủ đô.
Ngày 21/11, bà Hằng cùng ông Nguyễn Tường Thuỵ, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Vũ Bình, thành viên Phong trào Chấn hưng Nước Việt Phan Văn Bách, thủ lĩnh phong trào dân oan Dương Nội Trịnh Bá Phương và cô Trang, vợ cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội, đã gặp gỡ với đại diện ngoại giao từ một số sứ quán ở Hà Nội tại khách sạn Fortune trên đường Nguyễn Chí Thanh.
Sau cuộc gặp, khi chuẩn bị ra về, các nhà hoạt động thấy khách sạn bị bao vây bởi rất nhiều mật vụ. Để an toàn, các nhà ngoại giao đã phải hộ tống các nhà hoạt động tới một điạ điểm an toàn.
Bà Hằng nói bà và ông Thuỵ được xe của gia đình đến đón nhưng đã phải đi lòng vòng Hà Nội mới có thể cắt đuôi được mật vụ.
===== 22/11 =====
Ngoại trưởng Thuỵ Điển găpj gỡ giới bất đồng chính kiến tại Hà Nội
Ngày 22/11, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Thuỵ Điển Margot Wallström đã gặp gỡ giới bất đồng chính kiến bao gồm cựu tù nhân lương tâm Lê Công Định và Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Chí Tuyến từ Phong trào No-U, Nguyễn Anh Tuấn từ Phong trào Cây Xanh và ca sỹ Mai Khôi.
Trong cuộc gặp, các nhà hoạt động đã nói lên tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam.
Ngoại trưởng Thuỵ Điển cho biết chính phủ của bà sẽ đề cao vấn đề nhân quyền và giá trị dân chủ trong quan hệ song phương với Việt Nam.
Trong cùng ngày, bà ngoại trưởng đã gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh.
===== 24/11 =====
Nhà hoạt động Nguyễn Văn Điển được tiếp xúc với luật sư sau tám tháng giam giữ
Sáng ngày 24/11, luật sư Hà Huy Sơn đã gặp nhà hoạt động Nguyễn Văn Điển tại Trại Tạm giam số 01 Hà Nội.
Đây là buổi gặp đầu tiên với luật sư của anh Điển kể từ khi bị bắt giữ vào đầu tháng Ba.
Anh Điển bị bắt cùng với nhà hoạt động Vũ Quang Thuận, và cả hai bị cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Theo luật sư Sơn, anh Điển bị truy tố theo Khoản 1 của Điều 88. Nếu bị kết tội, anh có thể phải đối mặt với án tù từ ba năm đến 12 năm, theo luật hiện hành.
Luật sư Sơn cho biết khách hàng của ông có sức khoẻ và tinh thần tốt.
================
Bản tin tuần được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản tin Anh ngữ tại đây
November 26, 2017
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 48 từ ngày 20 đến 26/11/2017: Nhiều tổ chức XHDS phản đối vụ bắt cóc ba nhà hoạt động
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 26/11/2017
16 tổ chức XHDS, bao gồm cả Người Bảo vệ Nhân quyền, và hàng chục cá nhân đã cùng ký tên vào một thư ngỏ lên án việc bắt cóc ba nhà hoạt động Tiến sỹ Nguyễn Quang A, cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng, và nhà báo Đoan Trang.
Bức thư được công bố vài ngày sau vụ bắt giữ vào ngày 16/11 ngay sau cuộc gặp của bốn nhà hoạt động với một phái đoàn của EU trước thềm Đối thoại Nhân quyền song phương hàng năm. Trong bức thư, các tổ chức ký tên liệt hành động bắt cóc và tra khảo của công an Hà Nội là những hành động vi phạm pháp luật và cần phải bị chấm dứt.
Lực lượng an ninh của thành phố Hà Nội tiếp tục đàn áp cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng khi bà tiếp xúc với một số quan chức ngoại giao nước ngoài.
Ngày 21/11, bà Hằng cùng một số nhà hoạt động khác có một buổi gặp mặt với đại diện ngoại giao của một số sứ quán nước ngoài tại Hà Nội để thông tin về tình hình nhân quyền và xã hội ở Việt Nam. Sau buổi gặp mặt, cả nhóm đã bị an ninh mặc thường phục đe doạ, buộc các vị khách nước ngoài phải can thiệp và đưa các nhà hoạt động tới địa điểm an toàn.
Vụ việc trên là một trong nhiều sách nhiễu mà chính quyền Hà Nội nhằm vào bà Hằng và nhiều nhà hoạt động khác. Trong thời gian nửa tháng, bà bị công an Hà Nội bắt cóc hai lần, và bị tra khảo ở đồn công an. Ngoài ra, bà còn bị truy đuổi bởi mật vụ trong thời gian Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng thăm Hà Nội.
Công an Hà Nội đã kết thúc điều tra đối với hai nhà hoạt động Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển sau hơn tám tháng biệt giam. Theo hồ sơ chuyển lên Viện Kiểm sát thành phố thì hai nhà hoạt động sẽ bị truy tố theo Khoản 1 của Điều 88 Bộ luật Hình sự “tuyên truyền chống Nhà nước.” Nếu bị kết tội, hai người có thể phải đối mặt với mức án từ ba đến 12 năm tù giam.
Dường như chính quyền Việt Nam sẽ kéo dài thời gian điều tra vụ án bắt giữ 9 thành viên của Hội Anh em Dân chủ them 4 tháng nữa, vợ của mục sư Nguyễn Trung Tôn cho biết. Gần đây, chính quyền tỉnh Thanh Hoá đang dọn đường dư luận về việc này, bà nói.
Ngày 22/11, Ngoại trưởng Thuỵ Điển Margot Wallström đã tiếp xúc với một số nhà hoạt động khi bà viếng thăm thù đô Hà Nội.
