Người Bảo vệ Nhân quyền
Ngày 17/11/2017, tổ chức Front Line Defenders có trụ sở ở Dublin (Ireland) đã ra tuyên bố về vụ nhà cầm quyền Việt Nam sách nhiễu ba nhà hoạt động nhân quyền Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà báo Phạm Đoan Trang và cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng trong những ngày gần đây.
Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi ba nhà hoạt động bị bắt giữ và thẩm vấn nhiều giờ bởi lực lượng an ninh ngay sau cuộc gặp với Phái đoàn của Liên minh châu Âu (EU) tại Hà Nội để thảo luận về vấn đề nhân quyền trước cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt Nam- EU dự kiến vào ngày 01/12/2017.
Trong tuyên bố đăng trên website của tổ chức, Front Line Defenders kêu gọi chính quyền Việt Nam:
- Chấm dứt ngay lập tức tất cả các hình thức giám sát và sách nhiễu đối với ba nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn Quang A, vì những hành động này không chỉ lien quan đến các hoạt động nhân quyền của ba nhà hoạt động mà còn vi phạm trực tiếp quyền của họ.
- Ngay lập tức trả lại điện thoại và máy tính xách tay thu giữ từ Phạm Đoan Trang vì những tài sản này không là tang vật trong hoạt động tội phạm nào.
- Không đàn áp các nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam và đảm bảo trong mọi trường hợp họ có thể thực hiện các hoạt động nhân quyền hợp pháp của họ mà không sợ trả thù và không có bất kỳ hạn chế nào kể cả quấy rối tư pháp.
Như nhiều phương tiện thông tin đã đưa, lực lượng an ninh Việt Nam đã bắt giữ ba nhà hoạt động vào trưa ngày 16/11 tại địa điểm gần trụ sở của Phái đoàn Liên minh EU tại Hà Nội. Trước đó, ba nhà hoạt động cùng blogger Nguyễn Chí Tuyến đã gặp gỡ phái đoàn và trình bày tình trạng vi phạm nhân quyền và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.
Sau khi bắt cóc ba nhà hoạt động, an ninh Việt Nam đưa họ về ba nơi khác nhau để thẩm vấn mà không có sự hiện diện của luật sư để bảo vệ họ. Bùi Thị Minh Hăng và tiến sỹ Nguyễn Quang A được trả tự do vào chiều tối cùng ngày còn Phạm Đoan Trang bị giữ đến nửa đêm. An ninh đưa cô về nhà riêng tại Hà Nội và tiếp tục giám sát, giam lỏng cô.
Phạm Đoan Trang là một nhà bảo vệ nhân quyền, blogger và nhà báo. Cô là người sáng lập ra luật pháp trực tuyến và tạp chí nhân quyền Luật Kha tạp chí và là một thành viên của ban biên tập của trang The Vietnamese nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về chính trị và nhân quyền ở Việt Nam. Cô cũng đã từng làm việc cho các cơ quan truyền thông lớn của Việt Nam như VnExpress, VietNamNet, Tuần Việt Nam, và website tiếng Anh Vietnam Right Now. Năm 2012, sau khi bị bắt và thẩm vấn, cô đã xuất bản bản ghi âm cuộc thẩm vấn đối với mình và buộc phải tạm thời rời khỏi đất nước. Côà trở về Việt Nam vào tháng 1 năm 2015.
Bùi Thị Minh Hằng là người bảo vệ quyền con người, blogger và người giám sát các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Cô cũng ủng hộ tự do tôn giáo và đã cung cấp hỗ trợ cho các nạn nhân của nhiều vụ thu hồi đất đai. Năm 2011, Bùi Thị Minh Hằng bị bắt và đưa vào “trại phục hồi nhân phẩm” trong sáu tháng do hoạt động của bà. Bà được trả tự do, vào tháng 6 năm 2012 nhưng lại bị bắt lần nữa vào tháng 2 năm 2014 trên đường htăm cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển. Tháng 8 năm 2014, bà bị kết án 3 năm tù vì “gây rối trật tự công cộng”. Cô được trả tự do vào tháng 2 năm 2017.
Nguyễn Quang A là một nhà bảo vệ nhân quyền và là một thành viên nổi bật của xã hội dân sự ở Việt Nam. Trong năm 2007, ông cùng một số trí thức khác sáng lập Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), một tổ chức tư vấn độc lập, phi lợi nhuận, , thường xuyên tham vấn các chính sách cho chính phủ trước khi bị giải thể. Vào năm 2013, ông sáng lập Diễn đàn Xã hội Dân sự để phản ứng lại với Nghị định 72, một văn bản của Chính phủ Việt Nam nhằm hạn chế biểu đạt trực tuyến. Diễn đàn này, trong số các hoạt động khác, đã tổ chức các cuộc biểu tình chống lại những thiệt hại về môi trường và thúc đẩy sự tham gia của các ứng cử viên độc lập vào các cuộc bầu cử Quốc hội. Gần đây, ông Nguyễn Quang Á đã có nhiều tiếng nói về ô nhiễm môi trường ở ven biển miền Trung do xả thải của Formosa, một thảm hoạ môi trường làm cho hàng chục nghìn người dân ở miền Trung không còn sinh kế.
Vụ bắt cóc ba nhà hoạt động là một trong nhiều vụ sách nhiễu của chính quyền Việt Nam đối với giới hoạt động. Nhà chức trách Việt Nam thường xuyên ngăn cản những người hoạt động gặp gỡ với quan chức quốc tế.
Trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng vào những ngày 06-10/11, và chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Hà Nội ngay sau đó, nhiều nhà hoạt động nhân quyền và dân sự bị quản thúc tại gia. Nhiều trong số họ bị sách nhiễu bởi lực lượng an ninh mặc thường phục.
November 20, 2017
Front Lines Defenders kêu gọi Việt Nam chấm dứt sách nhiễu 3 nhà hoạt động nhân quyền
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Người Bảo vệ Nhân quyền
Ngày 17/11/2017, tổ chức Front Line Defenders có trụ sở ở Dublin (Ireland) đã ra tuyên bố về vụ nhà cầm quyền Việt Nam sách nhiễu ba nhà hoạt động nhân quyền Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà báo Phạm Đoan Trang và cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng trong những ngày gần đây.
Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi ba nhà hoạt động bị bắt giữ và thẩm vấn nhiều giờ bởi lực lượng an ninh ngay sau cuộc gặp với Phái đoàn của Liên minh châu Âu (EU) tại Hà Nội để thảo luận về vấn đề nhân quyền trước cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt Nam- EU dự kiến vào ngày 01/12/2017.
Trong tuyên bố đăng trên website của tổ chức, Front Line Defenders kêu gọi chính quyền Việt Nam:
Như nhiều phương tiện thông tin đã đưa, lực lượng an ninh Việt Nam đã bắt giữ ba nhà hoạt động vào trưa ngày 16/11 tại địa điểm gần trụ sở của Phái đoàn Liên minh EU tại Hà Nội. Trước đó, ba nhà hoạt động cùng blogger Nguyễn Chí Tuyến đã gặp gỡ phái đoàn và trình bày tình trạng vi phạm nhân quyền và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.
Sau khi bắt cóc ba nhà hoạt động, an ninh Việt Nam đưa họ về ba nơi khác nhau để thẩm vấn mà không có sự hiện diện của luật sư để bảo vệ họ. Bùi Thị Minh Hăng và tiến sỹ Nguyễn Quang A được trả tự do vào chiều tối cùng ngày còn Phạm Đoan Trang bị giữ đến nửa đêm. An ninh đưa cô về nhà riêng tại Hà Nội và tiếp tục giám sát, giam lỏng cô.
Phạm Đoan Trang là một nhà bảo vệ nhân quyền, blogger và nhà báo. Cô là người sáng lập ra luật pháp trực tuyến và tạp chí nhân quyền Luật Kha tạp chí và là một thành viên của ban biên tập của trang The Vietnamese nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về chính trị và nhân quyền ở Việt Nam. Cô cũng đã từng làm việc cho các cơ quan truyền thông lớn của Việt Nam như VnExpress, VietNamNet, Tuần Việt Nam, và website tiếng Anh Vietnam Right Now. Năm 2012, sau khi bị bắt và thẩm vấn, cô đã xuất bản bản ghi âm cuộc thẩm vấn đối với mình và buộc phải tạm thời rời khỏi đất nước. Côà trở về Việt Nam vào tháng 1 năm 2015.
Bùi Thị Minh Hằng là người bảo vệ quyền con người, blogger và người giám sát các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Cô cũng ủng hộ tự do tôn giáo và đã cung cấp hỗ trợ cho các nạn nhân của nhiều vụ thu hồi đất đai. Năm 2011, Bùi Thị Minh Hằng bị bắt và đưa vào “trại phục hồi nhân phẩm” trong sáu tháng do hoạt động của bà. Bà được trả tự do, vào tháng 6 năm 2012 nhưng lại bị bắt lần nữa vào tháng 2 năm 2014 trên đường htăm cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển. Tháng 8 năm 2014, bà bị kết án 3 năm tù vì “gây rối trật tự công cộng”. Cô được trả tự do vào tháng 2 năm 2017.
Nguyễn Quang A là một nhà bảo vệ nhân quyền và là một thành viên nổi bật của xã hội dân sự ở Việt Nam. Trong năm 2007, ông cùng một số trí thức khác sáng lập Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), một tổ chức tư vấn độc lập, phi lợi nhuận, , thường xuyên tham vấn các chính sách cho chính phủ trước khi bị giải thể. Vào năm 2013, ông sáng lập Diễn đàn Xã hội Dân sự để phản ứng lại với Nghị định 72, một văn bản của Chính phủ Việt Nam nhằm hạn chế biểu đạt trực tuyến. Diễn đàn này, trong số các hoạt động khác, đã tổ chức các cuộc biểu tình chống lại những thiệt hại về môi trường và thúc đẩy sự tham gia của các ứng cử viên độc lập vào các cuộc bầu cử Quốc hội. Gần đây, ông Nguyễn Quang Á đã có nhiều tiếng nói về ô nhiễm môi trường ở ven biển miền Trung do xả thải của Formosa, một thảm hoạ môi trường làm cho hàng chục nghìn người dân ở miền Trung không còn sinh kế.
Vụ bắt cóc ba nhà hoạt động là một trong nhiều vụ sách nhiễu của chính quyền Việt Nam đối với giới hoạt động. Nhà chức trách Việt Nam thường xuyên ngăn cản những người hoạt động gặp gỡ với quan chức quốc tế.
Trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng vào những ngày 06-10/11, và chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Hà Nội ngay sau đó, nhiều nhà hoạt động nhân quyền và dân sự bị quản thúc tại gia. Nhiều trong số họ bị sách nhiễu bởi lực lượng an ninh mặc thường phục.