===== 20/11 =====
15 tổ chức XHDS lên án việc bắt cóc 3 nhà hoạt động
Mười lăm tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và hàng chục cá nhân vừa ký tên vào một bức thư ngỏ lên án việc chính quyền Hà Nội bắt cóc và câu lưu ba nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A, và Bùi Thị Minh Hằng vào ngày 16 tháng 11 vừa qua.
Bức thư ngỏ được công bố vài ngày sau khi công an thành phố Hà Nội đã bắt cóc ba nhà hoạt động vào trưa ngày 16/11, ngay sau khi họ gặp một phái đoàn của Liên minh Châu Âu (EU).
Trong suốt thời gian bị câu lưu, ba nhà hoạt động bị cách ly với bên ngoài và không có bất cứ sự trợ giúp pháp lý nào. Cả ba nhà hoạt động lần lượt được trả tự do từ buổi chiều cho tới nửa đêm cùng ngày.
Bức thư ngỏ cực lực phản đối và lên án hành động bắt cóc của chính quyền Hà Nội. Các tổ chức dân sự hầu hết có trụ sở tại Việt Nam xác định rằng, những hành động như thế này hoàn toàn trái pháp luật hiện hành của Việt Nam và trái với các công ước cũng như cam kết quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Theo 15 tổ chức ký tên, đây là một mối đe doạ trực tiếp và đặc biệt nghiêm trọng đối với sự phát triển bình thường của không chỉ các tổ chức xã hội dân sự, mà còn của toàn xã hội.
Trong số các tổ chức ký tên trong bức thư, có Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, Hội Bầu bí Tương thân, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Green Trees, Con đường Việt Nam và Diễn đàn Xã hội Dân sự.
Toàn văn tuyên bố: Tuyên bố của các tổ chức XHDS về việc bắt cóc và câu lưu Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A và Bùi Thị Minh Hằng
——————–
Hai nhà hoạt động Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển sắp bị truy tố
Công an Hà Nội đã kết thúc điều tra đối với hai nhà hoạt động Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát thành phố với đề nghị truy tố họ theo khoản 1 Điều 88 của Bộ luật Hình sự – “tuyên truyền chống Nhànước.”
Hai nhà hoạt động bị bắt vào đầu tháng 3 tại phòng trọ ở Hà Nội. Nếu bị kết tội, hai người phải đối mặt với án tù giam từ ba đến 12 năm.
Hai nhà hoạt động bị cho là phát tán nhiều videoclips chỉ trích chính quyền Việt Nam và nhiều lãnh đạo, kể cả Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam hiện nay.
Những live streams của hai ông thu hút hàng triệu người xem vì nói lên nhiều thực trạng đáng buồn của đất nước.
===== 21/11 =====
Cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng lại bị đe doạ
Cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng lại bị mật vụ Hà Nội đe doạ khi bà cùng một số nhà hoạt động khác gặp gỡ với viên chức ngoại giao nước ngoài ở một khách sạn ở thủ đô.
Ngày 21/11, bà Hằng cùng ông Nguyễn Tường Thuỵ, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Vũ Bình, thành viên Phong trào Chấn hưng Nước Việt Phan Văn Bách, thủ lĩnh phong trào dân oan Dương Nội Trịnh Bá Phương và cô Trang, vợ cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội, đã gặp gỡ với đại diện ngoại giao từ một số sứ quán ở Hà Nội tại khách sạn Fortune trên đường Nguyễn Chí Thanh.
Sau cuộc gặp, khi chuẩn bị ra về, các nhà hoạt động thấy khách sạn bị bao vây bởi rất nhiều mật vụ. Để an toàn, các nhà ngoại giao đã phải hộ tống các nhà hoạt động tới một điạ điểm an toàn.
Bà Hằng nói bà và ông Thuỵ được xe của gia đình đến đón nhưng đã phải đi lòng vòng Hà Nội mới có thể cắt đuôi được mật vụ.
===== 22/11 =====
Ngoại trưởng Thuỵ Điển găpj gỡ giới bất đồng chính kiến tại Hà Nội
Ngày 22/11, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Thuỵ Điển Margot Wallström đã gặp gỡ giới bất đồng chính kiến bao gồm cựu tù nhân lương tâm Lê Công Định và Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Chí Tuyến từ Phong trào No-U, Nguyễn Anh Tuấn từ Phong trào Cây Xanh và ca sỹ Mai Khôi.
Trong cuộc gặp, các nhà hoạt động đã nói lên tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam.
Ngoại trưởng Thuỵ Điển cho biết chính phủ của bà sẽ đề cao vấn đề nhân quyền và giá trị dân chủ trong quan hệ song phương với Việt Nam.
Trong cùng ngày, bà ngoại trưởng đã gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh.
===== 24/11 =====
Nhà hoạt động Nguyễn Văn Điển được tiếp xúc với luật sư sau tám tháng giam giữ
Sáng ngày 24/11, luật sư Hà Huy Sơn đã gặp nhà hoạt động Nguyễn Văn Điển tại Trại Tạm giam số 01 Hà Nội.
Đây là buổi gặp đầu tiên với luật sư của anh Điển kể từ khi bị bắt giữ vào đầu tháng Ba.
Anh Điển bị bắt cùng với nhà hoạt động Vũ Quang Thuận, và cả hai bị cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Theo luật sư Sơn, anh Điển bị truy tố theo Khoản 1 của Điều 88. Nếu bị kết tội, anh có thể phải đối mặt với án tù từ ba năm đến 12 năm, theo luật hiện hành.
Luật sư Sơn cho biết khách hàng của ông có sức khoẻ và tinh thần tốt.
================
Bản tin tuần được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản tin Anh ngữ tại đây